Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 41 - 48)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB

4.1.2. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB

Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trong Rkx tại khu vực nghiên cứu được dẫn ra ở Bảng 4.6 và Hình 4.3.

Bảng 4.6. Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha.

TT Họ N

(cây) G (m2)

V (m3)

Tỷ lệ (%):

N G V IVI

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Sao Dầu 258 6,6 40,7 32,2 39,6 43,2 38,3

2 Sim 82 2,0 12,1 10,2 11,8 12,9 11,6

3 Máu chó 73 1,3 6,7 9,1 7,8 7,1 8,0

4 Bồ hòn 45 1,2 6,9 5,6 7,0 7,3 6,7

5 Đào lộn hột 42 0,7 3,4 5,2 4,3 3,6 4,4

Cộng 5 họ 500 11,8 69,7 62,3 70,5 74,1 69,0

22 Họ khác 302 4,9 24,5 37,7 29,5 25,9 31,0

27 Tổng số 802 16,6 94,2 100 100 100 100

Tổng số họ cây gỗ bắt gặp trong 3 ô tiêu chuẩn điển hình với kích thước 0,20 ha là 27 họ (Phụ lục 4.1); trong đó họ Sao Dầu chiếm ưu thế (38,3%), những họ đồng ưu thế là họ Sim (11,6%), họ Máu chó (8,0%), họ Bồ hòn (6,7%) và họ Đào lộn hột (4,4%). Độ ưu thế của 5 họ ưu thế và đồng ưu thế là 69,0%, 27 họ khác là 31,0%.

Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc Rkx tại khu vực nghiên cứu được dẫn ra ở Bảng 4.7 và Hình 4.4. Số loài cây gỗ bắt gặp là 49 loài thuộc 41 chi và 27 họ (Phụ lục 4.2). Trong trạng thái rừng IIB, Dầu cát là loài cây gỗ ưu thế (IVI = 20,7%), còn 5 loài cây gỗ đồng ưu thế là Trâm mốc (IVI = 10,7%), Máu chó lá nhỏ (IVI = 8,0%), Sến cát (IVI = 6,0%), Vên vên (IVI = 5,2%) và Láu táu (IVI = 4,9%). Mật độ trung bình là 802 cây/ha (100%); trong đó 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 50,1% (402 cây/ha), còn lại 43 loài cây gỗ khác đóng góp 49,9% (400 cây/ha). Tiết diện ngang trung bình là 16,6 m2/ha (100%); trong đó 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm 56,6% (9,4 m2/ha), còn lại 43 loài cây gỗ đóng góp 43,4% (7,2 m2/ha).

Hình 4.3. Biểu đồ mô tả kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm.

38.3

11.6

8.0 6.7

4.4

31

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Sao Dầu Sim Máu chó Bồ hòn Đào lộn hột Họ khác

.

Họ cây gỗ

Bảng 4.7. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha.

TT Loài N

(cây) G (m2)

V (m3)

Tỷ lệ:

N% G% V% IVI%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Dầu cát 152 3,5 20,9 18,9 20,9 22,2 20,7

2 Trâm mốc 75 1,8 11,3 9,4 10,9 12,0 10,7

3 Máu chó lá nhỏ 73 1,3 6,7 9,1 7,8 7,1 8,0

4 Sến cát 32 1,1 7,1 4,0 6,5 7,5 6,0

5 Vên vên 18 1,0 7,0 2,3 6,0 7,5 5,2

6 Làu táu 52 0,8 3,5 6,4 4,5 3,7 4,9

Cộng 6 loài 402 9,4 56,4 50,1 56,6 60 55,5 43 Loài khác 400 7,2 37,8 49,9 43,4 40 44,5

49 Tổng cộng 802 16,6 94,2 100 100 100 100

Hình 4.4. Biểu đồ mô tả kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm.

20.7

10.7

8.0 6.0 5.2 4.9

44.8

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Dầu cát Trâm mốc Máu chó lá nhỏ

Sến cát Vên vên Làu táu Loài khác

. Chỉ số IVI%

Loài cây gỗ

Trữ lượng gỗ trungbình là 94,2 m3/ha (100%); trong đó 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 60,0% (56,4 m3/ha), còn lại 43 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 40,0% (37,8 m3/ha). Chỉ số IVI trung bình của 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế là 55,5%; trung bình 9,3%/loài. Chỉ số IVI trung bình của 43 loài cây gỗ khác là 44,5%; trung bình 1,0%/loài.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB là không đồng đều (Bảng 4.8 – 4.10).

Bảng 4.8. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 4.

Đơn vị tính: 1 ha.

TT Loài N G V N% G% V% IV%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Trâm mốc 110 3,2 21,1 13,8 21,6 26,0 20,4

2 Dầu cát 105 1,7 9,6 13,1 11,1 11,8 12,0

3 Kơ nia 65 1,4 7,4 8,1 9,0 9,0 8,7

4 Trường quả nhỏ 55 1,4 7,6 6,9 9,3 9,3 8,5

5 Làu táu 80 0,9 3,7 10,0 6,3 4,6 6,9

6 Bằng lăng nước 30 1,1 6,7 3,8 7,2 8,2 6,4 7 Bình linh ba lá 30 1,0 5,8 3,8 6,6 7,1 5,8 Cộng 7 loài 475 10,6 61,9 59,5 71,1 76,0 68,7 25 Loài khác 325 4,3 19,4 40,5 28,9 24,0 31,3

32 Tổng số 800 14,9 81,3 100 100 100 100

Đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 4, số loài cây gỗ bắt gặp trên ô tiêu chuẩn 2.000 m2 là 32 loài; trong đó Trâm mốc là loài cây gỗ ưu thế (IVI = 20,4%), còn 6 loài cây gỗ đồng ưu thế là Dầu cát (IVI = 12,0%), Kơ nia (IVI% = 8,7%), Trường quả nhỏ (IVI = 8,5%), Làu táu (IVI = 6,9%), Bằng lăng nước (IVI = 6,4%), Bình linh ba lá (IVI = 5,8%). Mật độ quần thụ là 800 cây/ha (100%); trong đó mật độ của 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm 59,5% (475 cây/ha), còn lại 25 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 40,5% (325 cây/ha). Tiết diện ngang trung bình

là 14,9 m2/ha (100%); trong đó 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 71,1%

(10,6 m2/ha), còn lại 25 loài cây gỗ khác là 28,9% (4,3 m2/ha). Trữ lượng gỗ là 81,3 m3/ha (100%); trong đó 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 76,0% (61,9 m3/ha), còn lại 25 loài cây gỗ khác là 24,0% (19,4 m3/ha). Độ ưu thế trung bình của 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế là 68,7%, cao nhất là Trâm mốc (20,4%), thấp nhất là Bình linh ba lá (5,8%); trung bình 9,8%/loài. Độ ưu thế trung bình của 25 loài cây gỗ khác là 31,3%; trung bình 1,2%/loài.

Bảng 4.9. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 5.

Đơn vị tính: 1 ha.

TT Loài N G V N% G% V% IV%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Dầu cát 110 2,57 15,73 13,3 15,4 16,5 15,1 2 Máu chó lá nhỏ 130 2,33 11,24 15,8 13,9 11,8 13,8

3 Trâm mốc 65 1,52 9,80 7,9 9,1 10,3 9,1

4 Sến cát 60 1,58 9,31 7,3 9,5 9,8 8,8

5 Làu táu 75 1,32 6,63 9,1 7,9 7,0 8,0

6 Trường chua 35 1,32 9,11 4,2 7,9 9,6 7,2

7 Sao đen 15 0,86 6,75 1,8 5,2 7,1 4,7

Cộng 4 loài 490 11,5 68,6 59,4 68,9 72,1 66,7 25 Loài khác 335 5,2 26,5 40,6 31,1 27,9 33,3

32 Tổng số 825 16,7 95,1 100 100 100 100

Đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 5, số loài cây gỗ bắt gặp trên ô tiêu chuẩn 2.000 m2 là 32 loài; trong đó Dầu cát là loài cây gỗ ưu thế (IVI% = 15,1%), còn 6 loài cây gỗ đồng ưu thế là Máu chó lá nhỏ (IVI = 13,8%), Trâm mốc (IVI = 9,1%), Sến cát (IVI = 8,8%), Làu táu (IVI = 8,0%), Trường chua (IVI = 7,2%) và Sao đen (IVI = 4,7%). Mật độ quần thụ là 825 cây/ha (100%); trong đó mật độ của 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm 59,4% (490 cây/ha), còn lại 25 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 40,6% (355 cây/ha). Tiết diện ngang trung bình là

16,7 m2/ha (100%); trong đó 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 68,9%

(11,5 m2/ha), còn lại 25 loài cây gỗ khác là 31,1% (5,2 m2/ha). Trữ lượng gỗ là 95,1 m3/ha (100%); trong đó 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 72,1% (68,6 m3/ha), còn lại 25 loài cây gỗ khác là 27,9% (26,5 m3/ha). Độ ưu thế trung bình của 7 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế là 66,7%, cao nhất là Dầu cát (15,1%), thấp nhất là Sao đen (4,7%); trung bình 9,5%/loài. Độ ưu thế trung bình của 25 loài cây gỗ khác là 33,3%; trung bình 1,3%/loài.

Bảng 4.10. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 6.

Đơn vị tính: 1 ha.

TT Loài N G V N% G% V% IV%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Dầu cát 240 6,2 37,3 30,8 33,9 35,1 33,2

2 Vên vên 40 2,9 20,7 5,1 15,6 19,5 13,4

3 Máu chó lá nhỏ 90 1,6 8,7 11,5 8,6 8,2 9,5

4 Sến cát 35 1,7 11,9 4,5 9,1 11,2 8,3

5 Sơn huyết 60 1,0 4,7 7,7 5,6 4,5 5,9

6 Trâm mốc 50 0,7 3,0 6,4 3,8 2,8 4,3

Cộng 6 loài 515 14,0 86,3 66,0 76,6 81,3 74,6 21 Loài khác 265 4,3 19,8 34,0 23,4 18,7 25,4

27 Tổng số 780 18,3 106,1 100 100 100 100

Đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 6, số loài cây gỗ bắt gặp trên ô tiêu chuẩn 2.000 m2 là 27 loài; trong đó Dầu cát là loài cây gỗ ưu thế (IVI = 33,2%), còn 5 loài cây gỗ đồng ưu thế là Vên vên (IVI = 13,4%), Máu chó lá nhỏ (IVI = 9,5%), Sến cát (8,3%), Sơn huyết (5,9%), Trâm mốc (4,3%). Mật độ quần thụ là 780 cây/ha (100%); trong đó mật độ của 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế chiếm 66,0% (515 cây/ha), còn lại 21 loài cây gỗ khác chỉ đóng góp 34,0% (265 cây/ha).

Tiết diện ngang trung bình là 18,3 m2/ha (100%); trong đó 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 76,6% (14,0 m2/ha), còn lại 21 loài cây gỗ khác là 23,4% (4,3

m2/ha). Trữ lượng gỗ là 106,1 m3/ha (100%); trong đó 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 81,3% (86,3 m3/ha), còn lại 21 loài cây gỗ khác là 18,7% (19,8 m3/ha). Độ ưu thế trung bình của 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế là 74,6%, cao nhất là Dầu cát (33,2%), thấp nhất là Trâm mốc (4,3%); trung bình 12,4%/loài. Độ ưu thế trung bình của 21 loài cây gỗ khác là 25,4%; trung bình 1,2%/loài.

Nói chung, thành phần loài cây gỗ của trạng thái rừng IIB trên ba ô tiêu chuẩn dao động từ 27 loài ở ô tiêu chuẩn 6 đến có 36 loài ở ô tiêu chuẩn 2. Số loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế thay đổi từ 6 loài đối với ô tiêu chuẩn 6 đến 7 loài đối với ô tiêu chuẩn 4 và 5. Những loài cây gỗ ưu thế thường bắt gặp là Trâm mốc (Ô tiêu chuẩn 4) và Dầu cát (Ô tiêu chuẩn 5 và 6). Mật độ quần thụ biến động từ 780 cây/ha (Ô tiêu chuẩn 6) đến 825 cây/ha (Ô tiêu chuẩn 5). Tiết diện ngang thân cây dao động từ 14,9 m2/ha ở ô tiêu chuẩn 4 đến 18,3 m2/ha ở ô tiêu chuẩn 6. Trữ lượng gỗ dao động từ 81,3 m3/ha ở ô tiêu chuẩn 4 đến 106,1 m3/ha ở ô tiêu chuẩn 6.

Những loài đồng ưu thế (IV% > 4,0%) dao động từ 5 - 6 loài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)