Tiết 25 - Bài 23 : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI

Một phần của tài liệu DIA 7 (Trang 46 - 50)

Chương II MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ

Tiết 25 Tiết 25 - Bài 23 : MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI

- Nắm được những đặc điểm của môi trường vùng núi (càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng , thực vật phân tầng theo độ cao).

- Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở các vùng núi trên thế giới . - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Ảnh chụp các vùng núi ở nước ta(Sa pa, Đà Lạt, Tam Đảo) và các nước khác … - Bản đồ địa hình thế giới .

III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Ổn định lớp :

2 .Kiểm tra bài cũ :

- Hãy kể những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc ? - Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào ? Tại sao cho đến nay các nguồn tài nguyên đới lạnh vẫn chưa được khai thác ?

3 .Bài mới : môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cho quan cảnh tự nhiên và cuộc sống của con người các vùng núi có nhiều điểm khác biệt so với ở đồng bằng .

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm :

* Bước 1 : GV nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu đã học lớp 6 (vĩ độ, độ cao, vị trí gần hay xa biển)

* Bước 2 : giới thiệu cách đọc lát cắt , cho HS quan sát lát cắt núi Anpơ :

? Cây cối phân bố từ chân núi đến đỉnh núi như thế nào ?

(phân bố thành các vành đai từ thấp lên cao)

?Vì sao cây cối phải biến đổi theo độ cao ?(vì càng lên cao càng lạnh nên thực vật cũng thay đổi theo)

? Xem 23.2 từ chân núi đến đỉnh núi có mấy vành đai thực vật ? (rừng lá rộng lên đến 900m, rừng lá kim từ 900m đến 2200m, đồng cỏ từ 2200m đến 3000m, còn trên 3000m là tuyết ).

- GV hướng dẫn HS đọc ảnh 23.1 : là vùng núi Nêpan ở sườn Nam Himalaya ở đới nóng châu Á . Toàn cảnh cho ta thấy các cây bụi lùn thấp , hoa đỏ , phía xa là tuyết phủ trắng các đỉnh núi cao.

? Xem hình 23.3 để thấy được sự khác nhau giữa

1.Đặc điểm của môi trường

- Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

- Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi . (sườn đón gió và

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính phân tầng thực vật theo độ cao của đới nóng với đới

ôn hoà ?

- GV nêu bật 2 đặc điểm khác nhau giữa phân tầng thực vật theo độ cao của 2 đới :

+ Các tầng thực vật ở đới nóng nằm độ cao, cao hơn ở đới ôn hoà.

+ Đới nóng có vành đai rừng rậm mà đới ôn hoà không có * Bước 3 : cho HS xem lát cắt phân tầng độ cao núi Anpơ hình 23.2 và nhận xét :

? Sự khác nhau về sự phân bố cây cối giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng ở đới ôn hoà ?

(các vành đai cây cối ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng)

? Vì sao các vành đai thực vật ở sườn đón nắng nằm cao hơn sườn khuất nắng ? (sườn đón nắng ấm hơn sườn khuất nắng); ở những sườn đón gió (ẩm hơn, ấm hoặc mát hơn) thực vật đa dạng phong phú hơn bên khuất gió (khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn)

* Bước 4 :

? Nêu ảnh hưởng của độ dốc đến tự nhiên và kinh tế ở vùng núi ? ( nếu không có cây cối che phủ sườn núi thì dễ gây ra lũ quét , lở đất , giao thông đi lại gặp khó khăn ; càng lên cao không khí càng lạnh và càng loãng => thiếu ôxy, thực vật thay đổi theo độ cao )

Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp .

* Bước 1 :? Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi tỉnh ta ? Nước ta ?

* Bước 2 : GV minh hoạ thêm 1 số vùng núi trên thế giới .

- Các dân tộc châu Á, Phi ở nhiệt đới trồng lúa nước, ở chân núi .

- Các dân tộc Nam Mĩ sinh sống ở độ cao 3000 :để trồng trọt chăn nuôi, có khí hậu mát mẻ.

- Các dân tộc ở châu Âu sống ở chân núi, đón nắng vừa canh tác vừa chăn nuôi trên đồng cỏ núi cao.

- Các dân tộc vùng Sừng châu Phi sống ở vùng núi cao chắn gió có nhiều mưa, khí hậu trong lành .

sườn khuất gió)

2. Cư trú của con người :

- Các vùng núi thường là nơi thưa dân. Người dân ở những vùng núi trên Trái Đất có những đặc điểm cư trú khác nhau, do phụ thuộc vào các điều kiện như : địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên, nguồn nước …

4.CỦNG CỐ HDVN

- Trình bày sự thay đổi của thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi Anpơ ?

- Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi ? - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 76 theo gới ý sau :

* Xác định số lượng vành đai thực vật ở đới nóng và đới ôn hoà ? (nóng có 6 vành đai , ôn hoà có 5)

* Giải thích tại sao cùng độ cao, những vùng núi đới nóng có nhiều vành đai thực vật hơn vùng núi đới ôn hoà ? (đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có )

Tiết 26 - Bài : 24. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS

- Biết được hoạt động ngành kinh tế cổ truyền ở các vùng núi trên thế giới (chăn nuôi , trồng trọt, khai thác lâm sản, nghề thủ công ).

- Biết được những điều kiện để phát triển kinh tế vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi , cũng như hậu quả đến môi trường vùng núi do các hoạt động kinh tế của con người gây ra .

- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Ảnh về hoạt động kinh tế ở các vùng núi trên thế giới .

- Ảnh về các dân tộc và các lễ hội ở các vùng núi trên thế giới . - Ảnh về các thành phố lớn trong các vùng núi trên thế giới . III .Hoạt động trên lớp :

1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ :

- Trình bày sự thay đổi của thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi Anpơ ?

- Nêu những đặc điểm chung của các dân tộc sống ở vùng núi ?

3 .Bài mới : ngày nay, nhờ sự phát triển lưới điện và đường giao thông … Vùng núi đã giảm dần sự cách biệt với vùng đồng bằng và vùng ven biển. Bộ mặt nhiều vùng núi đang thay đổi nhanh chóng .

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

Hoạt động 1 : Hoạt động lớp :

* Bước 1: cho học sinh quan sát ảnh 24.1và 24.2 cho biết ? Các hoạt động kinh tế cổ truyền trong ảnh là những

ngành gì. (chăn nuôi, làm nghề thủ công)

? Nêu một số ngành kinh tế khác ở vùng núi .

(trồng trọt, khai thác chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm, dệt vải.

* Bước 2 :

? Tại sao hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi lại đa dạng và không giống nhau ? ( do tài nguyên và môi trường các vùng núi khác nhau, tập quán canh tác và truyền thống của các dân tộc khác nhau, do giao lưu khó khăn …)

Hoạt động 2 : mỗi nhóm 4 HS.

* Bước 1 : cho HS quan sát ảnh 24.3 cho biết :

? Nội dung của ảnh 24.3 là g

( một con đường ô tô ngoắt ngoéo để vượt qua

1. Hoạt động kinh tế cổ truyền :

- Trồng trot, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản … là những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ít người ở vùng núi .

- Các hoạt động kinh tế này hết sức đa dạng và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi .

2. Sự thay đổi kinh tế-xã hội :

- Nhờ phát triển giao thông và điện lực … nhiều

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính vùng núi)

? Những trở ngại làm cho kinh tế vùng núi kém phát triển là gì ?

(giải thích đi lại khó khăn, nông nghiệp, thủ công nghiệp kém phát triển, dịch bệnh , sâu bọ côn trùng gây ra , lên cao thiếu ôxy …)

* Bước 2 : HS quan sát ảnh 24.3 & 24.4

? Hai điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế vùng núi là gì ?

(phát triển giao thông và điện)

? Ngoài ra còn những hoạt động kinh tế nào tạo nên sự biến đổi bộ mặt kinh tế vùng núi ?

(thành lập khu công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hạ và mùa đông , các môn thể thao leo núi )

* Bước 3 : GV cho HS nhắc lại các vấn đề môi trường ở đới nóng (xói mòn), ôn hoà (ô nhiễm môi trường) ; lạnh ( bảo bệ động vật quý hiếm)

? Các vấn đề về môi trường của vùng núi là gì ? (chống phá rừng, chống xói mòn đất đai, chống săn bắt động vật quý hiếm, chống gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước : vì vùng núi là đầu nguồn các con sông ; giữ gìn bản sắc dân tộc )

ngành kinh tế mới đã xuất hiện, làm cho bộ mặt nhiều vùng núi biến đổi nhanh chóng .

- Tuy nhiên ở một số nơi sự phát triển này đã tác động tiêu cực đến môi trường, đến bản sắc văn hoá của các dân tộc ở vùng núi .

4.CỦNG CỐ HDVN

- Cho biết một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc vùng núi ?

- Tại sao các hoạt động kinh tế vùng núi lại đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương , các châu lục ?

- Sự phát triển kinh tế của các vùng núi cần chú ý những vấn đề gì về môi trường

?

- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 25 .

Ngày soạn :

Ngày giảng 7a: 7b:

Một phần của tài liệu DIA 7 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w