Thí nghi ệm 2: Khảo đặc điểm của nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (gi ống cấp 2)

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim pleurotus citrinopileatus trên giá thể vỏ mía (Trang 48 - 51)

Các mẫu cấy có hệ sợi thuần khiết, tơ nấm màu trắng phát triển nhanh, mật độ hệ sợi dày, phân bố đồng đều, không bị lẫn tạp bất kì sợi nấm nào khác như nấm mốc, nấm dại hay nhiễm khuẩn là các mẫu đạt yêu cầu làm giống cấp 2. Phải loại bỏ các mẫu cấy bị nhiễm nấm mốc.

Trên môi trường hạt hệ sợi nấm lan sâu vào khối cơ chất. Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm trên môi trường hạt rất chậm, sau khoảng 5 ngày mới thấy được độ lan sâu của hệ sợi nấm (hình 3.6 a). Sau đó, sợi nấm lan nhanh và ổn định cho đến khi đầy

chai thủy tinh. Màu sắc và mật độ tơ nấm cũng tăng dần theo thời gian. Lúc đầu, tơ nấm thưa và nhạt màu. Về sau mật độ tơ nấm tăng dần lên, hệ sợi kết cấu chặt chẽ và các sợi bện chặt với nhau tạo màu trắng đậm rõ ràng hơn so với phần tơ ở phía trên(hình 3.6c).

Hình 3. 6. Tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt

Tơ nấm vẫn tiếp tục sinh trưởng kể cả khi đã lan đầy toàn bộ chai, chủ yếu là tăng mật độ tơ nấm. Tơ nấm trong chai nấm dày hơn và màu sắc đậm dần lên (hình 3.6d).

Bảng 3. 2. Độ dài tơ nấm trên môi trường hạt (cấp 2) theo thời gian Thời gian

(ngày)

Chiều dài sợi

nấm (mm) Thời gian (ngày)

Chiều dài sợi nấm (mm)

2 1,5 8 10,8

3 5 9 11,4

4 7,8 10 11,6

5 9,8 11 11,5

6 11 12 10,4

7 11,5 13 11,2

Ghi chú: Các số liệu trong bảng 3.2 là kết quả trung bình của 5 chai giống.

a 5 à b 9 à c 11 ngày

d 15 ngày

Hình 3. 7. Sự tăng trưởng tơ nấm Hoàng kim trên môi trường hạt (cấp 2)

Quan sát đặc điểm hình thái của tơ nấm dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 40X. Sử dụng lactophenol làm tiêu bản không nguộm màu (hình 3.8a).

Nhuộm màu tơ nấm bằng thuốc nhuộm Xanh methylene làm tiêu bản nhuộm màu (hình b.8b).

a. Tiêu bản nhuộm lactophenol b. Tiêu bản nhuộm Xanh methylene b.

Sợi nấm mọc thẳng dài, phân nhánh, các sợi nhánh có bề rộng nhỏ hơn sợi trục nhưng không quá rõ ràng như sợi nấm trên thạch. Vách tế bào nhìn rõ, ít thấy được vách ngăn giữa các tế bào nấm, không thấy được nhân ở cả 2 tiêu bản (hình 4.4).

1.5 6.5 14.3 24.1

35.1 46.6

57.4 68.8

80.4 91.9

102.3 113.5

0 20 40 60 80 100 120

0 2 4 6 8 10 12 14

Thời gian (ngày) Độ dài tơ nấm

(mm)

Hình 3. 8. Tơ nấm hoàng kim trên môi trường hạt thóc (40X)

Nhận xét:

Môi trường hạt lúa được chọn làm môi trường nhân giống cấp 2 cho nấm Hoàng kim do thành phần môi trưỡng dễ kiếm, dễ thao tác và môi trường này được sử dụng để nhân giống thành công rất nhiều loại nấm ăn cũng như rất nhiều loài nấm sò khác.

Sau khi cấy giống từ môi trường thạch, sau ngày thứ nhất, sợi nấm chưa bung ra do vừa bị tổn thương và chưa thích ứng được ngay với môi trường mới.

Đến ngày thứ 2, bắt đầu thấy tơ nấm vươn ra khỏi bề mặt thạch bị cắt.

Vào ngày thứ 3, tơ nấm bắt đầu bám và xâm nhập vào môi trường mới.

Từ ngày thứ 5 trở đi tơ nấm sinh trưởng và phát triển ổn định với tốc độ lan tơ 11,0 mm/ngày.

Đến ngày thứ 15 thì tơ nấm lan toàn bộ chai thủy tinh.

Ngày thứ 25 phần tơ nấm nửa dưới chai thủy tinh có mật độ dày hơn so với phần tơ phía trên và có màu vàng nhạt do tơ nấm bắt đầu già đi. Có thể bảo quản lạnh khi tơ nấm vừa mới lan đầy chai.

Có thể thấy rõ tốc độ lan trên môi trường hạt chậm hơn môi trường thạch. Thể hiện khi so sánh bảng 3.1 và bảng 3.2 ở cùng ngày thứ 10, độ dài tơ nấm trên môi trường thạch là 92,8 mm, môi trường hạt là 80,4 mm. Có thể giải thích do môi trường thạch có nhiều chất dinh dưỡng từ dịch chiết khoai tây và các chất này ở dưới dạng đơn chất dễ hấp thụ như acid amin, đường đơn (glucose),… Hơn nhiều so với môi trường hạt (giàu tinh bột).

Có thể đem cấy bịch phôi sau 2 ngày tơ lan đầy chai, trước khi cấy giống nên trộn đều chai hạt để hạt meo được đồng đều nhau.

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim pleurotus citrinopileatus trên giá thể vỏ mía (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)