Cơ sở của biện pháp

Một phần của tài liệu gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian (Trang 32 - 39)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Cơ sở của biện pháp

Biện pháp này dựa trên kiểu dạy học theo dự án

2.2.1.1. Dạy học theo dự án là gì?

- Thuật ngữ dự án (project) được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo, một kế hoạch được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kiểu dạy học theo dự án (DHDA) có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ XVI, ở Ý và Pháp). Đầu thế kỉ XX, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lý luận cho DHDA (Richard, J.Dewey,.v.v.), và coi đó là kiểu dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm. Ban đầu phương pháp dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng trong hầu hết các môn học khác, cả các môn khoa học xã hội. Hiện nay tổ chức dạy học theo dự án được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước phát triển.

Dạy học dự án (DHDA) được hiểu như một kiểu hay hình thức dạy học, trong đó người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được

Hay có thể hiểu: DHDA là kiểu dạy học trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập. Dựa vào tri thức, kinh nghiệm và kĩ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùng với tài liệu, phương tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo và hoàn chỉnh dự án.

Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có rất nhiều kiểu dự án được tiến hành trong lớp học. Một dự án được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của học sinh với ý đồ thiết kế của giáo viên, chỉ rõ những công việc học sinh cần làm.

2.2.1.2. Lợi ích của phương pháp dạy học theo dự án

+ Lôi cuốn được học sinh:

Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng để hỗ trợ việc học. Trong quá trình thực hiện dự án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những sản phẩm có chất lượng.

+ Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.

Dự án được định hướng theo Bộ câu hỏi khung chương trình. Câu hỏi khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu.

Bài học theo dự án được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò người hỗ trợ hay hướng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau.

+ Khi tham gia dự án HS sẽ được phát triển các kĩ năng sau:

- Sáng tạo và đổi mới:Phát triển, ứng dụng và truyền đạt các ý tưởng mới cho người khác

- Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề: Hoạch định, phân tích và tổng hợp thông tin nhằm giải quyết vấn đề và trả lời các câu hỏi.

- Giao tiếp và cộng tác:Diễn đạt các suy nghĩ và ý tưởng rõ ràng và hiệu quả thông qua nói và viết.

- Kỹ năng thông tin: Truy cập thông tin hiệu quả, đánh giá thông tin độc lập và hữu hiệu, sử dụng thông tin chính xác và sáng tạo cho vấn đề hay khó khăn hiện có.

- Ngoài ra HS còn được rèn luyện các tiểu kĩ năng sau: * Các tiểu kĩ năng cộng tác Nghe Tích cực Hợp tác Tình nguyện Đặt câu hỏi Khuyến khích người khác Tập trung vào công việc Chia sẻ tài nguyên Biểu lộ sự nhiệt tình

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phê bình mang tính xây dựng * Các tiểu kĩ năng tự định hướng Đặt ra mục tiêu

Theo dõi sự tiến triển

Lập kế họach cho hạn cuối cùng Quản lý thời gian

Xin trợ giúp khi cần thiết Kiên trì

Giải quyết vấn đề khó khăn Sử dụng ý kiến phản hồi Tự đánh giá

Suy nghĩ về những gì đã học

2.2.1.3.Quy trình tổ chức cho học sinh học theo dự án

Bƣớc 1: Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là bước đầu tiên quan trọng, giáo viên cần tổ chức cho học sinh cùng tham gia xác định những vấn đề sau:

- Lựa chọn chủ đề

- Xác định mục tiêu cần hướng tới - Xác định nhiệm vụ cần làm - Dự kiến sản phẩm

- Cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án - Thời gian thực hiện và hoàn thành

Nội dung bài học/ chủ đề cần hấp dẫn khơi gợi được hứng thú, tính tò mò ham hiểu biết của học sinh. Chủ đề có thể khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan với nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà học sinh quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ chủ đề lớn, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh phát triển tìm các chủ đề nhỏ còn gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của dự án. Giáo viên nên sử dụng sơ đồ tư duy để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như vấn đề cần giải quyết trong dự án. Giáo viên ghi chủ đề chính lên bảng, đặt câu hỏi để phát triển ý tưởng, cái gì?, ở đâu?, khi nào? tại sao?, như thế nào? Khi các học sinh có cùng sở thích ngồi thành các nhóm, lúc này tiểu chủ đề là vấn đề nghiên cứu của nhóm, tên của tiểu chủ đề chính là tên dự án. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch dự án. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến tiểu chủ đề nhằm giải quyết trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Sau khi xây dựng được quy mô nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định phương tiện và dự kiến sản phẩm.

Sau khi lập được kế hoạch các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác và giáo viên bổ sung ý kiến, học sinh chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch. Khi các nhóm đã hoàn thiện kế hoạch dự án, giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện dự án; Tổng hợp kết quả; Trình bày báo cáo; Đánh giá rút kinh nghiệm.

Bƣớc 2: Thực hiện dự án

Bước này gồm các hoạt động sau: - Thu thập thông tin

- Xử lí thông tin - Tổng hợp thông tin

Thu thập thông tin theo nhiệm vụ được giao như phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã xác định, có thể thu thập các thông tin từ sách báo, tranh ảnh, internet hoặc làm thực nghiệm. Các phương tiện hỗ trợ cần sử dụng như: phiếu phỏng vấn, ghi âm, máy ảnh, máy camera nếu có…

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần tiến hành xử lí dữ liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Đồng thời xin ý kiến của giáo viên, cần sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án.

Bƣớc 3: Tổng hợp báo cáo kết quả, bao gồm: - Xây dựng sản phẩm

- Báo cáo trình bày sản phẩm - Đánh giá

Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng, sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn, trưng bày triển lãm, power point…

Các nhóm phân công các thành viên tham gia trình bày báo cáo dưới các hình thức như: bài thuyết trình, biểu diễn, trưng bày triển lãm, power point…Sản phẩm của dự án có thể được trình bày trong lớp, có thể được giới thiệu trước toàn trường hay ngoài xã hội.

Sau khi trình bày báo cáo các nhóm sẽ đánh giá kết quả của nhau và nhìn lại quá trình thực hiện dự án.

Đánh giá mục tiêu học tập đã đạt được hay chưa? Liệu sản phẩm của dự án có được dùng hay không? Những thiếu sót gì đã bỏ qua? Các yếu tố khác như cảm giác thoải mái trong quá trình hoạt động nhóm – thời gian thực hiện dự án – các vấn đề gặp phải và sự hỗ trợ,… đều phải được đề cập và đánh giá. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án thiếp theo khác.

Trong khi thực hiện dự án giáo viên hướng dẫn cụ thể các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, hợp tác, kĩ năng lập phiếu phỏng vấn, thống kê, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập xử lí thông tin, tổng hợp và trình bày báo cáo,…

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.1.4. Vì sao học tập theo dự án lại mang lại hứng thú học tập cho học sinh?

- Đây là một kiểu dạy học lấy hoạt động học của người học làm trung tâm, kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người học tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổ chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm.

- Học sinh được thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá

trình thực hiện. Thông thường các dự án được kết thúc với việc học sinh thể hiện thành quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô hình dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng như một hội thảo giả. Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập.

- Rèn luyện cho người học năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lý thuyết, năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kỹ năng ứng dụng CNTT…. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn…

- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.

Một phần của tài liệu gợi động cơ và hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học chương phương pháp tọa độ trong không gian (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)