Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển cây chè
1.4.1. Kinh Nghiệm của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những vùng chè trọng điểm của cả nước.
Với ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp cho cây chè phát triển. Cùng với đó, người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè đặc trưng “Chè Thái Nguyên”. Đứng thứ 3 trong toàn tỉnh về diện tích trồng chè, huyện Đồng Hỷ từ lâu đã được biết đến là huyện có vùng chè nổi tiếng Trại Cài (Minh Lập).
Nghề trồng và chế biến chè trên đại bàn huyện đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, giúp nhiều hộ gia đình xoá đói, giảm nghèo và đem lại cuộc sống ổn định cho hàng trăm nghìn hộ dân tại địa phương. Những năm gần đây, do tích cực thực hiện cơ giới hóa, năng suất của người trồng chè huyện Đồng Hỷ được cải thiện rất nhiều, để nâng cao giá trị sản xuất của cây chè trên địa bàn huyện.
- Chú trọng, phát triển thương hiệu chè Đồng Hỷ.
Mặc dù việc tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu chè Đồng Hỷ là vấn đề không nhỏ đặt ra với ngành sản xuất, chế biến chè của huyện Đổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Hỷ nhưng công việc phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đa dạng sản phẩm, được đặc biệt quan tâm, ngay cả đến việc tạo dựng hình ảnh và danh tiếng cho thương hiệu chè “Trại Cài”. Cùng với nhãn hiệu Tập thể Chè Thái Nguyên và chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”, sản phẩm chè “Trại Cài” (Đồng Hỷ) - một trong những vùng chè đặc sản của tỉnh, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể, góp phần nâng cao giá trị, danh tiếng chè Thái Nguyên nói chung và chè Đồng Hỷ nói riêng.
- Áp dụng các quy trình sản xuất và chế biến đảm bảo chất lượng, đạt chứng nhận quốc tế. Thực hiện và áp dụng các quy trình sản xuất chế biến chè phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của khách hàng ở thị trường trong nước và quốc tế, đạt được chứng nhận quốc tế đặc biệt là của các tổ chức tại Trung Cận Đông, Pháp, Nhật Bản, Singapor…trong việc tạo ra những sản phẩm mà trong quá trình tạo ra chúng ta không sử dụng chất hóa học, trong quá trình kinh doanh mang lại lợi ích cho người trồng trọt, thân thiện với môi trường chính là điều kiện đảm bảo cho chúng ta có thể thâm nhập sâu và cạnh tranh thành công với các quốc gia khác trên thế giới.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, chế biến chè nhằm tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí đầu vào và bảo vệ môi trường. Đặc biệt các doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng trong việc đầu tư nâng cấp thiết bị chế biến nhằm tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, sản phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức trong nước, tổ chức quốc tế. Xác định hoa học công nghệ là nền tảng, động lực phát triển theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học về giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, chế phẩm sinh học trong sản xuất chè an toàn.
- Chú trọng đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Để đáp ứng những thay đổi cũng như những nhu cầu mới tại thị trường trong nước và trên thế giới, huyện Đồng Hỷ đã chú trọng vào việc đầu tư nghiên cứu để có thể tạo ra các sản phẩm mới đạt chất lượng cao hay những phương thức cải thiến trong khâu sản xuất và chế biến nhằm đem lại các giá trị gia tăng cho người sử dụng các sản phẩm đó. Đảm bảo yêu cầu chất lượng nguyên liệu chè đồng đều và ổn định; kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu khi đưa vào sản xuất. Nhưng để có nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú đòi hỏi vùng chè cần được chăm sóc, thu hái, kiến thiết cơ bản theo đúng quy trình kỹ thuật, tránh “triệt hạ” cây chè đặc biệt cần đưa những giống chè mới có chất lượng, năng suất cao vào trồng.
- Chọn chuyển đổi giống chè làm khâu đột phá để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè. Chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến để sản xuất chè theo hướng an toàn vào sản xuất đã đem lại lợi thế nhất định và càng củng cố vị trí số 1 về chất lượng sản phẩm chè xanh của Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng đối với người tiêu dùng trong nước. Từ năm 2011 đến năm 2015 huyện chỉ đạo trồng mới, trồng thay thế trung bình 200 ha/năm bằng các giống chè năng suất, chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên … thay thế dần cho giống chè Trung du già cỗi, năng suất thấp đã nâng tổng diện tích chè giống mới của huyện năm 2015 chiếm trên 50% tổng diện tích chè. Giá trị sản phẩm chè búp tươi/ha đạt bình quân 95 triệu đồng; Giá bán chè búp khô bình quân (chè giống mới) 180.000 đ/kg.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng trong và ngoài nước, từng bước đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản phẩm. Đối với những cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ, đầu tư theo hướng kết hợp trang thiết bị chế biến công nghiệp công nghệ tiên tiến, quy mô công suất phù hợp với chế biến bán công nghiệp, thủ công tinh sảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống. Đổi mới và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; lồng ghép với chính sách đầu tư tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và các nguồn lực khác.