Giá trị của Phật giáo và Nho giáo

Một phần của tài liệu Phật giáo và nho giáo thời trần nhìn từ triết học so sánh (Trang 45 - 54)

Chương 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÍNH CHẤT, GIÁ TRỊ, VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHO GIÁO THỜI TRẦN

1.2. Tính chất, giá trị, vai trò của Phật giáo và Nho giáo thời Trần

1.2.2. Giá trị của Phật giáo và Nho giáo

Với tinh thần khoan dung rộng lượng, nhập thế thì Phật giáo đã có một sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều lập nên những chiến công lừng lẫy đưa nước ta vào thời kỳ phồn vinh thịnh trị. Trong lịch sử truyền thống vẻ vang đó, đời Trần đã đánh bại đội quân xâm lược Nguyên Mông giữ vững quốc gia độc lập từ

thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XIV, trong giai đoạn này tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo đóng góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung của dân tộc.

Nho giáo đã thể hiện là một học thuyết triết học chính trị, đạo đức có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng của giai cấp phong kiến Việt Nam không chỉ thời Trần mà còn ảnh hưởng tới các triều đại sau này. Thời kỳ này Nho giáo là công cụ của quyền lực nhà nước phong kiến với bản chất chính trị gắn liền với những vấn đề nhà nước và xã hội, Nho giáo thời Trần đã tạo ra một bộ máy điều hành có hiệu quả trong bối cảnh đất nước đang bị xâm lăng.

Nho giáo đã cung cấp cho giai cấp phong kiến thống trị của nước ta lúc đương thời một hệ thống lý thuyết và cả những bài học kinh nghiệm về đạo trị nước, trước hết là về mặt tổ chức và quản lý xã hội. Nho giáo đã thõa mãn được một yêu cầu bức bách của sự phát triển xã hội Việt Nam thời Trần, đó là yêu cầu củng cố chế độ phong kiến và xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền mạnh mẽ.

Trần Thái Tông đã vạch rõ sinh hoạt chính trị và xã hội hiện thực lúc bấy giờ không phải chịu sự ảnh hưởng của Phật giáo mà chính Nho giáo mới có sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Trần Thái Tông đã viết “Cái phương tiện để mở rộng lòng mê muội, cái đường lối soi rõ sống chết chính là đại giáo của đức Phật, giữ cán cân để làm mức cho hậu thế, nên khuôn phép cho tương lai là trách nhiệm của tiên thánh vậy” [60, 222]. Qua đó chúng ta thấy ông vua nhà Trần đã nêu bật quan điểm cho rằng Phật giáo là để giải thoát con người. Và nhấn mạnh ở Nho giáo là cái đạo trị nước, đường lối tu, tề và những quy tắc đạo đức để chấn chỉnh xã hội hiện thực theo lý tưởng của Nho giáo. Không những vua mà các bậc Nho sĩ thời kỳ này như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Lê Văn Hưu, ... đều phát triển quan điểm của họ về các mặt chính trị xã hội và đạo đức làm cho sinh hoạt tư tưởng thời Trần phong phú, đa dạng. Lê Văn Hưu có viết về cái đức sáng của Nhà vua “Đất

Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục, mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), Đất Ngô Hôi không có Thái Bá thì không mạnh được làm vương bá, Đại Thuấn là người Đông Di mà là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế;

Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế thì biết người giỏi trị nước không cứ gì đất rộng hay hẹp, người Hoa hay người Di, chỉ xem đức mà thôi” [60, 222-223].

Trước hết, tư tưởng Phật giáo và Nho giáo thời Trần mang tới cho nền văn hóa Đại Việt một sự phong phú, đa dạng. Tư tưởng Phật giáo giai đoạn này đã tô điểm cho văn hóa dân tộc thêm đậm đà và sâu sắc, góp phần tạo nên sắc thái mới trong văn hóa và đạo đức. Với những đặc điểm của Phật giáo thời Trần thì giai đoạn này Phật giáo đã có một cơ sở xã hội vững chắc để phát triển. Tư tưởng Phật giáo đã đi vào cuộc sống thông qua chủ trương chính sách do những ông vua - thiền sư đề ra đã làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội phong kiến giảm đi rất nhiều. Do đó, đã tạo ra một xã hội yên bình mọi người sống hướng thiện, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần tạo nên chiến thắng trước kẻ thù và cùng nhau xây dựng đất nước.

Tư tưởng Phật giáo thời Trần đã góp phần đáng kể tạo nên những giá trị văn hóa Đại Việt, mang tinh thần độc lập dân tộc sâu sắc và tính sáng tạo tuyệt vời. Một xã hội mà ông vua vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là nhà lãnh đạo tinh thần. Họ là những nhà chính trị xuất chúng với những phẩm chất đạo đức mẫu mực. Từ vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông đã biết dùng kiến thức Phật học để phục vụ cho mục đích chính trị và sự giải thoát của con người. Sự dung hợp giữa nền chính trị quốc gia với tinh thần Phật giáo đã tạo ra một sự tương tác chi phối lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Điều đó đã chứng tỏ Phật giáo như một lực lượng lãnh đạo toàn dân về mặt tinh thần.

Tư tưởng thiền học thời Trần trước hết đó là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng truyền thống của thiền tông Việt Nam, là sự phản ánh chiều sâu của văn hóa nghệ thuật nước ta. Sự phát triển đó được thể hiện trong tư tưởng thiền của Trần Nhân Tông, trên sơ sở của khái niệm “Tâm” được hình thành từ các thế hệ trước, ông đã chú trọng vào trạng thái, hình tướng của cái “Tâm”, cụ thể hóa nó, làm cho nó phong phú thêm, dễ hiểu hơn. Cái

“Tâm” được Trần Nhân Tông diễn đạt bình dân, gần gũi với đời thường nhằm mục đích đưa tư tưởng Phật giáo vào trong nhân dân. Phong cách diễn đạt thiền ở thời Trần Nhân Tông có những nét độc đáo riêng biệt, đọc các bài thơ của ông chúng ta thấy được sự trong trẻo, bình dị, rất gần gủi với ngôn ngữ, tính cách con người Việt Nam, vì vậy mà nó dễ đi vào lòng người. Đối với cuộc sống này Trần Nhân Tông khuyên mọi người hãy sống cho hết mình, đừng để thời gian trôi qua một cách vô ích:

“Thân như hơi thở trong mũi khi hô hấp,

Cuộc đời như đám mây bay theo gió ngoài núi xa Chim quyên kêu rã rã bao ngày tháng

Chớ để luống qua mùa xuân một cách tầm thường” [ 13, 121].

Trần Nhân Tông cho rằng cần chấp nhận sinh tử như một lẽ đương nhiên, không nên chạy trốn sinh tử mà hãy đối diện với nó. Theo đó sự giác ngộ phải được thực hiện ngay trong vòng sinh tử, người thiền gia phải sống hết mình để thực hiện giải thoát ngay khi còn sống và đắc đạo ngay giữa đời thường. Với những đóng góp của mình Trần Nhân Tông đã xây dựng thiền phái Trúc Lâm mang tính dân tộc sâu sắc, tạo điều kiện cho thiền phái Trúc Lâm phát triển về mọi mặt

Phật giáo đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra một sự đoàn kết, tương thân tương ái trong dân chúng cũng như trong cung đình. Lòng từ bi tính hiếu sinh và tinh thần bình đẳng của một vị thiền sư đã giúp vua Trần giải

quyết êm đẹp những vấn đề gay cấn xảy ra trong hoàng tộc. Khác với những tôn ty trật tự của Nho giáo, chủ thuyết của Phật giáo đã đóng góp rất lớn vào hạn chế và xóa đi phần nào ranh giới đẳng cấp của xã hội đầu thời Trần. Với các ông vua trong thời Trần thì chủ thuyết của họ không phải là khẩu hiệu mà đã được họ thực hiện một cách tích cực thông qua tinh thần nhập thế.

Phật giáo đã tạo ra tình cảm hiền hòa, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong dân chúng và ngay cả trong triều đình nơi mà thường hay xảy ra những tranh chấp, kéo bè kết cánh để lật đổ nhau ảnh hưởng tới vận mệnh của đất nước. Chính lòng từ bi, tính hiếu sinh và tinh thần bình đẳng của một vị thiền sư đã giúp các vua Trần giải quyết êm đẹp những vấn đề gay cấn xảy ra trong hoàng tộc. Chuyện của Hoàng Cự Đà, Trần Liễu hay chuyện của Trần Khánh Dư đã minh chứng cho tư tưởng từ bi, khoan dung độ lượng của Phật giáo giai đoạn này.

Thứ hai, Phật giáo và Nho giáo mang tính nhân văn sâu sắc, bởi vì tư tưởng đó luôn hướng tới con người. Bên cạnh kiến giải bản thể luận của thế giới thì vai trò và vị trí của con người được các nhà thiền học giai đoạn này đề cập tới rất sâu, từ Trần Thái Tông cho đến Huyền Quang thì con người luôn luôn chiếm vị trí trung tâm trong tư tưởng của họ. Triết học của Trần Thái Tông khuyên con người nói thì phải thẳng thắn, công bằng, không xuyên tạc lắt léo. Không nói kẻ hay người dở, phải sống ngay thẳng không làm điều ác bởi vì “lưới trời lồng lộng, làm điều lành thì thoát, làm điều ác thì vướng; phép nước mênh mông, làm vì công được yên, làm vì tư phạm lỗi” [44, 333]. Trong cuộc sống hàng ngày con người là vốn quý nhất và để thực hiện thành người tốt trước hết con người ta phải trì giới. Phật giáo thời Trần gắn liền với những bậc thầy về thiền học nhưng mục đích của thiền không phải là để trở thành Phật mà thiền là một trong những phương pháp để trở thành người tốt. Giai đoạn này của lịch sử dân tộc việc đạo gắn với

việc đời, chính các vị vua thời Trần vẫn cầm quân ra trận đánh giặc, đó cũng chính là tinh thần nhập thế sâu sắc của Phật giáo thời Trần, tất cả những điều đó đều vì con người, đều hướng tới con người.

Con người là trung tâm của mọi thời đại lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo thời Trần, con người được xem là trung tâm phản ánh của tư tưởng Phật giáo. Chính vì thế nên những vấn đề từ nguồn gốc của con người, bản tính của con người, nỗi khổ của con người, ... và đi đến việc giải thoát con người đều được triết học Phật giáo thời Trần đề cập tới. Trần Nhân Tông ngoài việc thành lập thiền phái Trúc Lâm, thành lập Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất trong cả nước, ông còn: “Tự mình sống đạo đức, lại hô hào tuyên truyền dân chúng khắp nơi sống theo nếp sống “Thập thiện” của Phật giáo.

Trần Nhân Tông thật sự muốn xây dựng một xã hội Việt Nam lấy Phật giáo làm nền tảng” [78, 109].

Nho giáo cũng mang giá trị nhân văn sâu sắc, bởi vì tư tưởng của Nho giáo luôn hướng tới con người. Nho giáo từ trước cho tới nay đều tập trung vào phản ánh con người, lấy con người là trung tâm trong nội dung học thuyết của mình. Trong giai đoạn giữa thời Trần khi mà Nho giáo đang phát triển và tiến lên giành lấy ưu thế tuyệt đối trong kiến trúc thượng tầng của xã hội thì giá trị nhân văn của Nho giáo được thể hiện một cách sâu sắc. Nho giáo đã giáo dục con người phải theo những khuôn phép tôn ti trật tự nhất định, đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang phải chống chọi với thế lực xâm lược cực kỳ hùng mạnh.

Trong thời kỳ nhà Trần Nho giáo đã đưa ra những quan điểm nhằm mục đích giáo dục con người một cách sâu rộng phù hợp với cục diện xây dựng và bảo vệ đất nước. Chiều sâu của tư tưởng đó là gây ảnh hưởng lâu dài đối với con người về mặt đạo đức. Nho giáo đã được thử thách hàng trăm năm ở Trung Quốc và thực tế lịch sử cho thấy cái làm cho nó ảnh

hưởng lâu dài và sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam chính là ở chỗ nó đã đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ trung ương tập quyền, góp phần ổn định đời sống xã hội và cũng cố trật tự phong kiến theo Tam cương, Ngũ thường. Các nhà Nho với tư tưởng tu, tề, trị, bình; trung quân ái quốc và với những quy tắc của Nho giáo để chấn chỉnh xã hội. Những tư tưởng đó bên cạnh giúp cho chế độ phong kiến tồn tại thì nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với giáo hóa đạo đức con người. Khi nhân dân đã hấp thụ được những tư tưởng nhân văn của Nho giáo thì biến thành sức mạnh để phục vụ công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thứ ba, tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo phản ánh tư duy triết học Việt Nam, giai đoạn này Phật giáo và Nho giáo thời Trần đã đóng góp những tư tưởng về mặt triết học có giá trị lịch sử rất lớn. Các vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan đều được trình bày trên cơ sở kế thừa thời kỳ trước đó cũng như có những bổ sung mới góp phần tạo nên nét đặc sắc của tư tưởng. Tất cả các vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan đều được Phật giáo và Nho giáo đề cập tới, dưới những góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều phản ánh những vấn đề gần gũi với con người, với đặc điểm của văn hóa tư tưởng Việt Nam.

Tư tưởng chủ đạo của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, những vấn đề về chính trị, xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm lý luận về dựng nước, đánh giặc giữ nước, dân giàu nước mạnh. Yêu nước trong tư tưởng Nho giáo và Phật giáo chính là ý thức trách nhiệm với giống nòi, với cộng đồng dân tộc. Điều đó được thể hiện thông qua tinh thần quốc gia của Trần Thủ Độ, khi Thủ Độ tới chân núi Yên Tử, mới cố thuyết phục nhà vua rằng: “Tôi chịu lời ủy thác của đấng tiên quân (tức Trần Thừa cha đẻ vua Thái Tông), phụng nhà vua lên ngôi chủ thần dân, nhân dân mong đợi vào nhà vua như đàn con đỏ mong đợi vào cha mẹ chúng. Huống chi ngày nay,

những vị cố lão trong triều đều là thân thích, những hàng sĩ thứ trong nước ai nấy vui vẻ phục tòng. Cho đến đứa trẻ bảy tuổi cũng biết nhà vui là cha là mẹ dân. Vả lại Thái Tổ vừa mới bỏ quy tiên, hòn đất trên mồ chưa khô, lời nói bên tai còn văng vẳng, thế mà nhà vua tìm cách lánh vào núi ở ẩn để cầu thỏa chí mình. Cứ như tôi nghĩ, Bệ hạ vì thế tu sửa cho mình còn được, nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? So ra để lại tiếng suông cho đời sau, chi bằng lấy thân mình dẫn đường đi trước cho thiên hạ? Nhà vua nếu không nghĩ lại, bọn tôi xin cùng người trong nước chết cả ngay tại đây, quyết không về” [56, 49]. Đó là cả một triết lý hành động của Trần Thủ Độ, rất thực tiễn, đây là năng lực tinh thần của Thủ Độ tất cả vì quốc gia, tinh thần đó đã quyết định chiều hướng chính trị, xã hội cho nhà Trần.

Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thể hiện được tinh thần yêu nước thiết tha và trên hết là ông đã đặt tinh thần quốc gia lên trên chữ hiếu.

Quốc Tuấn đã phân biệt công tư rõ ràng, xem nghĩa vụ của đối với nhà nước, lòng ái quốc lên trên nghĩa vụ đối với nhà, tức chữ hiếu, nên không thi hành lời di chúc của cha lúc hấp hối: “Mày không vì ta mà lấy được thiên hạ ta có nằm dưới đất cũng không sao nhắm mắt được” [56, 435]. Phải là người có tinh thần ái quốc sâu rộng mới có thể nhỏ nước mắt để dứt khoát như thế.

Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai, quan quân ta đánh nhau thất bại, bấy giờ vua mời Quốc Tuấn đến hỏi về việc xin hàng, ông đã khẳng khái: “Bệ hạ nói lời ấy, thật là lời nói của bậc nhân, nhưng còn tôn miếu xã tắc thì sao? Thần xin trước hết hãy chém đầu thần đi trước đã rồi sau hãy hàng giặc. Đầu của thần còn trên cổ, xã tắc hãy còn, xin Bệ hạ đừng lo, thần đã có kế hoạch phá được giặc” [56, 436]. Như vậy, Quốc Tuấn quan niệm dân tộc là một giá trị thiêng liêng, do tôn miếu xã tắc tượng trưng còn trường cửu hơn là sinh mệnh nhất thời của muôn dân cho nên ông mới có thái độ khẳng khái như vậy.

Trần Nhân Tông chính là linh hồn của hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông năm 1286, 1288. Ông không những là người lãnh đạo, tổ chức mà còn là nguồn động viên cho hai cuộc kháng chiến vĩ đại này.

Không chỉ là nhà quân sự ngoại giao, ông còn là nhà chính trị có tầm mắt nhìn xa trông rộng, biết hòa quyện chính trị với tư tưởng để phục vụ mục đích dựng nước và giữ nước. Nhà Trần xây dựng nhà nước dựa trên nguyên tắc “Quốc dĩ dân vi bản”. Các ông vua nhà Trần bên cạnh nghiên cứu nội điển của Phật giáo, đã suy ngẫm về những tư tưởng của Khổng Mạnh, chọn người giỏi Nho học vào cung giúp việc. Các vị vua nhà Trần đã không áp dụng một cách máy móc quan điểm của Nho học Trung Quốc mà tiếp biến một cách độc đáo trong quá trình trị vì đất nước. Với mong muốn đất nước được thái bình thịnh trị các vị vua Trần đã lấy câu “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” làm phương châm lãnh đạo đất nước. Nhà Trần đã tạo ra được mối quan hệ giữa nhà nước với dân chúng như quan hệ giữa cha mẹ với con cái, thể hiện lòng yêu nước thương dân vô hạn của các bậc đấng vương. Điều này được thể hiện trong câu nói của Trần Minh Tông: “Trẫm là cha mẹ dân, nếu thấy dân lầm than thì phải cứu ngay, há nên so đo khó dễ lợi hại” [23, 550]. Đã là “Cha mẹ của dân” thì phải quan tâm lo lắng cho dân, phải thường xuyên ra ngoài chơi, để nghe tiếng nói của dân và xem xét lòng dân mà biết tình trạng khó khăn của dân như vua Trần Anh Tông và Trần Nhân Tông đã từng làm, chứ không thể mãi say đắm trong cung vàng điện ngọc để mặc dân đói khổ. Trên nền tảng của truyền thống yêu nước thương dân, tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo cũng đã mang lại cho vua quan nhà Trần một tinh thần thân dân sâu sắc.

Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn rằng: “Nhà Trần xử với tộc thuộc hòa vui không hiềm nghi gì, trong đạo vua tôi ở với nhau như người nhà khi vô sự thì thơ từ xướng họa, vui vẻ hết đường, khi hữu sự thì đồng lòng giúp sức,

Một phần của tài liệu Phật giáo và nho giáo thời trần nhìn từ triết học so sánh (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)