Đề xuất mục tiêu, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Tủa Chùa giai đoạn 2021-2025

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu) phân bố tập trung ở tỉnh Điện Biên (Trang 59 - 69)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển rừng nghiến ở điện biên

4.3.2. Đề xuất mục tiêu, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Tủa Chùa giai đoạn 2021-2025

Từ kết quả nghiên cứu ở mục 4.1 và 4.2 cho thấy, rừng tự nhiên có loài nghiến phân bố tập trung ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên có trữ lượng thuộc trạng thái rừng nghèo (đối tượng rừng bị tác động mạnh) và rừng trung

bình (đối tượng rừng bị tác động vừa và nhẹ) cần có giải pháp quản lý, bảo vệ và phục hồi để rừng phát triển bền vững trong giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó huyện Tủa Chùa được quy hoạch 2 loại rừng phòng hộ và sản xuất, với tổng diện tích là 40.624,7 ha (chiếm 59,37% tổng diện tích tự nhiên của huyện); trong đó, quy hoạch rừng phòng hộ 29.624,7 ha, quy hoạch rừng sản xuất 11.096,08 ha; thực hiện chính sách chi trả chi trả dịch vụ môi trường rừng, huyện Tủa Chùa hàng năm được chi trả từ 16 đến 20 tỷ đồng/năm là những tiềm năng, lợi thế cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện, trên cơ sở đó học viên đề xuất một số mục tiêu, giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện Tủa Chùa giai đoạn 2021-2025 như sau:

4.3.2.1. Mục tiêu, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Tủa Chùa giai đoạn 2021-2025

a) Về mục tiêu

Tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 02 - 08 - 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Nghị quyết số 71/NQ- CP ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Kế hoạch 3104/KH-UBND ngày 23/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về

thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Tủa Chùa phấn đấu số vụ phá rừng làm nương rẫy bình quân giảm 10%/năm trở lên so với giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện được trên 80% kế hoạch công tác phát triển rừng hàng năm;

đảm bảo việc chuyển đổi rừng sang mục đích khác tác động tối thiểu lên tài nguyên rừng; số vụ cháy rừng bình quân giảm 10%/năm so với giai đoạn 2016 - 2020; số vụ khai thác rừng trái phép giảm 20% so với giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao hiệu quả của hệ thống theo dõi diễn biến rừng.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện; tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Tập trung quản lý, bảo vệ các khu rừng tự nhiên có loài nghiến phân bố, không để xảy ra điểm nóng về khai thác, vận chuyển, mua bán trái pháp luật về gỗ nghiến trên địa bàn 5 xã gồm: Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Huổi Só và Sín Chải; phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện lên 40%

vào năm 2025.

b) Giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên luận văn đề xuất áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng hình thức nuôi dưỡng rừng tự nhiên, theo quy trình ký thuật quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh như sau: thực hiện phát dây leo, không phát cây bụi, thảm tươi,

chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữ lại những cây sinh trưởng khỏe mạnh, đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,6; số lần chặt từ 01 lần đến 02 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 03 năm đến 07 năm; đồng thời thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

c) Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp:

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của của huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của rừng đối với cuộc sống và sự cần thiết phải bảo vệ, phát triển rừng cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của huyện tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và coi việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những tiêu chí bình xét thi đua hằng năm.

Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về lâm nghiệp; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phê phán công khai các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng trong bảo vệ rừng của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục phòng ngừa chung; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Giáo dục, tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng của toàn xã hội thông qua việc giáo dục đối tượng học sinh các cấp trên ghế nhà trường.

- Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp Rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý ngành lâm nghiệp; ban hành quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm cho các phòng, ban, đơn vị huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cấp thôn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua cảnh báo, thông báo nguy cơ cháy rừng; nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc từ huyện đến xã và chủ rừng; đầu tư ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý lửa rừng và giám sát mất rừng; tăng cường trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ chữa cháy rừng;

Thực hiện quy chế quản lý rừng cộng đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, không để xảy ra tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp từ rừng tự nhiên; thực hiện cơ chế, chính sách xã hội hóa trong đầu tư, để thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác lâm nghiệp của huyện; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân chuyển đổi đất nương sang trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng trong thời gian 6 năm để đảm bảo cuộc sống.

Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự và các lực lượng khác trên địa bàn huyện và lực lượng tăng cường của tỉnh tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, đặc biệt là gỗ nghiến tròn dạng thớt trên địa bàn huyện.

Phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước cho chính quyền cấp xã, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền, cơ quan, tổ chức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng ở cấp thôn bản.

Tăng cường quản lý đất lâm nghiệp, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về đất đai. Thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng; chấm dứt tình trạng mua, bán và "hợp thức hóa"

quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật.

Chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp xã duy trì thường xuyên việc kiểm tra các khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác lâm sản trái pháp luật; xác định đường dây, "đầu nậu" buôn bán gỗ nghiến và lâm sản trái pháp luật; xử lý nghiêm minh những vi phạm theo pháp luật về lâm nghiệp; rà soát xử lý dứt điểm các vụ án vè rừng còn tồn đọng gắn với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để giáo dục, răn đe phòng ngừa chung.

Nghiêm túc thực hiện việc dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên gắn với triển khai thực hiện các cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với hỗ trợ người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng; cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Kiểm tra, giám sát, thẩm định chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng theo đúng quy định của pháp luật; đề xuất các phương án hấp thụ phát thải khí nhà kính từ các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng để người dân được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ tín chỉ các bon rừng.

Hàng năm, huyện bố trí kinh phí để đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng.

Tăng cường giáo dục pháp luật, vận động xây cộng đồng, nhân dân tăng cường quản lý bảo vệ rừng; xây dựng dựng phương án công đồng dân cư được giao rừng tuần tra, canh gác tại các khu rừng tự nhiên có phân bố loài cây gỗ nghiến, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Công an, Kiểm lâm huyện khi phát hiện có dấu hiệu khai thác; tố giác những người cố tình khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ nghiến tròn dạng thớt cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa chỉ đạo Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện duy trì tổ công tác liên ngành, tăng cường lực lượng, xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác minh làm rõ các khu rừng có khai thác gỗ Nghiến, đồng thời có phương án ngăn chặn, xử lý kịp thời. Tập trung tuần tra rừng tại các xã Mường Đun, Xá Nhè, Tủa Thàng, Huổi Só và tuyến đường vận chuyển từ xã Xá Nhè đi xã Ta Ma, Phình Sáng của huyện Tuần Giáo; tuyến đường từ xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa đi xã Nà Tòng, Quốc lộ 6 huyện Tuần Giáo; tuyến đường sông từ các xã Tủa Thàng, Huổi Só đi huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và đi huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu và lên thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên).

Đề nghị Chi cục Kiểm lâm: chỉ đạo Đội Kiểm lâm động và Phòng cháy, chữa cháy rừng tăng cường xây dựng hệ thống cộng tác viên cung cấp thông tin về các hành vi khai thác vận chuyển, mua bán, tàng trữ gỗ nghiến trái pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó trọng tâm là huyện Tủa Chùa để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Chấn chỉnh hoạt động công chức kiểm lâm địa bàn xã, Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường bám dân, bám địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tiếp tay cho “lâm tặc”,

chuyển khỏi địa bàn những trường hợp thiếu tích cực; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La và các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La xử lý dứt điểm tình trạng mua bán, kinh doanh thớt nghiến và các sản phẩm gỗ nghiến khu vực đỉnh đèo Pha Đin, xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La giáp ranh với xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở cộng đồng dân cư thôn bản theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Về đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng

Hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, cắm mốc giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất hoặc thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đất đai và lâm nghiệp. Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý phải khẩn trương rà soát để tổ chức giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo quy định của pháp luật và Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2019-2023.

- Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng

Tiến hành rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ và kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, tác động xấu đến môi trường sinh

thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án.

Không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần thiết do Chính phủ quyết định); thực hiện quy định của Chính phủ về dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.

- Tăng cường công tác phát triển rừng

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng từng bước được cải thiện cho kế hoạch trồng rừng và cây phân tán hàng năm của huyện. Thực hiện quyết liệt kế hoạch phát triển rừng hàng năm, thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; xây dựng đề án bảo tồn rừng tự nhiên có phân bố loài cây nghiến trên địa bàn huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện; khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng, hiệu quả trồng cây phân tán, cây phong trào; áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng hình thức nuôi dưỡng rừng tự nhiên có loài nghiến phân bố.

- Kiện toàn tổ chức và hoạt động của kiểm lâm

Chi cục Kiểm lâm tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền kiện toàn toàn tổ chức của các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, trong đó có Hạt Kiểm lâm huyện Tủa Chùa theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tăng cường kiểm tra thực thi công vụ của công

chức kiểm lâm địa bàn, công chức chuyên môn và công chức lãnh đạo, quản lý của Hạt Kiểm lâm huyện Tủa Chùa.

- Về phát triển sinh kế

Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa triển khai thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng từ Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình 30a của Chính phủ.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện Tủa Chùa, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai. Hỗ trợ tài chính để khai hoang đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón cho người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai, chè cây cao Tủa Chùa. Hỗ trợ lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; làm chuồng trại chăn nuôi; Hỗ trợ tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm.

Tập trung phát triển các cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn theo chuỗi giá trị như: Lúa chất lượng cao, ngô, chè. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi, chi hội, tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi; chăn nuôi tập trung, sử dụng có hiệu quả đất đai, nguồn thức ăn, kiểm soát tốt dịch bệnh, an toàn thực phẩm sau giết mổ; bảo tồn, phát triển các giống vật nuôi bản địa, tạo ra các sản phẩm đặc sản có chất lượng, giá trị hàng hóa cao; tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; khuyến khích loại hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu) phân bố tập trung ở tỉnh Điện Biên (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)