Trường đạt chuẩn quốc gia được chia làm mức độ 1 và mức độ 2 ở mầm non và tiểu học, cấp trung học không chia theo mức.
Thời hạn công nhận là 5 năm. Tất cả các cấp trường đều do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận. Trong thời hạn 5 năm, việc kiểm tra định kỳ và kiểm tra công nhận lại thực hiện theo quy định hiện hành. Nếu xét thấy trường trung học đã được công nhận đạt chuẩn nhưng không giữ vững và phát huy được kết quả thì Phòng/ Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với cấp có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi quyết định và Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia.
5 tiêu chuẩn cần đạt (nếu theo mức thì yêu cầu tiêu chuẩn có khác nhau) 1. Tổ chức nhà trường;
2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
3. Chất lượng giáo dục;
4. Cơ sở vật chất và thiết bị;
5. Công tác xã hội hóa giáo dục.
Nội dung kiểm tra, đánh giá
1. Nghe báo cáo chung của nhà trường theo các tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hoặc mức độ 2.
2. Kiểm tra theo các tiêu chuẩn thông qua các công việc:
a) Kiểm tra các hồ sơ, sổ sách;
b) Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện của nhà trường;
c) Thu thập ý kiến của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài trường về nhà trường, hoạt động của nhà trường và những vấn đề khác có liên quan, nếu thấy cần thiết;
d) Dự giờ, khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh;
e) Có biên bản đối chiếu khảo sát chất lượng học sinh bằng hình thức trắc nghiệm của nhà trường với kết quả khảo sát kiểm tra của đoàn kiểm tra.
3. Lập biên bản kiểm tra, đánh giá nhà trường về từng tiêu chuẩn và kết luận tổng hợp các tiêu chuẩn.
Quy trình kiểm tra, xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Cơ sở giáo dục trung học cơ sở
Bước 1. Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn và , xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng GDĐT chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia của các trường trung học cơ sở và xem xét, xác nhận, xin ý kiến chuẩn y của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Các bước 2, 3, 4 còn lại thực hiện như cơ sở giáo dục trung học phổ thông.
Cơ sở giáo dục trung học phổ thông:
Bước 1. Sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ trường trung học và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Bước 3. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định tại Chương II của Quy chế này và kết quả tự kiểm tra của nhà trường.
Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh.
Bước 4. Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
Sau mỗi đợt xét công nhận, các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản với những cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia về các tiêu chuẩn cụ thể để cơ sở giáo dục có hướng phấn đấu trong năm học sau.
Hồ sơ đề nghị công nhận
Hồ sơ công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia gồm:
1. Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Báo cáo thực hiện 5 tiêu chuẩn quy định (06/2010/TT-BGDĐT), kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.
3. Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.
Quy trình tổ chức công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia 1. Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn hiện hành.
a) Đối với trường trung học cơ sở: sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, xác nhận, xin ý kiến chuẩn y của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Đối với trường trung học phổ thông : sau khi tự kiểm tra, xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học: thực hiện quy trình đối với từng loại hình trường. Nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ trường trung học và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
Đoàn kiểm tra
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
1. Thành phần: Có tối thiểu 09 ủy viên, gồm:
- Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo làm trưởng đoàn.
- Đại diện Ban thường vụ Công đoàn ngành giáo dục đào tạo.
- Mời đại diện một số cơ quan có liên quan gồm: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Hiệu trưởng một số trường trung học phổ thông, trung học cơ sở khác.
- Trưởng phòng Giáo dục trung học làm thư ký.
2. Nhiệm vụ :
- Nội dung kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng trường căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.
- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, các loại sổ quản lý của nhà trường theo quy định.
- Lập biên bản về kết quả kiểm tra.
1. Các bước thực hiện.
- HT xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- HT tham mưu UBND xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ đạo.
- HT tham mưu, phối hợp với chi ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng thực hiện.
- HT tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân về vai trò của công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Nắm vững các tiêu chuẩn, tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.
- HT chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Sơ/tổng kết công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và báo cáo kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia lên cấp trên.
2. Chú ý:
- Nắm vững các tiêu chuẩn, tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia để chỉ đạo.
- Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn, là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và của toàn xã hội.
35. XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC 1. Các bước thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thành lập Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tham mưu, phối hợp với đảng ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng thực hiện.
- Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban chỉ đạo và cho tất cả cán bộ, giáo viên.
- Tổ chức học tập Quán triệt và ký cam kết thực hiện các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Trên cơ sở những nội dung của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, bộ phận để thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiện của các cá nhân, bộ phận.
- Sơ/tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, rút kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo tốt hơn.
- Báo cáo kết quả thực hiện phong trào lên cấp trên.
Chú ý:
Phấn đấu 3 đủ (học sinh có đủ sách vở, đủ ăn, đủ mặc), 1 có (gia đình có chỗ học hợp lý cho con em), 3 biết (gia đình biết chính sách của nhà nước đối với học sinh vùng khó khăn; học sinh lớp 9, lớp 12 biết điều kiện để đi học tiếp ở cấp cao hơn; học sinh THPT biết nhu cầu lao động ở địa phương
2. Chú ý:
Hiểu được bản chất của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nó không nhất thiết phụ thuộc vào quy mô trường lớp đó.
Việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một quá trình liên tục, thương xuyên và lâu dài.
3. Văn bản tham khảo: 40/2008/CT-BGDĐT, 307/KH-BGDĐT, 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN, 250/CTr/BGDĐT-HLHPNVN- HKHVN, 10297/BGDĐT-VP, 1741/BGDĐT-GDTrH, 3650/BGDĐT-CTHSSV 36.CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HT cần thực hiên tốt một số công tác sau:
1. Triển khai các hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Không để giáo viên phải “đơn độc”
trong việc đổi mới PPDH.
2. Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm.
3. Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của học sinh về PPDH của thầy cô giáo với tinh thần xây dựng.
4. Quá trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác của bản thân giáo viên và là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
5. Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổi mới PPDH ở các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH.
Trách nhiêm của các đối tượng trong nhà trường về đổi mới PPDH:
a) Trách nhiệm của giáo viên
Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
a.1. Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH.
a.2. Biết những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn.
a.3. Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...).
a.4. Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao).
a.5. Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn.
a.6. Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.
b) Trách nhiệm của tổ chuyên môn
b.1. Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH.
b.2. Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
b.3. Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
c) Trách nhiệm của hiệu trưởng
c.1. Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH.
c.2. Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
c.3. Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH.
c.4. Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường.
c.5. Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
Viêc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học gồm:
- Thứ nhất: Triển khai toàn bộ các công văn chỉ đạo của ngành về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, về chuyên môn.
- Thứ hai: Thực hiện các biện pháp chuyên môn:
+ Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn đổi mới về nội dung sinh hoạt tổ, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện theo năm học, kỳ học, tháng học và tuần học.
+ Xây dựng các chuyên đề thiết thực phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
+ Chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, thúc đẩy giáo viên tích cực thăm lớp dự giờ, học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm cùng trao đổi tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn (vượt chuẩn) và các lớp tập huấn chuyên đề do ngành tổ chức.
+ Tổ chức cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá với các đơn vị bạn thông qua các đợt sinh hoạt chuyên đề cụm.
+ Chú trọng đến công tác chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong các giờ học đặc bịêt là những giờ thực hành.
+ Đổi mới về cách ra đề kiểm tra phải thể hiện một cách đa dạng các kiến thức và kỹ năng, phải khuyến khích được tích tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và đồng thời cũng phải đánh giá được chuẩn kiến thức của bộ môn.
1. Các bước thực hiện.
Trình tự các bước trong quy trình này như sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy - Tổ chức triển khai kế hoạch.
- Đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá, tổng kết.
2. Sơ đồ quy trình.
3. Chú ý:
- Đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục trong cả năm học và trong hè.
- Cần phát huy tối đa vai trò của tổ nhóm chuyên môn trong chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong đổi mới phương pháp học tập.
- Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học; tập huấn tin học và sử dụng thiết bị cho giáo viên.
4. Văn bản tham khảo:
- Các văn bản về chỉ thị nhiệm vụ năm học hiện hành, chương trình khung.
- Các văn bản về chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở, Phòng.
37.THỰC HIỆN “3 CÔNG KHAI”
1. Các nội dung thực hiện.
3 công khai trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập để người học và xã hội giám sát, đánh giá gồm:
a. Công khai chất lượng đào tạo.
b. Công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
c. Công khai thu, chi tài chính.
- HT chuẩn bị các tài liệu theo nội dung 3 công khai: chất lượng đào tạo, về cơ sở vật chất, việc sử dụng tài sản, đội ngũ giáo viên và thu chi tài chính.
- HT cùng với cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện 4 kiểm tra: phân bổ và sử dụng ngân sách, thu và sử dụng học phí, các khoản đóng góp tự nguyện, xây dựng lớp học và nhà công vụ.
2. Sơ đồ quy trình.
3. Chú ý: