Thí nghi ệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ nước vôi ngâm đến tốc độ

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim pleurotus citrinopileatus trên giá thể vỏ mía (Trang 55 - 65)

Hình 3. 11.Tơ nấm hoàng kim phát triển trên vỏ mía được xử lý các nồng độ vôi Có thể thấy rõ sự thay đổi màu của vỏ mía từ màu xanh đen sang màu nâu sáng (hình 3.11) sau khi hệ sợi nấm lan qua. Tơ nấm thưa và nhạt màu ở phần đầu, trở nên đậm dần và dày hơn khi xuống đáy bịch.

a. NT1

b. NT2

a. NT1: Vỏ mía ngâm nước vôi 1% trong 15 phút b. NT2: Vỏ mía ngâm nước vôi 5% trong 15 phút

Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của nồng độ vôi ngâm đến chiều dài của tơ nấm hoàng kim

Ngày

Chiều dài sợi nấm

(mm) Ngày

Chiều dài sợi nấm (mm)

NT1 NT2 NT1 NT2

2 3,5 3,7 9 11,3 13,2

3 8,2 10 10 12,3 14

4 10,5 11,2 11 11,7 14,3

5 9,5 10,5 12 12 13,8

6 10,2 11,7 13 12,1 13,5

7 10,5 12,1 14 13 14,3

8 11 12,8 15 12 13,6

Hình 3. 12. Sự ảnh hưởng của nồng độ vôi đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trong các nghiệm thức

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

0 5 10 15 20

Chiều dài tơ nấm (mm)

Thời gian (ngày)

NT1 NT2

NT1: Vỏ mía ngâm nước vôi 1% trong 15 phút NT2: Vỏ mía ngâm nước vôi 5% trong 15 phút

Nhận xét:

Bảng 3.4 và hình 3.12 cho thấy:

Ngày thứ nhất sau khi cấy giống vẫn chưa có tơ nấm bung ra từ meo hạt do tơ nấm bị tổn thương trong quá trình cấy giống.

Vào ngày thứ 2, bắt đầu có tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt (hình 3.11).

Sau 4 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong.

Cả 2 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó:

- Nghiệm thức 2 (ngâm vôi 5% trong 15 phút) tơ nấm phát triển mạnh ngay khi mới thích nghi với môi trường cơ chất mới từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 với tốc độ lan tơ trung bình 11,4 mm/ngày. Tơ nấm phát triển nhanh nhất từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 với tốc độ lan tơ trung bình 13,6 mm/ngày.Tiếp theo tơ nấm lan với tốc độ 13,8 mm/ ngày cho đến ngày thứ 15. Các bịch phôi có mật độ tơ dày, trắng đậm, hệ sợi bện chặt hơn (hình 3.10a) so với các bịch phôi ở nghiệm thức 1 (hình 3.10b). Có thể giải thích do nồng độ vôi cao nên tơ nấm hấp thu lượng Ca2+

nhiều làm vách tế bào dày hơn.

- Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 (ngâm vôi 1% trong 15 phút) ổn định với tốc 12,4 mm/ngày kể từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 15. Lớp tơ màu trắng bên ngoài thưa và nhạt màu hơn so với nghiệm thức 2.

K ết quả cho thấy nghiệm thức 2 ngâm vôi 5% tơ nấm hoàng kim phát triển t ốt hơn cả.

3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ nấm hoàng kim trên giá thể vỏ mía

Có th ể thấy rõ sự thay đổi màu của vỏ mía từ màu xanh đen sang màu nâu sáng (hình 3.13) sau khi h ệ sợi nấm lan qua. Tơ nấm thưa và nhạt màu ở ph ần đầu, trở nên đậm dần và dày hơn khi xuống đáy bịch.

Hình 3. 13. Tơ nấm hoàng kim phát triển trên giá thể bổ sung các thành phần dinh dưỡng a. NT1

b. NT2 c. NT3

a. NT1: 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4

b. NT2: 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4

Bảng 3. 5.Sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến chiều dài sợi nấm hoàng kim

Ngày Chiều dài tơ nấm (mm) Ngày

Chiều dài tơ nấm (mm)

NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3

2 3,7 3,5 3,2 9 11,5 11,5 11,7

3 8,5 10,2 12,1 10 11,5 11,8 12,5

4 11 10,8 12 11 11,2 12,2 13,2

5 10,5 11,3 11,5 12 10,5 11,5 12,2

6 9,5 10,2 11,3 13 11,6 11,8 11,7

7 10,8 10 12 14 12,1 12,1 12,6

8 11,3 11,4 12,2 15 11,5 11,7 12,8

Ghi chú: các số liệu trong bảng 4.5 là kết quả trung bình của 10 bịch phôi. Ký hiệu nghiệm thức xem ở mục 2.2.5.1

Hình 3. 14. Sự ảnh hưởng của một số nguyên tố khoáng vi lượng đến tốc độ lan tơ của nấm hoàng kim

NT1: 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4

NT2: 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4

NT3: 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4 + 0,1% KH2PO4

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

0 5 10 15 20

Chiều dài sợi nấm (mm)

Thời gian (ngày)

NT1 NT2 NT3

Nhận xét

Bảng 3.5 và hình 3.14 cho thấy:

Ngày thứ nhất sau khi cấy giống vẫn chưa có tơ nấm bung ra từ meo hạt do tơ nấm bị tổn thương trong quá trình cấy giống.

Vào ngày thứ 2, bắt đầu có tơ nấm màu trắng bung ra từ mọi phía của meo hạt.

Sau 4 ngày cấy giống thì tơ nấm đã thích nghi với nguồn cơ chất mới và có chiều hướng lan sâu mạnh mẽ vào khối cơ chất. Tơ nấm lan theo chiều từ trên xuống và từ ngoài vào trong.

Cả 3 nghiệm thức tơ nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong đó:

- Tốc độ sinh trưởng của tơ nấm ở nghiệm thức 1 (bổ sung 5% cám gạo + 3%

cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% MgSO4) ổn định với tốc 12,1 mm/ngày kể từ ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 15.

- Sự sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 2 (bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4) xấp xỉ với nghiệm thức 1, đường biểu diễn của chúng lúc đầu gần như trùng nhau trên biểu đồ 3.5 và từ ngày thứ 12 trở đi tốc độ lan tơ của nghiệm thức 2 nhanh hơn nghiệm thức 1.

Tốc độ lan tơ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là 10,6 mm/ngày sau đó tăng lên 13,4 mm/ngày từ này thứ 8 cho đến ngày thứ 15.

- Tốc độ sinh trưởng và phát triển của tơ nấm ở nghiệm thức 3 (bổ sung 5%

cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4 + 0,1% MgSO4) là cao nhất trong 3 nghiệm thức. Tuy chênh lệch với 2 nghiệm thức còn lại không lớn, tốc độ lan tơ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là 11,7 mm/ngày và 11,7 mm/ngày từ này thứ 8 cho đến ngày thứ 15. Nhưng có thể thấy bổ sung kết hợp các nguyên tố khoáng Mg và K giúp tơ nấm phát triển tốt hơn. Tơ nấm vươn dài, dày và có màu trắng đậm rõ ràng so với 2 nghiệm thức còn lại.

Kết quả trên cho thấy nghiệm thức 3 bổ sung 5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1% DAP + 0,1% KH2PO4 + 0,1% MgSO4) cho kết quả tối ưu nhất.

3.6. Một số thành phần hóa học trong mẫu vỏ mía phơi khô

Hình 3. 15. Vỏ mía phơi khô

Sau khi đo độ ẩm bằng phương pháp sấy khô, đo hàm lượng lignin bằng phương pháp Klason và hàm lượng tro bằng phương pháp nung mẫu ở nhiệt độ cao ta được kết quả như biểu đồ 3.6.

Bảng 3. 6. Một số thành phần hóa học của vỏ mía phơi khô

Thành phần Hàm lượng

Lignin 47,05

Ẩm 18,16

Tro 8,56

Hàm lượng lignin trong vỏ mía chiếm cao nhất với 47,05%. Vỏ mía phơi khô có độ ẩm khá cao là 18,16%.

Trong quá trình xử lý nguyên liệu vỏ mía đề tài tiến hành thử nghiệm ngâm vỏ mía tươi trong nước vôi 1% nhưng sau thời gian 24 giờ số vỏ mía này nhanh chóng hư hỏng, thối rửa gây mùi rất khó chịu. nguyên nhân này l à do nguyên liệu quá ẩm và còn chứa nhiều chất dinh dưỡng (đường mía) và có nhiều vi sinh vật, đồng thời nguyên liệu ẩm làm nước vôi khó xâm nhập Còn đối với vỏ mía đã phơi khô thì không có hiện tượng này, vỏ mía sau khi ngâm có màu vàng nâu và mùi thơm của rơm rạ rất dễ chịu.

3.7. Quả thể nấm hoàng kim

Sau th ời gian ủ tơ, khi tơ nấm đã lan đầy bịch, các bịch phôi được chuyển đến nhà trồng để chăm sóc và tưới đón quả thể.

Hình 3. 16. Các bịch phôi nấm hoàng kim ở nơi trồng nấm

Nhà nuôi trồng nấm phải thường xuyên tưới nước (phun sương) để duy trì độ ẩm và nhiệt độ. Sau 3 ngày, bịch phôi ra quả thể. Cần khoảng 3 ngày để quả thể phát triển từ dạng san hô sang dạng lá lục bình mép dợn sóng). Cần lưu ý không nên để nấm hoàng kim to ra mới hái để có sản lượng cao, nên hái khi nấm ở dạng lá lục bình mép thẳng. Sản lượng nấm phụ thuộc vào chất lượng sợi nấm mọc trên cơ chất. Nếu hái nấm khi còn nhỏ hay hái khi nấm xòe to đều có được sản lượng như nhau. Tuy nhiên chất lượng nấm lại phụ thuộc vào kích thước của mũ nấm.

Mũ nấm càng lớn (tức là càng già) thì chất lượng của nấm càng giảm.

Tơ nấm bện kết lại với nhau thành quả thể, bắt đầu từ dạng san hô (hình 3.17a) đến dạng dùi trống (hình 3.17b) có phần đầu phình ra, bề mặt có một lớp sẫm màu.

Dùi trống to ra ở phần đầu, lõm vào chuyển sang dạng phễu (hình 3.17c). Cuống nấm to ra, mũ nấm lệch sang một bên thành dạng bán cầu lệch (hình 3.17c). Cuống ngừng tăng trưởng, mũ vẫn tiếp tục phát triển thành dạng lá lục bình (hình 3.17d).

Nếu không thu hái nấm, nấm sẽ tiếp tục già đi (hình 3.17e), sau đó bào tử không còn phun ra ngoài không khí mà bám lại dưới phiến nấm.

Quả thể từ dạng san hô đến dạng bán cầu lệch có màu vàng nhạt sau đó bắt đầu đậm màu hơn ở dạng lá lục bình (hình 3.17).

a. Dạng san hô b. Dạng dùi trống c. Dạng phễu

d. Dạng lá lục bình e. Quả thể nấm già Hình 3. 17. Cácdạng quả thể của nấm hoàng kim

3.8. Quy trình trồng nấm hoàng kim trên giá thể vỏ mía

T ừ các kết quả thu được có thể xây dựng quy trình trồng nấm hoàng kim trên v ỏ mía như sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2. Quy trình trồng nấm hoàng kim trên vỏ mía

5% vôi/24 giờ

Nấm Vỏ mía

Phân lập

Nhân giống cấp 1 Nhân giống

cấp 2

Phơi khô

Ngâm vôi

Ủ đống

Phối trộn dinh dưỡng

(5% cám gạo + 3% cám bắp + 0,1% SA + 0,1%

DAP + 0,1% KH2PO4 +

Vào bịch Hấp khử trùng

(130oC/1 giờ)

Cấy meo Ủ tơ (t0: 25oC Độ ẩm không khí: 60-70%)

Thu hoạch Hạt thóc

1 tuần

Nấu

Phối trộn dinh dưỡng

(10% cám gạo + 5% cám bắp)

Vào chai

Hấp khử trùng

Quả thể Tưới đón nấm

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim pleurotus citrinopileatus trên giá thể vỏ mía (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)