Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Cây Chè Trên Địa Bàn (Trang 82 - 86)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

3.4.1. Các yếu tố vĩ mô

- Sự phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế của huyện Tam Đường nói riêng không ngừng tăng trưởng và đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên. Sự phát triển của KTXH và đời sống của người dân đã có tác động tới các việc QLNN đối với sản phẩm chè. Do nhu cầu về sản phẩm chè tăng lên, những yêu cầu về mẫu mã, chủng loại, chất lượng, sự an toàn cũng tăng lên đã tác động đến các chính sách đó. Nhà nước cần phải có các cách quản lý làm sao cho phù hợp với sự thay đổi của KT - XH, sự thay đổi trong nhu cầu của người dân như các chính sách quy hoạch, kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm, VSATTP, các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm chè, các quy định về việc buôn bán hàng giả, hàng nhái…Tóm lại QLNN phải thay đổi và hoàn thiện sao cho phù hợp với sự phát triển chung của

50%

35%

15%

Đáp ứng đầy đủ Đáp ứng 1 phần Chưa đáp ứng được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

KTXH, sự phát triển của đời sống người dân.

- Chính sách của Đảng, nhà nước

Chính sách và luật pháp của Đảng và Nhà nước có tác động rất lớn đến việc quản lý nhằm phát triển cây chè.Các chính sách này đã định hướng, hướng dẫn sự hoạt động phát triển cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển cây chè. Các chính sách và quy định của nhà nước tác động đến người trồng, sản xuất chè về những tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về an toàn như việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chè nói chung và sản phẩm chè của huyện Tam Đường nói riêng. Ngoài ra các chính sách, luật pháp của Nhà nước còn tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh sản phẩm chè của huyện Tam Đường trên thị trường. Hiện nay hoạt động kinh doanh phát triển cây chè chịu sự tác động và điều tiết của các chính sách như: chính sách thuế, giá cả, chính sách kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm trong kinh doanh, chính sách về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, cấp phép về đăng ký kinh doanh…Hoạt động kinh doanh sản phẩm chè Tam Đường của các cơ sở sản xuất, của các công ty phải tuân theo các quy định này nhằm ổn định thị trường, thực hiện các mục tiêu mà nhà nước đã đề ra và phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngành. Các chính sách này được cụ thể hóa trong hệ thống các văn bản pháp luật mang tính bắt buộc chung do cơ quan QLNN ban hành.

- Hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình hộp nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn cùng với việc Việt Nam ra nhập WTO và hàng loạt các tổ chức quốc tế khác. Quá trình hội nhập này cũng có ảnh hưởng đến các chính sách QLNN về mặt hàng chè của huyện Tam Đường. Sự phát triển của ngành chè và sản phẩm chè của huyện Tam Đường phải phù hợp với quá trình hội nhập và các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt khi chè Tam Đường có tới 40- 50% sản lượng dành cho xuất khẩu. Nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

của WTO thì thị trường đã thực hiện những quy định về mở cửa, cắt giảm thuế, về đầu tư nước ngoài, về cạnh tranh, về chống buôn lậu…Vì vậy Nhà nước cần có các chính sách, công cụ quản lý đối với sản phẩm chè sao cho phù hợp với điều kiện môi trường trong thời kỳ cũng có ảnh hưởng đến sản phẩm chè Tam Đường.

3.4.2. Các yếu tố môi trường ngành - Sự phát triển ngành chè

Diện tích chè trên cả nước trong những năm qua đã có sự gia tăng khá

đều đặn cùng với đó là sự gia tăng trong tổng sản lượng. Trong vòng 16 năm từ năm 1999 đến năm 2015 diện tích tăng từ 70000 ha lên thành 103000 ha còn sản lượng tăng gần gấp 3 lần từ 60000 tấn chè khô lên gần 180000 tấn. Điều đó cũng cho ta thấy được sự phát triển khá nhanh của ngành chè cả về quy mô cũng như sản lượng. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.10. Diện tích và sản lượng chè cả nước giai đoạn 1999 - 2015 Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas)

Có được điều đó là do Nhà nước đã có những chính sách trong việc quy hoạch tổng thể diện tích chè ở các vùng và những chính sách ưu đãi cho việc trồng chè như ưu đãi về vốn, tín dụng, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000

1999 2000 2005 2015

Tổng diện tích chè cả nước (ha) Sản lượng chè khô (tấn)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thuật vào quá trình trồng, sản xuất chế biến chè. Tất cả các chính sách, công cụ của Nhà nước đều có tác động tích cực kích thích sự phát triển của ngành chè, và đương nhiên là với cả chè Tam Đường. Ngành chè phát triển kéo theo sự phát triển của chè Tam Đường. Vì vậy ta có thể khẳng định chè Tam Đường đang hòa mình vào sự phát triển chung của toàn ngành.

- Chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại sản phẩm chè

Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của QLNN về phát triển cây chè của huyện Tam Đường. Các hoạt động đó nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè đến đông đảo công chúng, từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động này ngày càng phát triển với những hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện truyền thông, các phương tiện đại chúng và được thực hiện cả trong, ngoài nước. Do đó Nhà nước cần phải có những chính sách, công cụ quản lý đối với hoạt động này, cần phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, sự phát triển của sản phẩm chè.

- Sự tác động hiệp hội ngành chè

Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) có tác động rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các QLNN đối với phát triển cây chè của huyện Tam Đường. Bởi vì hiệp hội chè Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp các doanh nghiệp kinh doanh chè, quản lý các hoạt động phát triển cây chè. Vitas đóng vai trò như một “nhạc trưởng” hướng dẫn các hội viên thực hiện cam kết của mình về sản xuất chè, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp. Vitas cũng tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Do đó thông qua Vitas mà Nhà nước có thể biết được tình hình sản xuất, kinh doanh chung về sản phẩm chè, biết được hiệu quả của các chính sách, những vấn đề còn tồn tại trong các chính sách. Từ đó Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế. Hiệp hội chè Vitas chịu sự quản lý tác động của Nhà nước, nhưng Vitas cũng lại điều hành hoạt động SXKD của các

Một phần của tài liệu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Cây Chè Trên Địa Bàn (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)