CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Thí nghi ệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm nước vôi đến
2.2.3.1. Bố trí thí nghiệm
Vỏ mía thu gom về được phơi khô sau đó được xử lý với nước vôi (Ca(OH)2)1% (100g vôi bột (CaCO3)/ 10L nước).
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 10 bịch, tổng số bịch phôi là 40 bịch.
Ngâm vỏ mía trong nước vôi 1% ở những khoảng thời gian 15 phút, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ được bố trí như các nghiệm thức sau:
NT1: Ngâm nước vôi 1% trong 15 phút.
NT2: Ngâm nước vôi 1% trong 24 giờ.
NT3: Ngâm nước vôi 1% trong 48 giờ.
NT4: Ngâm nước vôi 1% trong 72 giờ.
2.2.3.2. Phương pháp thực hiện a. Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu vừa thu gom về (hình 2.1.a) và vỏ mía được phơi khô (hình 2.1.b), sau đó chặt nhỏ vỏ mía và lựa bỏ những phần than mía lân vào trong nguyên liệu.
Trích một phần mẫu đem phân tích một số thành phần hóa học của vỏ mía sau đó đem xử lý với nước vôi 1% (hình 2.3) với thời gian ngâm trong 15 phút, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ.
a. Vỏ mía tươi b. Hình vỏ mía khô
Hình 2. 1. Nguyên liệu vỏ mía.
Hình 2.2. Cắt vỏ mía
Hình 2. 3. Ngâm vỏ mía bằng nước vôi
Nước đưa vào xử lý phải là nước sạch. Lượng nước vôi ngâm phải đủ để ngập bề mặt nguyên liệu.
Nguyên liệu sau khi xử lý với nước vôi được vớt ra, chất thành đống, phủ nilon và ủ trong 1 tuần. Trong quá trình ủ cần đảo đống ủ mỗi 3 ngày một lần.
Hình 2. 4. Chất đống ủ
Hình 2. 5.Đảo đống ủ b. Phối trộn dinh dưỡng và vào bịch phôi
Sau khi nguyên liệu được xử lý, nên phối trộn nguyên liệu với các thành phần dinh dưỡng khác. Trước khi trộn dinh dưỡng cần làm ẩm nguyên liệu. Ẩm độ của nguyên liệu vào khoảng 65 – 70 %, nghĩa là nếu nắm nguyên liệu trong tay bóp thì nghuyên liệu sẽ kết khối và không có nước tràn ra kẽ tay là được.
Công thức phối trộn dinh dưỡng:
Cám gạo: 5% (w/w) Cám bắp: 3% (w/w)
SA: 0,1% (w/w)
DAP: 0,1% (w/w)
MgSO4: 0,1% (w/w)
Trộn đều dinh dưỡng vào nguyên liệu sau khi ủ, kiểm tra lại độ ẩm trước khi chuyển vào bịch. Cho nguyên liệu vào túi PE chịu nhiệt loại chứa khối lượng 500g, nén chặt vừa phải. Làm nút cổ cho túi, dùng bông gòn không thấm làm nút gòn, dùng giấy bao bên ngoài nút. Trung bình mỗi túi chứa khoảng 360 - 400g nguyên liệu. Khử trùng các bịch nguyên liệu bằng nồi hấp khử trùng với nhiệt độ 130oC trong 60 phút. Túi hấp xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men, nút bông chặt không ướt. Để nguội 24 giờ rồi tiến hành cấy giống.
Hình 2. 6. Phối trộn dinh dưỡng
Hình 2. 7. Vào bịch phôi Hình 2. 8. Làm nút cỗ và nhét bông Thao tác cấy giống cấp 2 vào bịch phôi phải thực hiện trong tủ cấy vô trùng.
Hình 2. 9. Cấy meo vào bịch phôi
- Đốt đèn cồn để đèn cồn cháy tự do trong thời gian 2 – 3 phút, ngọn lửa đèn cồn không nên để quá lớn hoặc quá nhỏ, nên cao từ 3 – 4 cm.
- Khử trùng lại các dụng cụ cấy bằng cách nhúng cồn và đốt trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn, thao tác tiến hành 2 – 3 lần và để nguội.
- Mở nút bông và giữ nút bông của lọ giống cấp 2 và bịch phôi bằng kẽ tay út và áp út, hơ miệng bịch phôi gần ngọn lửa đèn cồn, chỉ mở nút bông quanh ngọn lửa đèn cồn và ở tư thế nằm ngang, quay miệng về hướng ngọn lửa.
- Dùng kẹp lấy các hạt meo cấp 2 trong lọ giống cấp 2 và chuyển phần hạt đó sang lọ bịch phôi. Mỗi bịch từ 15 – 20 hạt meo.
- Đậy nút bông lại. Nuôi ủ tơ ở nhiệt độ phòng.
c. Nuôi ủ tơ nấm
Các bịch phôi được đưa tới nơi ủ tơ nấm. Nơi ủ tơ nấm phải thông thoáng, sạch sẽ. Không có ánh sáng chiếu trực tiếp nhưng cũng không quá tối.
Hình 2. 10.Ủ tơ nấm
Trong thời gian nuôi ủ tơ, không cần tưới nước thường xuyên do độ ẩm khi xử lý nguyên liệu trước khi vào bịch (65 – 70 %) đã đủ cho tơ nấm phát triển. Nếu tưới nhiều nước sẽ gây hiện tượng bị úng. Chỉ cần tưới nước quanh vách và dưới nền sao cho đảm bảo nhiệt độ không khí từ 20 – 30oC và độ ẩm không khí 60 – 70% thích hợp cho sợi nấm phát triển. Khi thấy tơ ăn trắng bịch thì chuyển ra nơi trồng nấm.
d. Chăm sóc và tưới đón nấm
Nơi trồng nấm khác với nơi ủ nấm do tơ nấm sau khi ăn trắng bịch cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích thay đổi môi trường để tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể. Nên sau khi tơ nấm ăn trắng bịch thì tiến hành chuyển các bịch phôi đến nơi trồng nấm. Nơi trồng nấm phải sạch sẽ, đủ ánh sáng, không bị chiếu nắng trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 30oC, độ ẩm không khí 80 –90%.
Bịch được rút nút bông, tưới nước từ 1 – 2 lần mỗi ngày, không tưới thẳng và trực tiếp vào bịch phôi mà chỉ phun sương tạo mưa nhẹ cho nước rơi từ trên xuống, tưới ướt vách, nóc vải và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết ở nơi trồng. tùy theo thời tiết mà tưới nước nhiều hay ít, nếu trời mưa ẩm ướt thì không nên tưới vì lúc này độ ẩm không khí đã đủ.
Nước tưới phải là nước sạch, nếu nước nhiễm phèn nhiễm mặn thì tai nấm sẽ bị biến dạng. Nước tưới quá nhiều dễ làm phôi bị úng và tạo điều kiện cho các loài nấm mốc phát triển.
e. Thu hái nấm
Thu hái nấm đúng tuổi, không hái nấm khi nấm còn quá non hay quá già. Nên thu khi nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình. Giai đoạn này nấm có giá trị dinh dưỡng cao, ít hư hỏng, có thể bảo quản tươi lâu hơn. Nên hái cả chùm nấm, không hái tách lẻ riêng từng tai nấm. Không nên để sót lại phần cuống nấm để tránh nhiễm các mầm bệnh.
2.2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các mẫu cấy có hệ sợi thuần khiết, tơ nấm màu trắng phát triển nhanh, mật độ hệ sợi dày, phân bố đồng đều, không bị lẫn tạp bất kì sợi nấm nào khác như nấm mốc, nấm dại hay nhiễm khuẩn, bịch phôi trở nên rắn chắc là đạt yêu cầu. Phải loại bỏ các bịch phôi bị nhiễm nấm mốc.
Đo tốc độ lan tơ kể từ khi tơ nấm bung ra và bám vào giá thể cho đến khi ăn trắng toàn bộ bịch phôi.
So sánh các nghiệm thức với nhau và nhận xét kết quả.