Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển rừng nghiến ở điện biên
4.3.1. Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện Tủa Chùa
4.3.1.1.Hệ thống tổ chức lực lượng
Ở cấp huyện có một Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâmnghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 gồm 22 thành viên của Ủy ban nhân dân huyện, Hạt Kiểm lâm và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 xã, thị trấn tham gia do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban.
Huyện có một Hạt Kiểm lâm huyện, biên chế 15 công chức và một hợp đồng lái xe theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Cơ cấu tổ chức gồm: một Hạt tưởng, một Phó Hạt trưởng, một Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng kiêm nhiệm, một Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã, một công chức pháp chế chuyên trách, một công chức kế toán kiêm nhiệm hành chính, một công chức kỹ thuật kiêm kiểm lâm địa bàn xã, 11 công chức kiêm lâm địa bàn xã.
Ở cấp xã có 11 Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâmnghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 gồm 201 thành viên của Ủy ban nhân dân cấp xã, Công chức Kiểm lâm địa bàn xã và 135 trưởng thôn, bản
tham gia do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn làm trưởng ban.
Ở cấp xã có 135 tổ, đội quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng gồm 1.020 thành viên tham gia do Trưởng thôn, bản hoặc người đại diện cho chủ rừng cộng đồng tham gia.
4.3.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 - 01 - 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 02 - 08 - 2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được triển khai thực hiện sâu, rộng trên các thông tin tin đại chúng, thông tấn,báo chí của trung ương, của tỉnh vàhuyện; tổ chức thực hiện Kế hoạch về nội dung của Chỉ thị bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhằm truyên truyền sâu rộng, thiết thực về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 71 hội nghị tuyên truyền ở thôn, bản với trên 11.550 lượt người tham dự; đăng tải 146 lượt tin, bài phản ánh về hoạt động bảo vệ rừng, về những chính sách được thực hiện đối với công tác phát triển rừng, thu hút trên 18.203 lượt độc giả, người dân quan tâm; Đài Phát thanh -Truyền hình huyện:
tăng cường tuyên truyền cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phổ biến các Văn bảnQuy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đã phát 56 chuyên mục (với thời lượng 30 phút/chuyên mục), 72 phóng sự, 59 tin.
Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đã nâng cao hiểu biết, nhận thức trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn bản trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ, phát triển rừng.
4.3.1.3. Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên rừng.
Ủy ban nhân nhân huyện Tủa Chùa đã triển khai thực hiện Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020;
huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ trướng Chính phủ tại Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ, trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã chấm dứt việc khai thác chính, khai thác gỗ gia dụng từ rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng gỗ; các hoạt động khai thác gỗ trên địa bàn chủ yếu từ rừng trồng và cây trồng phân tán, ngoài ra và khai thác lâm sản ngoài gỗ, sản lượng không lớn. Tuy nhiên, tình hình khai thác, mua, bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản gỗ nghiến vẫn diễn ra phức tạp ở một số xã như: Xá Nhè, Mường Đun, Mường Báng, Tủa Thàng
a) Kết quả ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp Với sự vào cuộc lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền huyện Tủa Chùa và việc tổ chức triển khai thực hiện của Hạt Kiểm lâm, Công an huyện trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, trên địa bàn huyện đã phát hiện 343 vụ vi phạm về lâm nghiệp, cụ thể năm 2016: 49 vụ, năm 2017:106 vụ, năm 2018: 80 vụ, năm 2019: 69 vụ, sáu tháng đầu năm 2020: 39 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 338 vụ, xử lý hình sự 5 vụ; tịch thu 151 m3 gỗ (gồm: gỗ nghiến 147 m3, chủ yếu là gỗ nghiến tròn dạng thớt; gỗ thông thường 4m3); tịch thu 123 phương tiện vi phạm (gồm 2 xe ô tô, 115 xe máy, 2 cưa xăng, 4 phương tiện khác); thu nộp ngân sách nhà nước 2 tỷ 700 triệu đồng.
Để xảy ra tình trạng những tồn tại, hạn chế về công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản nêu trên là do chính quyền địa phương cơ sở chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; chủ rừng thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời các vụ khai thác rừng trên diện tích được giao nhà nước quản lý; một bộ phận công chức các cơ quan quản lý nhà nước, Kiểm lâm địa bàn năng lực, nghiệp vụ còn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không kiểm tra, phát hiện, tham mưu cho chính quyền cấp xã xử lý kịp thời các vụ khai thác rừng trái pháp luật; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong và ngoài huyện để đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.
b) Kết quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Kết quả từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn huyện đã trồng mới được 197,9 ha rừng trồng thay thế, rừng trồng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên được 814,1 ha rừng; chi trả 64 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng;
trồng mới 66.000 cây phân tán. Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; triệt phá được các “đầu nậu” về mua bán gỗ nghiến dạng thớt trên địa bàn huyện; bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện có của huyện, đặc biệt là bảo vệ được các khu rừng còn nhiều cây gỗ nghiến tại các xã: Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Huổi Só, Sín Chải.
4.3.1.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Trong giai đoạn 2016 - 2020 công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện Tủa Chùa luôn được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và người dân được nâng lên; Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã thấy rõ được
vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thiết lập được trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện; các khu rừng tự nhiên có loài nghiến phân bố được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ có hiệu quả; kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được công bố đến thôn, bản để người dân biết và thực hiện.
Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng mới rừng sản xuất; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi rừng được triển khai thực hiện; việc chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, làm đường giao thông được quản lý, giám sát chặt chẽ;
chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại 12/12 đơn vị hành chính cấp xã; tỷ lệ che phủ rừng của huyện đạt 37,5% vào năm 2019, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tủa Chùa lần thứ XVII đề ra.
Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng khai thác lâm sản trái pháp luật, đặc biệt là gỗ nghiến tròn dạng thớt diễn ra khá phức tạp; công tác trồng rừng chậm tiến độ, chưa đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Lực lượng kiểm lâm mỏng, thiếu trang thiết bị, một số cán bộ kiểm lâm địa bàn trình độ còn hạn chế; chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng thôn bản chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.