ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 22 - 25)

Rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực núi Minh Đạm nằm trong địa giới hành chính của các xã Long Mỹ và thị trấn Phước Hải thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Huyện Đất Đỏ là huyện nằm ở phía Đông của tỉnh, có các trục giao thông chính là Quốc lộ 55, Tỉnh lộ 52 và đường ven biển. Có vị trí thuận lợi trong quan hệ kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh khác trong vùng.

Vị trí của huyện Đất Đỏ - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tọa độ địa lý như sau:

Kinh độ Đông : từ 107018’27”;

Vĩ độ Bắc : từ 10028’40”.

Phía Bắc Đất Đỏ giáp huyện Châu Đức. Phía Nam Đất Đỏ giáp với biển Đông. Phía Đông Đất Đỏ giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông. Phía Tây Đất Đỏ giáp với thành phố Bà Rịa và huyện Long Điền. [25]

2.2. Khí hậu – thủy văn

Nằm trong vùng cận xích đạo, gió mùa nóng, ẩm và ổn định quanh năm, ít bão lụt, khí hậu Đất Đỏ chịu ảnh hưởng trực tiếp của Biển Đông, ôn hòa và mát lành. Mùa mưa ở Đất Đỏ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa khá lớn từ 1.300 đến 1.700mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ không khí bình quân năm là 25,30C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 85.2%; độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 đến tháng 3. Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và gió Đông Bắc thổi vào mùa khô từ giữa tháng 11 đến tháng năm sau.

Cùng với hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng tương đối sớm và khá hoàn chỉnh, Đất Đỏ có bờ biển dài khoảng 17,5 km từ mũi Kỳ Vân đến cửa biển Lộc An. Vùng biển Đất Đỏ thuận lợi để xây dựng cảng biển phục vụ phát triển kinh tế và du lịch, đặc biệt là cửa biển Lộc An với thuận lợi kín gió, mặt bằng rộng rãi,

cảng cá Lộc An đang được đầu tư thành một trung tâm dịch vụ nghề cá và du lịch.

Thị trấn Phước Hải là điểm du lịch đa dạng, có bãi tắm được đánh giá là một trong những bãi tắm đẹp nhất tỉnh, thêm vào đó là cảnh quan kỳ thú của mũi Kỳ Vân nhô ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kết hợp với nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng trong huyện.

Sông Ray là con sông lớn trên địa bàn huyện Đất Đỏ. Sông Ray bắt nguồn từ nhiều con suối nhỏ thuộc vùng Tân Phong (Long Khánh) và núi Chứa Chan, chảy xuống phía nam huyện Xuân Lộc, qua địa phận các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, chảy qua miền đồng bằng trù phú của huyện Đất Đỏ với lưu vực 1.500 km2 rồi đổ ra cửa biển Lộc An.. [25]

2.3. Địa hình và thổ nhưỡng

Huyện Đất Đỏ có địa hình bán trung du khá phong phú, vừa có đồng bằng lại có nhiều ngọn núi tạo cảnh quan sinh động, đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế, du lịch và đặc biệt là về quân sự. Núi Da Quy (còn gọi là núi Đất) ở thị trấn Đất Đỏ cao 82m, núi Nhọn ở Láng Dài cao 24m, núi Thơm ở Long Tân cao 126m là những địa điểm quân sự quan trọng, bảo vệ Quốc lộ 55, Tỉnh lộ 52. Đặc biệt là dãy núi Châu Viên, Châu Long (tức núi Minh Đạm ngày nay) trãi dài theo địa phận thị trấn Phước Hải, xã Long Mỹ và một số địa phương của huyện Long Điền với ngọn Châu Viên cao 327m, ngọn Hòn Thùng cao 214m, hòn Đá Dựng cao 173m là bức tường thành ven biển che chắn cho vùng đất trù phú này, tạo một địa thế chiến lược về quân sự.

Đất ở khu vực núi Minh Đạm thuộc huyện Đất Đỏ thuộc loại đất vàng đỏ trên đá macma axit:

Đất Fa hình thành trên vỏ phong hóa Saprolit (vụn thô) và cát gồm các mảnh vụn granit biolit-riolit, andczit ở nơi địa hình dốc, mưa nhiều, quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh. Đặc tính thổ nhưỡng: tầng đất mỏng, độ dày phụ thuộc vào độ dốc địa hình, nơi cao, dốc có tầng mỏng hơn nơi độ dốc thấp. Độ PH từ 4,1- 4,4. ở nơi đất hoang hóa, đất tầng mặt có các chỉ tiêu độ phì tương đối cao tuy nhiên các chất dễ tiêu nghèo, thành phần cơ giới chủ yếu là cát (59-68%). Mặt đất nhiều đả lộ đầu.

Đất Fa được sử dụng chủ yếu trồng cây dài ngày, hoa màu và trồng rừng.

Một số diện tích đất trống hiện trạng IB, IC đủ điều kiện đã được khoanh nuôi tối sinh phục hồi rừng. . [25].

2.4. Tài nguyên rừng

Khu vực núi Minh Đạm trước đây được phân bố bởi kiếu rừng kính thường xanh ẩm nhiệt đới mùa mưa voái cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), Họ Bằng lăng (Lythraceae) và họ Đậu (Fabaceae) chiếm ưu thế, thành phần thực vật tương đối đa dạng và phong phú. Nhưng do quá trình khai thác và quản lý chưa tốt cho nên hiện nay thảm thực vật rừng đã bị suy giảm về thành phần và số lượng các loài thực vật rừng. [25]

Thành phần thực vật tự nhiên hiện còn khoảng từ 70-100 loài như: Thanh trà (Bouea oppositifolia (Roxb.) Meissn..), Cóc (Spondias cythera Sonn..), Sơn tiên (Melanorrhoea laccifera), Làu táu (Vatica odrata (Griff.) Sym.), Săng đen (Diospyros lancaefolia), Thị (Diospyros apiculata Hieron..), Cù đèn (Tiêu) (Croton ascarilloides Raeusch..), Lành ngạnh (Cratoxylon maingayi Dyers in Hook, f..), Bứa (Garcinia oliveri Pierre), Còng trắng (Calophyllum soulatri Burm. f..), Còng núi (Calophyllum dryobalanoides Pieưe), Băng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz), Vàng tâm (Mangletia conifera Dandy), Giôi (Michelia hypolampra Dandy), Sầm bụi (Memecylon fruticosum King), Mít nài (Artocarpus rigida subsp. osperulus (Gagn.) Jair.), Trâm mốc (Syzygium cumini (L.) Druce), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum (L.) DC..), Trâm doi (Syzygium javanica var ternifolid), Trâm trắng (Syzygium chanlus (Gagn.) Merr. & Perry), Cám (Parinari annamensis Hance), Găng gai (Randia spinosa Bl..), Trường (Xerospermum noronhinum (Bl.) Bl..), Cò ke (Grewia tomentosa Roxb. ex. Bc), Ké lông (Triumfetta pilosa), Ké lông bạc (Triumfetta pseudocana), Bình linh 3 lá (Vitex pierrei), Săng ớt (Xanthophyllum colubrinum Gasn), Gòn gai (Bombax ceiba L..)...

Những đặc trưng cơ bản về cấu trúc của rừng bị phá vỡ, những cây hiện còn chỉ là những cây gỗ trung bình và gỗ nhỏ, phân bố không đều, hoặc dạng cây bụi.

Các loài thực vật quí hiếm như: cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), Cẩm thị (Diospyros horsfieldii), Gụ mật (Sindora siamensis), Trắc (Dalbergia cochinchinensis)... còn rất ít, các loài này có nguy cơ bị mất dần. [25]

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)