Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 65 - 73)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Cấu trúc quần thụ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB

4.2.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Đặc trưng thống kê phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIBđược dẫn ra ở Bảng 4.24 vàPhụ lục 8. Từ đó cho thấy chiều cao bình quân đối với trạng thái rừng IIA (10,8 m) cao hơn so với trạng thái rừng IIB (9,4 m).

Phạm vi biến động H (Hmax–Hmin) ở 2trạng thái này tương tự như nhau (6–20 m).

Hệ số biến động H ở trạng thái rừng IIA (CV = 35,5%) lớn hơn so với trạng thái rừng IIB (CV = 31,5%). Hình thái đường cong phân bố N/H đối với hai trạng thái rừngIIA và IIB đều có dạng phân bố một đỉnh; đỉnh đường cong lệch trái (Sk > 0) vàhơi nhọn (Ku> 0) (Bảng 4.25; Hình 4.13 và 4.14; Phụ lục 8 - 10).

N (%)

Hình 4.12.Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp đường kính trong trạng thái rừng IIB.

. N (%)

.

Cấp D (cm)

Bảng 4.24. Đặc trưng thống kê phân bố chiều cao đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 0,20 ha.

TT Thống kê Trạng thái rừng:

IIA IIB

(1) (2) (3) (4)

1 N (cây) 179 160

2 H (m) 10,8 9,4

3 Hmin (m) 6 6

4 Hmax (m) 20 20

5 Hmax - Hmin 14 14

6 ± Sh (m) 3,61 3,0

7 CV% 33,5 31,5

8 Sk 0,69 1,61

9 Ku 0,11 2,75

Bảng 4.25. Phân bố N/H thực nghiệm đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính 1,0 ha.

TT Cấp H (m) Trạng thái rừng:

IIA IIB

(1) (2) (3) (4)

1 <6 122 112

2 8 233 355

3 10 158 187

4 12 147 57

5 14 120 37

6 16 55 23

7 18 30 18

8 >20 30 13

Tổng số 895 802

Những kiểm định thống kê cho thấy phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA và IIB phù hợp với hàm phân bố khoảng cách (Hàm 4.3 và 4.4; Bảng 4.26; Hình

N (cây/ha)

.

Hình 4.13. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA. bình.

. 0

50 100 150 200 250

6 8 10 12 14 16

OTC 4 OTC 4 OTC 6 Bình quân

.

Cấp H (m)

N (cây/ha)

.

Hình 4.14. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIB.

. 0

50 100 150 200 250 300 350 400 450

6 8 10 12 14 16

OTC 4 OTC 4 OTC 6 Bình quân

.

H (m)

4.15 và 4.16). Bằng cách khảo sát hai hàm này, xác định được số cây phân bố vào những cấp H khác nhau đối với hai trạng thái rừng này (Bảng 4.27 và 4.28).

Bảng 4.26. Những hàm phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính 1,0 ha.

TT Tham số Trạng thái rừng:

IIA IIB

(1) (2) (3) (4)

1 N (cây/ha) 895 802

2 a 0,1359 0,1393

3 b 0,6378 0,4945

Hàm (4.3) (4.4)

Hình 4.15. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIA.

. 0

50 100 150 200 250 300 350

6 8 10 12 14 16 18 20

N (Thực nghiệm) N (Dự đoán)

.

N (cây/ha)

.

Cấp H (m)

Bảng 4.27. Ước lượng phân bố số cây theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIA. Đơn vị tính: 1,0 ha.

TT Cấp H (m) N (cây/ha) N% N(Tích lũy) N%(Tích lũy)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 6 126 14,1 126 14,1

2 8 291 32,5 417 46,6

3 10 185 20,7 602 67,3

4 12 118 13,2 720 80,4

5 14 75 8,4 795 88,8

6 16 48 5,4 843 94,2

7 18 32 3,6 875 97,8

8 20 20 2,2 895 100,0

Tổng số 895 100

Hình 4.16. Đồ thị biểu diễn phân bố N/H đối với trạng thái rừng IIB.

. 0

50 100 150 200 250 300 350 400

6 8 10 12 14 16 18 20

N (Thực nghiệm) N (Dự đoán)

.

N (cây/ha)

.

Cấp H (m)

Bảng 4.28. Ước lượng phân bố số cây theo cấp chiều cao đối với trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1,0 ha.

TT Cấp H (m) N (cây/ha) N% N(Tích lũy) N%(Tích lũy)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

1 6 112 14,0 112 14,0

2 8 352 43,9 464 57,9

3 10 174 21,7 638 79,6

4 12 86 10,7 724 90,3

5 14 42 5,2 766 95,5

6 16 21 2,6 787 98,1

7 18 10 1,2 797 99,4

8 20 5 0,6 802 100,0

Tổng số 802 100,0

Đối với trạng thái rừng IIA (Bảng 4.27), mật độ quần thụ là 895 cây/ha (100%); trong đó gia tăng từ cấp H < 6 m (126 cây/ha hay 14,1%) và đạt cao nhất ở cấp H = 8 m (2391 cây/ha hay 32,5%); sau đó giảm nhanh đến cấp H > 20 m (20 cây/ha hay 2,2%). Tổng số cây tích lũy đến cấp H = 8 m là 417 cây/ha hay 46,6%.

Tổng số cây tích lũy đến cấp H = 16 m là 843 cây/ha (94,2%), còn lại 52 cây/ha hay 5,8% đạt đến cấp H > 18 m.

Đối với trạng thái IIB (Bảng 4.28), mật độ quần thụ là 802 cây/ha (100%);

trong đó gia tăng nhanh từ cấp H < 6 m (112 cây/ha hay 14,0%) và đạt cao nhất ở cấp H = 8 m (352 cây/ha hay 43,9%); sau đó giảm nhanh đến cấp H > 20 m (5 cây/ha hay 0,6%). Tổng số cây tích lũy đến cấp H = 8 m là 464 cây/ha hay 57,9%.

Tổng số cây tích lũy đến cấp H = 16 m là 787 cây/ha (98,1%), còn lại1 8 cây/ha hay 1,9% đạt đến cấp H > 18 m.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những loài cây gỗ của họ Sao Dầu phân bố ở mọi cấp H (Bảng 4.29 và 4.30; Hình 4.17 và 4.18). Số liệu ở cột 4 và cột 7 của Bảng 4.28 và 4.29 là tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu trong mỗi cấp D.

Bảng 4.29. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIAtheo cấp chiều cao.Đơn vị tính: 1,0 ha.

Cấp H (m) Tổng số Họ Sao Dầu Loài khác

N (cây/ha) N% N (cây/ha) N% N (cây/ha) N%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

6 126 100 30 23,8 96 76,2

8 291 100 35 12,0 256 88,0

10 185 100 45 24,3 140 75,7

12 118 100 45 38,1 73 61,9

14 75 100 35 46,7 40 53,3

16 48 100 30 62,5 18 37,5

18 32 100 20 62,5 12 37,5

20 20 100 20 100,0 0 0,0

Tổng số 895 100 260 29,1 635 70,9

N (%)

Hình 4.17.Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp chiều cao trong trạng thái rừng IIA.

. N (%)

.

Cấp H (m)

Bảng 4.30. Phân bố số cây của họ Sao Dầu trong trạng thái rừng IIBtheo cấp chiều cao.Đơn vị tính: 1,0 ha.

Cấp H (m) Tổng số Họ Sao Dầu Loài khác

N (cây/ha) N% N (cây/ha) N% N (cây/ha) N%

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

6 112 100 12 10,7 100 89,3

8 352 100 125 35,5 227 64,5

10 174 100 57 32,8 117 67,2

12 86 100 26 30,2 60 69,8

14 42 100 12 28,6 30 71,4

16 21 100 13 61,9 8 38,1

18 10 100 8 80,0 2 20,0

20 5 100 5 100,0 0 0,0

Tổng số 802 100 258 32,2 544 67,8

N (%)

.

Hình 4.18.Biểu đồ biểu thị phân bố tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu theo cấp chiều cao trong trạng thái rừng IIB.

. N ( )

.

Đối với trạng thái rừng IIA (Bảng 4.29 và Hình 4.17), tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu trong mỗi cấp H gia tăng nhanh từ cấp H < 6 m (23,8%) đến cấp H = 16 m (62,5%) và đạt 100% tại cấp H > 20 m. So với mật độ quần thụ (100%), họ Sao Dầu đóng góp trung bình 29,1% số cây. Đối với trạng thái rừng IIB (Bảng 4.30 và Hình 4.18), tỷ lệ số cây của họ Sao Dầu trong mỗi cấp H gia tăng nhanh từ cấp H < 6 m (10,33%) đến cấp H = 16 m (61,9%) và đạt 100% tại cấp H > 20 m. So với mật độ quần thụ (100%), họ Sao Dầu đóng góp trung bình 32,2% số cây.

Từ những phân tích trên đây cho thấy họ Sao Dầu đóng vai trò ưu thế trong mỗi cấp H. Khả năng tái sinh và sinh trưởng nhanh là điều kiện giúp cho những loài cây gỗ của họ Sao Dầu chiếm ưu thế trong quần xã thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)