Vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè

Một phần của tài liệu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Cây Chè Trên Địa Bàn (Trang 22 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ

1.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè

1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè

Nhà nước tồn tại đóng vai trò là chủ thể lớn nhất, quyết định nhất trong việc quản lý xã hội và là nhân tố cơ bản nhất giúp cho xã hội tồn tại, phát triển.

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra. Như vậy có thể thấy rằng, Nhà nước có vai trò quan trọng đối với quản lý Nhà nước nói chung và phát triển cây chè nói riêng. Chè là cây công nghiệp lâu năm, trồng một lần có thể cho thu hoạch từ 30 - 50 năm và có thể lâu hơn. Chè được đánh giá là cây trồng có nguồn gốc bản địa, có nhiều lợi thế trong sản xuất ở vùng Trung du và Miền núi, thị trường tiêu thụ chè rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

mở, đầu tư sản xuất chè có hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Cây chè là cây có tính chiến lược trên những vùng đất Trung du - Miền núi.

Khi sản xuất chè phát triển, vùng sản xuất sẽ có hệ thống giao thông, điện, hệ thống dịch vụ phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tư duy con người thay đổi, kéo theo xã hội phát triển, phát triển sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững.

Quản lý Nhà nước đối với sản phẩm chè có vai trò cơ bản là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây chè, giúp cho cây chè ngày càng phát triển bền vững hơn nữa. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ. Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Do đó, các chính sách quản lý nhà nước có vai trò rất lớn trong việc phát triển sản phẩm chè nói chung.

Trước tiên các quản lý Nhà nước có vai trò định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể liên quan đến phát triển cây chè như người trồng chè, sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các chiến lược, các chương trình, mục tiêu …của mình mà nhà nước buộc các cá nhân, hộ gia đình, thương nhân phải tuân thủ theo các quy định chung. Từ đó mới có cơ sở để tính toán, lựa chọn các quyết định trồng, chế biến đầu tư, kinh doanh sao cho phù hợp nhất.

Nhà nước có thể tác động tích cực đến sản phẩm chè thông qua việc tác động đến các yếu tố đầu vào như thông qua trợ cấp, chính sách thị trường vốn, chính sách giáo dục, y tế. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể ban hành hay lập ra các tiêu chuẩn, quy định sản xuất, tiêu chuẩn xuất khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Nhà nước có thể xây dựng hệ thống các ngành hỗ trợ và phụ trợ, các chính sách thuế, các chương trình xúc tiến thương mại mang tầm quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

gia nhằm đẩy mạnh tạo điều kiện cho việc phát triển trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài được thuận lợi.

Các chính sách quản lý nhà nước còn tạo lập ra môi trường thương mại cạnh tranh công bằng cho các chủ thể tham gia sản xuất, buôn bán, thương mại [15] sản phẩm chè. Nhà nước tạo lập và cải thiện môi trường kinh doanh sao cho các doanh nghiệp khai thông các quan hệ thương mại, làm thông thoáng sự giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước thông qua việc thiết lập các khung khổ pháp lý đầy đủ hơn, đồng bộ hơn…Nhà nước vừa là người ban hành các chính sách cũng vừa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đưa chúng vào thực tiễn cuộc sống của các doanh nghiệp. Các chủ thể phải tuân theo các quy định của pháp luật tránh tình trạng gian dối trong thương mại, ép giá đối với người nông dân nhằm đảm bảo lợi ích của các bên.

Ngoài ra quản lý nhà nước còn có vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong thương mại. Thông qua các chính sách cụ thể nhà nước bắt buộc các chủ thể phải tuân theo các quy định, do đó khi có tranh chấp, mâu thuẫn thì nhà nước sẽ căn cứ vào các chính sách quản lý đã ban hành để giải quyết. Nhà nước là người trực tiếp can thiệp, giải quyết các mâu thuẫn trên thị trường thông qua các công cụ của mình. Chỉ Nhà nước chứ không phải thị trường mới có khả năng và cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau giữa mua và bán, giữa kinh doanh đúng đắn và kinh doanh trốn thuế, giữa kinh doanh hàng thật và kinh doanh hàng giả… Nhà nước dựa vào các chuẩn mực về luật pháp, các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành luật, giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hệ thống bộ máy tổ chức gồm tòa án, và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật khác. Thông qua các chính sách quản lý mà nhà nước có thể giám sát, điều tiết các hoạt động thương mại. Nhà nước đã xây dựng chiến lược chung cho phát triển sản phẩm chè dựa vào rất nhiều yếu tố. Do đó bắt buộc các chủ thể tham gia phải tuân thủ theo sự quy hoạch, mục tiêu phát triển của nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhà nước có thể giám sát điều tiết việc phát triển thương mại thông qua các chính sách của mình.

Các chính sách quản lý nhà nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho mặt hàng chè phát triển, được biết đến nhiều hơn, được tiêu thụ rộng rãi hơn. Các chính sách quản lý nhà nước về sản phẩm chè còn giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè đến người tiêu dùng trong và ngoài nước một cách rộng rãi, tạo điều kiện cho ngành chè phát triển.

Một phần của tài liệu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Cây Chè Trên Địa Bàn (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)