Mối quan hê giữa hiêu trưởng với Ban đại diên cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Tai lieu nghiep vu su pham (Trang 62 - 65)

Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiệu trưởng có trách nhiệm chủ động phối hợp xây dựng, củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh; tổ chức sự cộng tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình học sinh. Cụ thể:

- Tổ chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm;

- Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường/cấp lớp;

- Định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động.

- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh:

+ Ghi sổ liên lạc nhà trường-gia đình. Đó là hình thức thông tin viết quan trọng.

+ Thăm gia đình học sinh nhằm tìm hiểu học sinh và qua trao đổi, bàn bạc giúp cha mẹ các em làm tốt việc giáo dục con cái.

+ Mời cha mẹ học sinh tới trường là một trong các hình thức gặp gỡ trao đổi riêng từng người. Đối với học sinh chưa ngoan hoặc có vấn đề gì đó, chỉ mời cha mẹ học sinh khi thật cần thiết. Trường hợp mời 2-3 lần mà họ không tới thì phải kết hợp với đại diện cha mẹ học sinh đến thăm họ.

Mời cha mẹ học sinh đến trường, đến lớp ở cương vị khách tham dự nhân dịp hội trường, báo cáo kết quả giảng dạy hoặc tùy theo điều kiện và khả năng của họ tham gia vào tổ chức vui chơi, học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc nên làm nhiều hơn.

+ Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm có thể gửi thư tới cha mẹ học sinh khi cần, gặp cha mẹ học sinh tại trường khi họ có yêu cầu; liên hệ bằng điện thoại để trao đổi kịp thời với cha mẹ có học sinh cá biệt.

+ Theo kế hoạch chung của trường, định kỳ tổ chức các cuộc họp cha mẹ

học sinh lớp, có thể kết hợp tổ chức tọa đàm. Nội dung họp cha mẹ học sinh lớp phải tập trung bàn sâu, bàn kỹ về biện pháp giáo dục học sinh.

Văn bản tham khảo:

a) Công đoàn: 40-LCT/HĐNN8, 133-HĐBT, 302-HĐBT, Điều lệ Công đoàn, 02/2004/TTr-TLĐ, 699/2000/QĐ-TLĐ, 01/TTr-TLĐ, 119/2004/TTLT- BTC-TLĐLĐVN, 777/2004/QĐ-TLĐ, 97/TTr-TLĐ, 1594/QĐ-TLĐ, 1375/QĐ- TLĐ, 1262/QĐ-TLĐ, 530/2006/QĐ-TLĐ, 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN- BGD&ĐT, 1675/2003/QĐ-TLĐ, 395/2002/QĐ-TLĐLĐVN.

b) Hội khuyến học Việt Nam: Điều lệ hội, 87/1997/TT-BTC, 50-CT/TW, 29/1999/CT-TTg.

c) Hội cựu giáo chức Việt Nam: 61/2004/QĐ-BNV.

d) Ban đại diện cha mẹ học sinh: 11/2008/QĐ-BGDĐT.

đ) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Điều lệ Đoàn, 70/2003/QĐ- TTg, 10/2003/NQ-BGDĐT-TWĐ.

e) Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam: Điều lệ Hội.

g) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Điều lệ Đội.

29.PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Các bước thực hiện.

- HT xây dựng kế hoạch (thường xuyên và theo chuyên đề) phổ biến giáo dục pháp luật căn cứ vào KH chỉ đạo của ngành.

- Chuẩn bị các điều kiện: sưu tầm tư liệu, báo cáo viên, kinh phí, bổ sung tủ sách pháp luật,…

- Tổ chức triển khai giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức:

+ Lồng ghép vào môn học giáo dục công dân. Đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng tăng thực hành, phát huy tính tích cực của người học;

+ Xây dựng trang web phổ biến, giáo dục pháp luật trên website của nhà trường;

+ Phát hành bản tin pháp luật

+ Cung cấp các tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cho giáo viên;

+ Khuyến khích tra cứu tủ sách pháp luật;

+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật;

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu;

+ Phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, - Cập nhật thông tin pháp luật thường xuyên: văn bản mới, văn bản hết hiệu lực.

- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút khinh nghiệm.

2. Sơ đồ quy trình.

Một phần của tài liệu Tai lieu nghiep vu su pham (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w