SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

Một phần của tài liệu Tai lieu nghiep vu su pham (Trang 46 - 53)

Hàng tháng, HT (hoặc phó hiệu trưởng) họp các tổ trưởng chuyên môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường và kế hoạch của các tổ chuyên môn. Đồng thời yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trong phạm vi tổ quản lý. HT cũng phải thường xuyên sắp xếp thời gian tham dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để theo dõi chỉ đạo kịp thời.

1. Các bước thực hiện.

- Xác định mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt; cấp sinh hoạt (trường/tổ/nhóm)

- Phân công chủ trì/thư ký buổi sinh hoạt - TT chuẩn bị các nội dung sinh hoạt sau:

+ Những vấn đề mới và khó trong chương trình, thống nhất những vấn đề trọng tâm;

+ Việc thực hiện chương trình ở tổ;

+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của chương và từng bài;

+ Phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi phương pháp;

+ Tài liệu tham khảo, làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường;

+ Kiểm tra việc soạn bài của giáo viên, phiếu báo giảng của giáo viên, kế hoạch dự giờ của tổ.

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

- TT cùng giáo viên trao đổi, thảo luận các nội dung sinh hoạt đã chuẩn bị - Thống nhất các nội dung đã trao đổi, thảo luận.

2. Chú ý:

- Việc thực hiện đúng – đủ chương trình.

- Phổ biến kế hoạch chuyên môn tuần tới.

3. Văn bản tham khảo: Điều lệ nhà trường, các công văn hướng dẫn chuyên môn của phòng/sở đối với ngành học tương ứng.

19.KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Kiểm tra hoạt động của tổ, khối chuyên môn giúp cho hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể.

Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, khối chuyên môn giáo viên:

- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn …

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm

- Kiểm tra chất lượng dạy – học của tổ nhóm chuyên môn (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra, đánh giá học sinh, tác dụng, uy tín của tổ, nhóm chuyên môn trong trường…)

- Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, họp tổ, nhóm …

- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ - Kiểm tra công tác giáo dục NGLL: phụ đạo, ngoại khóa, thực hành, bồi dưỡng học sinh giỏi …

Các phương pháp kiểm tra:

Có thể sử dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp quan sát:

Dự giờ theo các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ thao giảng; Dự giờ theo các lớp song song; Dự sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn;

Dự các hoạt động chuyên đề.

b. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Xem xét, phân tích các loại hồ sơ, tài liệu lưu trữ của từng giáo viên; các biên bản hội họp, thao giảng của tổ khối chuyên môn; các bài soạn soạn chung theo tổ nhóm.

c. Phương pháp tác động trực tiếp đối tượng:

Trao đổi mạn đàm với tập thể hoặc cá nhân (tổ trưởng và giáo viên); Điều tra thăm dò qua học sinh, cha mẹ học sinh; Gặp gỡ ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Các bước thực hiện.

- Căn cứ vào yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của tổ chuyên môn.

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học.

- Theo dõi kế hoạch hoạt động/lịch sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Kiểm tra hồ sơ của tổ chuyên môn

- Kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn

+ Công tác dự giờ thăm lớp, thực tập, thao giảng...

+ Công tác kiểm tra giáo viên + Công tác bồi dưỡng giáo viên

+ Công tác tổ chức chuyên đề của tổ chuyên môn

+ Công tác giáo dục toàn diện, bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu, HS khuyết tật…

- Xây dựng khung báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền - Thực hiện chế độ báo cáo, thông tin hai chiều.

- Xử lý sau kiểm tra.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

Lưu ý đến chế độ sinh hoạt và chất lượng các hoạt động chuyên môn.

4. Văn bản tham khảo: Điều lệ nhà trường, các công văn hướng dẫn chuyên môn của phòng/sở đối với ngành học tương ứng, 43/2006/TT-BGD&ĐT.

20.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường

Nội dung cơ bản của bản kế hoạch chuyên môn

- Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy học

- Qui mô phát triển trường lớp (so sánh với chỉ tiêu được giao) - Mục tiêu của hoạt động dạy học trong một năm học.

- Nhiệm vụ trọng tâm.

- Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lý.

- Chương trình hoạt động chuyên môn hàng tháng

Thời gian Nội dung hoạt động

Người phụ trách và người thực hiện

Biện pháp Yêu cầu

cần đạt Nhận xét đánh giá

Ghi chú (Sửa đổi hoặc điều chỉnh)

HT có thể phân công cho PHT xây dựng KH chuyên môn.

1. Các bước thực hiện.

Bước 1: Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm.

Bước 2: Phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới.

Bước 3: Viết dự thảo kế hoạch.

Bước 4: Tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo kế hoạch.

Bước 5: Hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng duyệt kế hoạch.

2. Sơ đồ quy trình.

3. Chú ý:

Phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, yêu cầu nâng cao chất lượng, không gây áp lực nặng nề.

4. Văn bản tham khảo: Chương trình giáo dục, Phân phối chương trình, Bồi dưỡng nghiệp vụ.

21. DỰ GIỜ HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN

Dự giờ là phương pháp đặc trưng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Có thể dự giờ dưới nhiều hình thức: báo trước, không báo trước, dự các lớp song song, dự liên tục cả buổi, dự giờ theo chuyên đề…

1. Các bước thực hiện.

Qui trình dự giờ được diễn ra theo trình tự 5 bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị dự giờ:

- Xác định mục đích, nội dung dự giờ, thời gian dự giờ;

- Tổ chức lực lượng kiểm tra (nếu cần);

- Nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, thanh tra lần trước;

- Nghiên cứu nội dung bài dạy của giáo viên; mục đích yêu cầu của bài, kiến thức trọng tâm, kỹ năng cần hình thành cho học sinh; các đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết…

- Xem xét trình độ học sinh;

- Phác thảo nội dung quan sát;

- Xác định nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp (nếu cần);

- Chuẩn bị các biểu mẫu;

- Thông báo cho giáo viên.

Bước 2. Quan sát giờ dạy trên lớp:

- Quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy;

- Ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học;

- Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy.

Bước 3. Phân tích giờ dạy của giáo viên:

- Căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy, xác định mức độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên;

- Phân tích kết quả học tập của học sinh;

- Dự kiến nội dung cuộc trao đổi: sắp xếp các vấn đề cần trao đổi với giáo viên, chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi;

- Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiến bộ.

Trong phân tích giờ dạy cần có sự hội ý, thống nhất giữa những người cùng dự giờ.

Bước 4. Trao đổi với giáo viên:

- Tạo cảm giác an toàn đối với giáo viên;

- Đề nghị giáo viên trình bày mục đích yêu cầu của bài, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã thực hiện, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện giờ dạy và tự đánh giá giờ dạy của mình;

- Nêu nhận xét ưu nhược điểm của giờ dạy, hiệu quả của giờ dạy;

- Cùng giáo viên tìm phương án nâng cao chất lượng giờ dạy;

- Nêu những lời khuyên cụ thể, sát thực, khả thi;

- Đánh giá xếp loại giờ dạy: xác định mức độ đạt được của giờ dạy, mức độ tiến bộ về trình độ tay nghề so với lần kiểm tra trước, vận dụng tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành để xếp loại giờ dạy của giáo viên theo 4 mức: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.

Bước 5. Lưu hồ sơ 2. Sơ đồ quy trình.

Một phần của tài liệu Tai lieu nghiep vu su pham (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w