Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè trên địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
3.2.1. Quản lý nhà nước đối với việc quy hoạch phát triển cây chè
Việc quy hoạch phát triển cây chè của huyện Tam Đường là kim chỉ nam giữ vai trò định hướng, chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển sản phẩm chè cho phù hợp với điều kiện KTXH, nguồn lực của địa phương, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế, thương mại vĩ mô của Nhà nước. Huyện Tam Đường không thể tùy tiện xây dựng quy hoạch phát triển sản phẩm chè mà phải căn cứ vào các chính sách của Nhà nước làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm chè ra thị trường nội địa và thế giới.
UBND huyện Tam Đường đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án phát triển chè trên địa bàn huyện; Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên triển khai tổ chức thực hiện; tổ chức phân vùng nguyên liệu, thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân tham gia phát triển sản xuất, chế biến chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Các Doanh nghiệp, HTX chế biến chè đầu tư ứ ng trước vật tư phân bón cho nông dân thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chủ động đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến; tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm; quản lý vùng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Về phía người nông dân, tuân thủ quy trình kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật mới và sức lao động vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
Huyện Tam Đường căn cứ vào điều kiện thực tế mà đã quy hoạch phát triển cây chè của địa phương như sau :
- Vùng chè tại các xã Bản Bo, Bản Giang, Bình Lư, có khoảng 500 ha với sản lượng chè búp tươi là 12.000 tấn, sản lượng chè khô đạt 1.700 tấn/ năm.
- Vùng chè tại các xã Nà Tăm, Hồ Thầu, Bản Hon, Tả Lèng khoảng 330 ha, sản lượng chè búp tươi là 9.000 tấn, sản lượng chè khô là 1.200 tấn/ năm.
- Vùng chè tại các xã Sơn Bình, Thèn Xin, Nùng Nàng: khoảng 170 ha, sản lượng búp tươi là 5.000 tấn, chè khô là 900 tấn/ năm.
- Ngoài ra đã có 79 ha của các xã vùng đồi gò như Khun Há, Sùng Phài, có thể sản xuất 2.000 - 3.000 tấn chè búp tươi và chế biến 500 tấn chè búp khô.
- Quy hoạch đường phục vu ̣ sản xuất chè: Hỗ trơ ̣ đầu tư tổng 20 km đường sản xuất trên diện tích chè trồng mới, diê ̣n tích chè thâm canh nhưng chưa có đường, trong đó: Xã Bản Bo 10 km, Nà Tăm 5 km, Sơn Bình 5 km.
Tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại B.
- Quy hoạch xây dựng mô hình sản xuất chè có hệ thống tưới: Xây dựng mô hình công nghệ thâm canh cao, áp dụng đồng bô ̣ các giải pháp kỹ thuâ ̣t, kết hợp với hê ̣ thống tưới, ta ̣o sản phẩm chè hái vu ̣ đông xuân; được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao; qui mô 50 ha, thực hiện ta ̣i xã Bản Bo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Quy hoạch, lập bản đồ đầu tư phát triển vùng chè: Quy hoạch vùng trồng mới 300 ha; đường sản xuất vùng chè tập trung 20 km.
Đồng chí Hoàng Thọ Trung - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Nhờ có sự quy hoạch cụ thể mà sản phẩm chè của huyện Tam Đường được xây dựng phát triển theo quy hoạch chung về phát triển sản phẩm chè của quốc gia và quy hoạch phát triển KTXH của địa phương, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương. Trên cơ sở rà soát, quy hoạch đánh giá thực trạng của các cơ sở chế biến, huyện Tam Đường đã và sẽ tiếp tục đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch phát triển chè nhằm giữ vững và không ngừng nâng cao giá trị của sản phẩm chè.
Bảng 3.3. Diện tích quy hoạch và năng xuất, sản lượng chè của huyện Tam Đường giai đoạn 2012 - 2015
STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm
Tốc độ PT
BQ 2012 2013 2014 2015 (%) 1 Tổng diện tích ha 709 717 797 1.097 116,6
- DT cho thu hoạch ha 545,9 547,7 557,9 740,9 112,2 - DT trồng mới ha 163,1 169,3 239,1 356,1 131,3 2 Năng suất Tạ/ha 37,7 42,8 49,2 51,4 110,9 3 Sản lượng Tấn 2.680 2.970 3.243 3.936 113,7
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Tam Đường)
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng: Năm 2015 tổng diện tích trồng chè trên địa bàn huyện Tam Đường là 1.097ha tăng 1.256ha so với năm 2012, đạt tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2012 - 2015 là 116,6%, riêng năm 2015 tăng so với năm trước cao nhất trong giai đoạn, đạt tốc độ phát triển bình quân 137,6% so với năm 2014. Do trong năm 2015 diện tích trồng chè mới là 300ha, trong đó tập trung vào 03 xã có diện tích, lợi thế trong việc trồng chè là: xã Bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bo trồng mới 200ha, xã Nà Tăm 50ha, xã Sơn Bình 50ha. Trong tổng diện tích trồng chè đó, thì diện tích trồng mới có tốc độ tăng cao hơn so với diện tích cho thu hoạch, thực tế đạt là 131,3% bình quân trong giai đoạn, diện tích cho thu hoạch đạt 112,2%. Điều đó chứng minh rằng, các cấp lãnh đạo của Huyện Tam Đường đã thực sự chú trọng công tác quy hoạch gắn với mục tiêu mở rộng diện tích, gia tăng năng suất, sản lượng chè trên địa bàn huyện. Điển hình, năm 2012 chỉ đạt năng suất 37,7 tạ/ha nhưng đến năm 2015 đạt 51,4 tạ/ha, tăng 13,7 tạ/ha với tốc độ phát triển bình quân đạt 110,9% trong cả giai đoạn.
Chính từ sự quan tâm, nỗ lực của Cấp ủy, chính quyền địa phương, Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong việc phát triển cây chè trên địa bàn huyện cho thấy các chính sách là phù hợp, đã phát huy được hiệu quả góp phần tích cực phát triển cây chè. Sự tích cực tham gia của người dân trong việc xây dựng cơ sở khoa học lập hồ sơ quy hoạch và thực thi theo quy hoạch đã tạo ra những thành tựu nhất định. Công tác quy hoạch phát triển chè cũng tác động tích cực đến diện tích, năng suất và sản lượng trồng chè trên địa bàn huyện Tam Đường. Nhưng nhìn chung diện tích chè tăng chậm, điều này được lý giải do quỹ đất phù hợp cho trồng cây chè đã hết, đồng thời do chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với diện tích đất trồng chè già cỗi cho năng xuất thấp. Vì vậy, thay vì mở rộng diện tích trồng chè chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và hợp tác xã phối hợp với bà con nông dân cần tập trung vào việc nâng cao năng xuất, sản lượng cho cây chè. Đây cũng là chu trương và chính sách mà Đảng và Nhà nước đang áp dụng để nâng cao sản lượng cũng như giá trị của chè.
Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương, của tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cần có những giải pháp về vốn, giống, kỹ thuật, cơ chế chính sách... để góp phần nâng cao năng suất cũng như sản lượng chè tại địa phương, qua đó góp phân nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nông dân, đông thời khẳng định được thương hiệu và vị thế của chè Tam Đường nói riêng tỉnh Lai Châu nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn