XÉT THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Một phần của tài liệu Tai lieu nghiep vu su pham (Trang 30 - 46)

Công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục nhằm tạo động lực động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, năng động, lao động sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành giáo dục

Tiêu chuẩn một số danh hiêu thi đua - Tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

+ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

+Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Danh hiệu Lao động tiên tiến được xét tặng hàng năm, mỗi năm xét tặng một lần vào thời điểm kết thúc năm học hoặc năm dương lịch tùy theo đối tượng.

- Tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở

+ Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Lao động tiên tiến;

+ Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động được Hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá và công nhận.

Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng hàng năm, mỗi năm xét tặng một lần vào thời điểm kết thúc năm học hoặc năm dương lịch tùy theo đối tượng.

- Tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

+ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;

+ Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc:

+ Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

+ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;

+ Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến

+ Có cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thành phần Hội đồng thi đua - khen thưởng - Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng đơn vị;

- Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Công đoàn đơn vị (nếu số thành viên Hội đồng từ 15 người trở lên có thêm một phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ trưởng đơn vị);

- Các uỷ viên là các trưởng bộ phận, đại diện cấp uỷ, đoàn thể và các uỷ viên khác do Thủ trưởng đơn vị quyết định trên nguyên tắc số lượng toàn thể thành viên Hội đồng phải là số lẻ;

- Uỷ viên kiêm thư ký: cán bộ phụ trách công tác thi đua-khen thưởng của đơn vị.

1. Các bước thực hiện

- Đầu năm học, cá nhân đăng ký danh hiệu thi đua.

- HT ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng.

- Cuối năm học, cá nhân tự nhận xét, đánh giá, xếp loại thông qua tổ, bộ phận chuyên môn. Viết sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nếu đăng ký danh hiệu từ Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên.

- HT ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học (nếu có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật).

- Hội đồng khoa học triển khai tiêu chuẩn, cách đánh giá, cho điểm cho các thành viên và tiến hành đánh giá, xếp loại. Chuyển kết quả sang cho Hội đồng thi đua khen thưởng.

- Hội đồng thi đua khen thưởng họp bình xét và xếp loại.

- Hội đồng thi đua khen thưởng công bố kết quả trong phiên họp toàn thể.

- HT ra quyết định khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng nếu ngoài thẩm quyền.

- HT lưu trữ kết quả thi đua-khen thưởng vào hồ sơ CB-VC và chỉ đạo cán bộ phụ trách cập nhật vào chương trình quản lý nhân sự.

2. Sơ đồ quy trình

3. Chú ý:

Cá nhân được đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác trong công việc kê khai, báo cáo thành tích đề nghị các cấp xét khen thưởng.

Nếu gian dối trong việc kê khai, báo cáo thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng, bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm. Thủ trưởng đơn vị cơ sở còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm.

4. Văn bản tham khảo:

- Luật Thi đua - khen thưởng: 15/2003/QH11, 47/2005/QH11.

- Các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng.

9.KIỂM TRA NỘI BỘ

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.

Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:

- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của các thành viên, bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.

Đối tượng chủ yếu của kiểm tra nội bộ trường học là: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài chính, kết quả dạy học và giáo dục.

Nội dung kiểm tra nội bộ trường học bao gồm:

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên;

- Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn;

- Kiểm tra cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường;

- Kiểm tra hoạt động của bộ phận thư viện, thiết bị;

- Kiểm tra công tác bán trú (nếu có);

- Kiểm tra tài chính;

- Kiểm tra hoạt động của bộ phận văn thư hành chính;

- Kiểm tra hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh;

- Tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng.

Phương pháp kiểm tra

Những phương pháp kiểm tra phổ biến: quan sát, phân tích tài liệu, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, trao đổi, nghe báo cáo, kiểm tra (miệng, viết), tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể.

1. Các bước thực hiện kiểm tra nội bộ.

- Căn cứ nhiệm vụ năm học và hướng dẫn của cấp trên, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.

- Họp liên tịch thông qua kế hoạch kiểm tra.

- Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng.

- Ban kiểm tra tiến hành kiểm tra (đột xuất, định kỳ):

+ Thu thập thông tin về đối tượng kiểm tra theo các nội dung trong quyết định kiểm tra (toàn diện, chuyên đề).

+ Kiểm tra theo nội dung ghi trong quyết định kiểm tra bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Có thể kiểm tra toàn bộ hoặc lựa chọn ngẫu nhiên trong số lượng của đối tượng kiểm tra.

+ Kiểm tra bằng phương pháp đã ghi trong quyết định: quan sát, phân tích tài liệu, trao đổi với các bộ phận/tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tham dự hoạt động giáo dục để thu thập thông tin,…

+ Hoàn thiện hồ sơ kiểm tra.

+ Báo cáo hiệu trưởng kết quả kiểm tra.

- Hiệu trưởng xem xét kết quả kiểm tra, xác minh lại khi cần thiết, sau đó ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra/bộ phận/tổ chức và đơn vị.

- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện xử lý sau kiểm tra.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

- Việc kiểm tra nội bộ cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản: chính xác, khách quan; có hiệu quả; thường xuyên, kịp thời; công khai.

- Lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ kiểm tra, biên bản kiểm tra cần ghi đầy đủ, cụ thể.

- Theo dõi việc xử lý sau kiểm tra.

10.XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN, QUY ĐỊNH KIỂM TRA NỘI BỘ

Muốn kiểm tra, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà so sánh, đo lường đánh giá hoạt động của con người và các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị… Chẳng hạn chuẩn đánh giá trường học, chuẩn đánh giá giáo viên, chuẩn đánh giá học sinh, chuẩn đánh giá tiết dạy,…

Tiêu chuẩn bao gồm hai yếu tố: định tính và định lượng. Những cơ sở để xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường học:

- Hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp qui, hướng dẫn, chế độ chính sách có liên quan:

- Kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn,…

- Đặc điểm tình hình của từng trường.

1. Các bước thực hiện.

- HT dự thảo chuẩn căn cứ vào cơ sở pháp lý hiện hành.

- HT thảo luận với các bộ phận/cá nhân liên quan.

- HT điều chỉnh dự thảo.

- HT thông qua liên tịch dự thảo chuẩn. (vai trò công đoàn rất quan trọng) - HT quyết định ban hành chuẩn.

- Ban kiểm tra áp dụng tiêu chuẩn trong thực tế kiểm tra. Nếu có phát hiện chỉ số đánh giá nào không phù hợp, phản ánh lại cho HT để điều chỉnh, bổ sung.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

- Việc áp dụng chuẩn trong kiểm tra tùy thuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất của kiểm tra viên.

- Người kiểm tra phải nắm vững chuẩn kiểm tra và đối tượng kiểm tra cũng phải nắm được chuẩn đó để tự kiểm tra.

- Phải tuân thủ theo chuẩn đã quy định chung trong ngành.

4. Văn bản tham khảo:

- Luật giáo dục và điều lệ/quy chế; thanh tra toàn diện nhà trường, hoạt động sư phạm của giáo viên (tham khảo quy trình a.2.16).

- Đánh giá xếp loại: 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC, 06/2006/QĐ-BNV, 10227/PTTH, 3040/BGD&ĐT-TCCB, 5875/BGDĐT-TCCB.

- Về chuẩn nghề nghiệp giáo viên: 02/2008/QĐ-BGDĐT, 14/2007/QĐ- BGDĐT,

- Về chuẩn nghiệp vụ viên chức: 414/TCCP-VC, 444/TCCP-VC , 98/2000/QĐ-BTC, 428/QĐ,

- Về tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục: 04/2008/QĐ-BGDĐT, 12/2009/TT-BGDĐT, 80/2008/QĐ-BGDĐT, 83/2008/QĐ-BGDĐT, 4304/BGDĐT-KTKĐCLGD.

11.CÔNG KHAI TÀI CHÍNH Nội dung công khai:

1. Công khai phân bổ dự toán ngân sách hàng năm:

- Công khai dự toán một số nội dung chi chủ yếu: Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Việc công khai các nội dung chi khác do thủ trưởng đơn vị quy định.

2. Công khai quyết toán ngân sách nhà nước:

- Công khai quyết toán một số nội dung chi chủ yếu: Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi sửa chữa lớn TSCĐ, chi hội nghị. Việc công khai quyết toán các nội dung chi khác do thủ trưởng đơn vị quy định.

3. Công khai các việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân:

4. Công khai kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ:

Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ công bố công khai dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp có thẩm quyền giao và nguồn kinh phí khác:

5. Công khai việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của tổ chức, cá

nhân (nếu có);

6. Công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị

kiểm toán (nếu có)

1. Các bước thực hiện.

- HT chỉ đạo kế toán chuẩn bị các nội dung công khai theo quy định.

- Kế toán lập các báo cáo công khai.

- HT duyệt ký và cho công bố.

- Văn phòng niêm yết các kết quả công khai và công bố trên trang tin điện tử (nếu có)

- Kế toán báo cáo nội dung công khai trong các phiên họp toàn thể.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

- Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (thời gian niêm yết ít nhất là 90 ngày, kể từ ngày niêm yết); đồng thời công bố trong hội nghị cán bộ, công chức của đơn vị.

- Việc công khai chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Văn bản tham khảo: 09/2009/TT-BGDĐT, công khai tài chính cơ sở công lập, cơ sở giáo dục dân lập và tư thục, kết quả kiểm toán.

12.KIỂM TRA TÀI CHÍNH

Các nguyên tắc kiểm tra tài chính

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: xem xét việc quản lý tài chính có thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật hay không.

- Nguyên tắc chính xác – khách quan – công khai: kiểm tra công tác tài chính có đảm bảo tính chính xác không; người kiểm tra phải có quan điểm đứng đắn, có kiến thức, năng lực xem xét phân tích, có trình độ nghiệp vụ về quản lý tài chính; công khai nội dung kiểm tra, tiếp xúc công khai với mọi cá nhân có liên quan, công khai kết quả kiểm tra…

- Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả: công tác kiểm tra tài chính phải có khả năng tác động đến việc cải tiến công tác quản lý tài chính, phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót vi phạm, vạch ra được các khả năng tìm tàng để nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính.

Nội dung kiểm tra tài chính trong nhà trường - Kiểm tra các chứng tư và sổ sách kế toán.

- Kiểm tra các báo cáo tài chính.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách.

1. Các bước thực hiện.

- HT có kế hoạch kiểm tra tài chính khi xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo thâng, quý hoặc đột xuất.

- HT lập tổ/ban kiểm tra tài chính có sự tham gia của Ban thanh tra nhân dân.

- Bộ phận kiểm tra thực hiện theo kế hoạch quy chế tự kiểm tra tài chính.

- Bộ phận kiểm tra lập báo cáo, kết luận và kiến nghị.

- HT xem xét quyết định, thực hiện công khai kết quả kiểm tra.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

4. Văn bản tham khảo: về tự kiểm tra tài chính: 67/2004/QĐ-BTC, 32/2006/QĐ-BTC, 64/2006/QĐ-BTC, 33/2007/QĐ-BTC.

13.KIỂM KÊ TÀI SẢN

Bảng kê tài sản được thực hiện trong phân hệ quản lý tài chính tài sản của hệ thống V-EMIS. Các trường hợp thực hiện công tác kiểm kê tài sản gồm:

- Thay đổi thủ trưởng đơn vị, bộ phận;

- Chuyển đổi loại hình đơn vị;

- Tài sản thu hồi, điều chuyển giữa các đơn vị sự nghiệp, giữa các đơn vị sự nghiệp với các cơ quan khác được thực hiện kiểm kê về số lượng theo thực tế, giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán tại thời điểm có quyết định thu hồi, điều chuyển và là căn cứ để hạch toán tăng, giảm tài sản;

- Hạch toán tài sản;

- Cuối năm tài chính hoặc tổng kiểm kê tài sản theo chỉ thị của Chính phủ.

1. Các bước thực hiện.

- HT lập Hội đồng kiểm kê và các tổ kiểm kê. Triển khai mục đích yêu cầu và nghiệp vụ kiểm kê.

- Tổ kiểm kê sinh hoạt nghiệp vụ kiểm kê cho các thành viên, lập hồ sơ kiểm kê và tiến hành kiểm kê.

- Tổ kiểm kê lập biên bản kiểm kê (mẫu ban hành kèm theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC) và gửi hồ sơ cho hội đồng kiểm kê.

- Hội đồng kiểm kê hạch toán lại:

+ Giá trị đất, giá trị tài sản (cố định hữu hình, vô hình,..)

+ Xử lý hoặc đề nghị các tình huống thừa, thiếu tài sản, thanh lý tài sản, điều chuyển tài sản, tổng kết giá trị (hạch toán hao mòn/khấu hao), cập nhật dữ

liệu tài sản.

- HT ký các hồ sơ để lưu trữ.

- HT lập hồ sơ kiến nghị gửi cơ quan cấp trên giải quyết.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

- Các tài sản của dự án viện trợ, tài sản có nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

- Tài sản hư hỏng đã sửa chữa hoàn chỉnh.

- Giá trị đất thay đổi theo bảng giá tại thời điểm kiểm kê.

4. Văn bản tham khảo: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, 52/2009/NĐ-CP, 13/2006/NĐ-CP, 29/2006/TT-BTC, 165/1998/TT-BTC, 69/1999/TT-BTC, 13/LB-TT, 203/2009/TT-BTC, 32/2008/QĐ-BTC, 09/2007/QĐ-TTg, 140/2008/QĐ-TTg, 83/2007/TT-BTC, 175/2009/TT-BTC, 245/2009/TT-BTC.

14.KIỂM TRA CƠ SỞ VẬT CHẤT Nội dung kiểm tra cơ sở vật chất:

a. Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường

b. Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ (nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng)

c. Kiểm tra thiết bị dạy học, thư viện.

Các phương pháp kiểm tra chủ yếu là: quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý và sử dụng thiết bị dạy học cũng như trao đổi với cán bộ phụ trách, giáo viên, học sinh...

1. Các bước thực hiện.

- HT lập ban kiểm tra hoặc tự kiểm tra.

- HT/Tổ chuẩn bị nội dung kiểm tra.

- HT/Tổ kiểm tra theo phương pháp đã chọn.

- HT/Tổ lập biên bản kiểm tra và có kết luận.

- HT/Tổ xử lý sau kiểm tra.

2. Chú ý:

3. Văn bản tham khảo: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, 52/2009/NĐ-CP.

15.PHÂN CÔNG GVCN VÀ GIẢNG DẠY

Phân công giảng dạy phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Phân công giáo viên trước hết phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm kặp người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu, đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

Phân công công tác giảng dạy và chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiệu trưởng cần đề ra các biện pháp thích hợp và xây dựng qui trình phân công thể hiện được sự dân chủ trong nhà trường.

Các hình thức phân công:

- Chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm.

- Dạy mỗi năm một khối lớp.

- Mỗi năm dạy nhiều khối lớp.

Tiêu chuẩn phân công:

Chuẩn phân công dựa trên nội dung sau:

- Yêu cầu của việc dạy.

Một phần của tài liệu Tai lieu nghiep vu su pham (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w