Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Cấu trúc quần thụ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB
4.2.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính
Đặc trưng thống kê phân bố N/D đối với trang thái rừng IIA và IIB được ghi lại ở Bảng 4.15 và Phụ lục 5. Đối với trạng thái rừng IIA (Bảng 4.15 và Phụ lục 5.1), đường kính bình quân là 8,9 cm; dao động từ 8,6 cm ở ô tiêu chuẩn 1 đến 9,1 cm ở ô tiêu chuẩn 3. Phạm vi biến động cấp D (Dmax – Dmin) từ 6,0 cm đến 26 cm.
Hệ số biến động đường kính dao động từ 44,2% ở ô tiêu chuẩn 1 đến 46,2% ở ô tiêu chuẩn 3; trung bình 45,3. Hình thái đường cong phân bố N/D ở cả 3 ô tiêu chuẩn đều có dạng phân bố giảm từ cấp D = 6 cm đến cấp D > 26 cm (Bảng 4.16; Hình 4.5); đỉnh đường cong lệch trái (Sk > 0) và rất nhọn (Ku > 0).
Bảng 4.15. Đặc trưng thống kê đường kính đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 0,20 ha.
TT Thống kê Trạng thái rừng:
IIA IIB
(1) (2) (3) (4)
1 N (cây) 179 160
2 D (cm) 8,9 14,6
3 Dmin (cm) 6 10
4 Dmax (cm) 26 40
5 Dmax-Dmin 20 30
6 ± Sd (cm) 4,05 7,05
7 CV% 45,3 48,1
8 Sk 1,85 1,76
9 Ku 4,11 2,74
Đối với trạng thái rừng IIB (Bảng 4.15; Phụ lục 5.2), đường kính bình quân là 14,6 cm; dao động từ 13,8 cm ở ô tiêu chuẩn 4 đến 15,5 cm ở ô tiêu chuẩn 6.
Phạm vi biến động cấp D (Dmax – Dmin) từ 6 - 40 cm. Hệ số biến động đường kính nhận giá trị rất cao (CV = 48,1%); dao động từ 46,1% ô tiêu chuẩn 5 đến 49,3% ô tiêu chuẩn 4. Hình thái đường cong phân bố N/D có dạng phân bố giảm từ cấp D = 6 cm đến cấp D > 40 cm (Sk > 0; Ku > 0) (Bảng 4.16; Hình 4.6).
Bảng 4.16.Phân bố N/D thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính 1,0 ha.
TT Trạng thái rừng IIA Trạng thái rừng IIB
Cấp D N/ha Cấp D N/ha
(1) (2) (3) (4) (5)
1 <6 468 ≤ 10 467
2 10 287 16 183
3 14 85 22 72
4 18 30 28 40
5 22 13 34 27
6 26 12 ≥40 13
Tổng số 895 802
N (cây/ha)
.
Hình 4.5.Phân bố N/D thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIA.
. N (cây/ha)
.
Cấp D (cm)
Những kiểm định thống kê (Bảng 4.17 và 4.18; Phụ lục 6 và 7) cho thấy, hàm phân bố mũ và hàm phân bố Beta đều có thể làm phù hợp với phân bố N/D của hai trạng thái rừng này.
Đối với cả hai trạng thái rừng IIA và IIB, cả 6 ô tiêu chuẩn đều nhận giá trị SSR ở hàm phân bố mũ nhỏ hơn so với hàm phân bố Beta. Đối với trạng thái rừng IIA (Bảng 4.17), giá trị SSR của hàm phân bố Beta trên ô tiêu chuẩn 1 – 3lớn hơn trên 3,5 lần so với hàm phân bố mũ. Đối với trạng thái rừng IIB (Bảng 4.18), giá trị SSR của hàm phân bố Beta trên ô tiêu chuẩn 4 - 6 lớn hơn trên 12 lần so với hàm phân bố mũ. Phân tích sai lệch của hai hàm phân bố mũ và phân bố Beta là nhằm xác định hàm phân bố thích hợp để ước lượng số cây theo cấp D với sai lệch nhỏ nhất. Vì thế, theo tiêu chuẩn SSRMin, hàm phân bố mũ là hàm thích hợp để xây dựng hàm ước lượng phân bố số cây theo cấp D đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB (Hình 4.7 và 4.8).
N (cây/ha)
.
Hình 4.6.Phân bố N/D thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIB.
. .
Cấp D (cm)
Bảng 4.17. So sánh sai lệch của hàm phân bố mũ và hàm phân bố Beta để làm phù hợp với phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA.
4.17a. Những tương quan và sai lệch của hàm phân bố mũ. Đơn vị tính 1,0 ha.
TT Thống kê Ô tiêu chuẩn:
1 2 3 Bình quân
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 R2 98,2 98,5 96,4 97,8
2 ±S 34,4 27,7 43,8 35,4
3 MAE 20,4 16,5 25,9 21,0
4 MAPE 57,1 41,0 50,5 48,0
5 SSR 3559 2310 5778 3762
4.17b. Những tương quan và sai lệch của hàm phân bố Beta. Đơn vị tính 1,0 ha.
TT Thống kê Ô tiêu chuẩn:
1 2 3 Bình quân
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 ±S 58,9 50,4 63,9 57,7
2 MAE 37,1 31,9 41,1 36,4
3 MAPE 49,8 37,2 47,9 44,7
4 SSR 17298 12659 20355 16627
(SSRBeta/SSRmũ) 4,9 5,5 3,5 4,4
Bảng 4.18. So sánh sai lệch của hàm phân bố mũ và hàm phân bố Beta để làm phù hợp với phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIB.
4.18a. Những tương quan và sai lệch của hàm phân bố mũ. Đơn vị tính 1,0 ha.
TT Thống kê Ô tiêu chuẩn:
4 5 6 Bình quân
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 R2 99,91 99,53 99,91 99,95
2 ±S 7,7 15,4 5,6 4,6
3 MAE 3,9 7,9 3,4 2,8
4 MAPE 22,9 13,4 5,9 10,5
5 SSR 181 721 95 65
4.18b. Những tương quan và sai lệch của hàm phân bố Beta. Đơn vị tính 1,0 ha.
TT Thống kê Ô tiêu chuẩn:
4 5 6 Bình quân
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 ±S 29,1 41,7 28,8 31,1
2 MAE 37,1 31,9 41,1 36,4
3 MAPE 49,8 37,2 47,9 44,7
4 SSR 4245 8722 4162 4834
(SSRBeta/SSRmũ) 23,5 12,1 43,8 74,4
N (cây/ha)
.
Hình 4.8.Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIB được làm phù hợp với hàm phân bố mũ và phân bố Beta.
. N (cây/ha)
Hình 4.8.Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng
.
D (cm) N (cây/ha)
.
Hình 4.7.Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái IIA được làm phù hợp với hàm phân bố mũ và phân bố Beta.
. N (cây/ha)
.
D (cm)
Mô hình phân bố N/D bình quân chung đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB có dạng như hàm 4.1 và 4.2 (Bảng 4.19; Hình 4.9 và 4.10; Phụ lục 6 và 7).
Bảng 4.19.Những hàm phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính 1,0 ha.
TT Tham số Trạng thái rừng:
IIA IIB
(1) (2) (3) (4)
1 m 1290,13 2379,41
2 -b 0,154557 0,1659
3 k -30,7925 14,2303
4 R2 97.8 99,95
5 ±S 35.4 4,6
6 MAE 21.0 2,8
7 MAPE 48.0 10,5
8 SSR 3762 65
Hàm (4.1) (4.2)
N (cây/ha)
.
Hình 4.9.Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIAđược làm phù hợp với hàm phân bố mũ.
. N (cây/ha)
.
D (cm)
Bằng cách thay cấp D vào hai hàm 4.1 và 4.2, xác định được số cây phân bố vào những cấp D khác nhau đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB (Bảng 4.20 và 4.21).
Bảng 4.20. Phân bố số cây theo cấp đường kính đối với trạng thái rừng IIA.
Đơn vị tính: 1,0 ha.
TT Cấp D (cm) N (cây/ha) N% N(Tích lũy) N%(Tích lũy)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 <6 474 53,0 474 53,0
2 10 242 27,0 716 80,0
3 14 116 13,0 832 93,0
4 18 49 5,5 881 98,4
5 22 12 1,3 893 99,8
6 >26 2 0,2 895 100,0
Tổng số 895
N (cây/ha)
.
Hình 4.10.Đồ thị biểu diễn phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIB được làm phù hợp với hàm phân bố mũ.
. N (cây/ha)
.
D (cm)
Đối với trạng thái rừng IIA (Bảng 4.20), mật độ trung bình là 895 cây/ha (100%); trong đó suy giảm nhanh từ cấp D < 6 cm (474 cây/ha hay 53,0%) đến cấp D = 18 cm (49 cây/ha hay 5,5%) và cấp D > 26 cm (2 cây/ha hay 0,2%). Tốc độ suy giảm số cây trung bình sau mỗi cấp D là 15,4% (hệ số b = -0,1545). Tổng số cây tích lũy đến cấp D = 18 cm là 881 cây/ha hay 98,4%, còn lại 1,6% hay 14 cây/ha đạt đến cấp D >26 cm.
Bảng 4.21. Phân bố số cây theo cấp đường kính đối với trạng thái rừng IIB.
Đơn vị tính: 1,0 ha.
TT Cấp D (cm) N (cây/ha) N% N(Tích lũy) N%(Tích lũy)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 ≤ 10 467 58,2 467 58,2
2 16 182 22,6 649 80,9
3 22 76 9,5 725 90,4
4 28 37 4,6 762 95,0
5 34 23 2,8 785 97,8
6 ≥ 40 17 2,2 802 100,0
Tổng số 802 100,0
Đối với trạng thái rừng IIB (Bảng 4.21), mật độ trung bình là 802 cây/ha (100%); trong đó giảm nhanh từ cấp D < 10 cm (467 cây/ha hay 58,2%) đến cấp D
= 22 cm (76 cây/ha hay 9,5%) và cấp D > 40 cm (17 cây/ha hay 2,2%). Tốc độ suy giảm số cây trung bình sau mỗi cấp D là 16,6% (hệ số b = -0,16588). Tổng số cây tích lũy đến cấp D = 28 cm là 762 cây/ha hay 95,0%, còn lại 5% (40 cây/ha) đạt đến cấp D > 34 cm.
Kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những loài cây gỗ của họ Sao Dầu xuất hiện ở mọi cấp D (Bảng 4.22 và 4.23; Hình 4.11 và 4.12). Số liệu ở cột 4 và cột 7 của Bảng 4.22 và 4.23 là tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu trong mỗi cấp D.
Bảng 4.22. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIA theo cấp đường kính. Đơn vị tính: 1,0 ha.
Cấp D (cm) Tổng số Họ Sao Dầu Loài khác
N (cây/ha) N% N (cây/ha) N% N (cây/ha) N%
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
<6 465 100 96 20,6 369 79,4
10 237 100 82 34,6 155 65,4
14 114 100 42 36,8 72 63,2
18 48 100 20 41,7 28 58,3
22 13 100 8 61,5 5 38,5
>26 19 100 12 63,2 7 36,8
Tổng số 895 100 260 29,1 636 71,0
Ở trạng thái rừng IIA (Bảng 4.22; Hình 4.11), tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu trong mỗi cấp D gia tăng dần từ cấp D < 6 cm (20,6%) đến cấp D = 18 cm (41,7%) và cấp D > 26 cm (63,2%). So với mật độ quần thụ (100%), họ Sao Dầu đóng góp trung bình 29,1% số cây. Đối với trạng thái IIB (Bảng 4.23; Hình 12), tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu trong mỗi cấp D cũng gia tăng dần từ cấp D < 10 cm (29,3%) đến cấp D = 28 cm (53,9%) và cấp D > 34 cm (58,8%). So với mật độ quần thụ (100%), họ Sao Dầu đóng góp trung bình 32,2% số cây. Những phân tích trên đây cho thấy họ Sao Dầu đóng vai trò rất lớn đối với sự hình thành hai trạng thái rừng IIA và IIB ở khu vực núi Minh Đạm.
Bảng 4.23. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIBtheo cấp đường kính.Đơn vị tính: 1,0 ha.
Cấp D (cm) Tổng số Họ Sao Dầu Loài khác
N (cây/ha) N% N (cây/ha) N% N (cây/ha) N%
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
≤ 10 467 100 137 29,3 330 70,7
16 182 100 57 31,2 125 68,8
22 76 100 23 30,7 53 69,3
28 37 100 20 53,9 17 46,1
34 23 100 13 58,8 9 41,2
≥40 17 100 8 48,0 9 52,0
Tổng số 802 100 258 32,2 544 67,8
N (%)
Hình 4.11.Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp đường kính trong trạng thái rừng IIA.
.
N (%)
.
Cấp D (cm)