CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Các công trình nghiên cứu trước có liên quan
2.2.1. Nghiên cứu thứ nhất:
T.S.H. Teo & Siau Heong Pok (2003) đã kết hợp của 2 mô hình TAM và mô hình TPB trong nghiên cứu đề tài về “Sự chấp nhận dịch vụ Internet qua giao thức di động WAP” tại Singapore và đưa ra kết quả như sau:
Dự định sử dụng dịch vụ Internet qua giao thức di động WAP bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố đó là: Thái độ của khách hàng, Sự ảnh hưởng của xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó 2 yếu tố thái độ và sự ảnh hưởng của xã hội ảnh hưởng đến dự định sử dụng dịch vụ của khách hàng mạnh hơn so với yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi.
Ngoài ra yếu tố thái độ trong mô hình còn bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính đó là:
nhận thức được lợi ích của dịch vụ đem lại, những rủi ro khi sử dụng dịch vụ và việc sử dụng dịch vụ sẽ xây dựng được hình ảnh cá nhân.
Mô hình kết quả nghiên cứu như hình 2.6:
Nguồn: T.S.H. Teo & Siau Heong Pok, 2003 Hình 2.6: Mô hình kết quả nghiên cứu thứ nhất
2.2.2. Nghiên cứu thứ hai:
Dr. Sherah Kurnia & các đồng sự (2007) đã kết hợp mô hình của TAM và mô hình TRA trong nghiên cứu đề tài “Nhận thức của khách hàng về dịch vụ Mobile Internet tại Australia” và đưa ra kết quả nghiên cứu như sau:
Dự định sử dụng dịch vụ Mobile Internet của khách hàng tại Australia bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: nhận thức sự hữu ích của dịch vụ và thái độ của khách hàng đối với dịch vụ.
Dự định sử dụng sẽ có mối quan hệ gắn liền với việc sử dụng thực sự của khách hàng.
Bên cạnh đó, thái độ của khách hàng đối với dịch vụ còn bị ảnh hưởng của 3 yếu tố: Sự ảnh hưởng của xã hội, nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng của dịch vụ.
Ngoài ra, yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng đến việc nhận thức sự hũu ích của dịch vụ.
Mô hình kết quả nghiên cứu như hình 2.7:
Thái độ
Sự ảnh hưởng của xã hội
Nhận thức kiểm soát hành vi
Dự định sử dụng Nhận thức
lợi ích
Rủi ro
Hình ảnh
cá nhân Sử dụng
thực sự
Nguồn: Dr. Sherah Kurnia & các đồng sự, 2007 Hình 2.7: Mô hình kết quả nghiên cứu thứ ha
2.2.3. Nghiên cứu thứ ba:
Dulyalak Phuangthong & Settapong Malisuwan (2008) đã kết kết hợp của mô hình TAM và thuyết truyền bá sự đổi mới trong nghiên cứu đề tài “Sự chấp nhận dịch vụ Mobile Internet tại Thái Lan”và kết quả nghiên cứu như sau:
Dự định sử dụng dịch vụ bị ảnh hưởng của 4 yếu tố là: Nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, tính tương thích của dịch vụ và các yếu tố nhân khẩu khẩu học cũng tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet của khách hàng tại Thái Lan.
Trong đề tài, tác giả đã bỏ qua sự tác động của yếu tố trung gian là “Thái độ” mà các yếu tố tác động trực tiếp đến việc ảnh hưởng đến dự định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Mô hình kết quả nghiên cứu như hình 2.8:
Nguồn: Dulyalak Phuangthong & Settapong Malisuwan, 2008 Hình 2.8: Mô hình kết quả nghiên cứu thứ ba
Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức tính dễ sử dụng
Thái độ hướng đến sử dụng
Ảnh hưởng của xã hội
Dự định sử dụng
Sử dụng thực sự
Nhận thức sự hữu ích
Nhận thức sự dễ sử dụng
Tính tương tích
Các yếu tố nhân khẩu học
Dự định sử dụng
Sử dụng thực sự
2.2.4. Nghiên cứu thứ tư:
Yu-Lung Wu & các đồng sự (2008) đã sử dụng mô hình UTAUT để nghiên cứu hành vi của khách hàng trong việc chấp nhận công nghệ 3G trong lĩnh vực di động tại Đài Loan với mô hình như hình 2.9:
Nguồn: Yu-Lung Wu, Yu-Hui Tao và Pei-Chi Yang, 2008 Hình 2.9: Mô hình kết quả nghiên cứu thứ tư
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng các thành phần “Hiệu quả”, “Ảnh hưởng xã hội” và “Điều kiện thuận lợi” đều tác động tích cực dương đến “Ý định hành vi” và “Ý định hành vi” tác động tích cực đến “hành vi sử dụng dịch vụ 3G”
của khách hàng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chứng tỏ các thành phần này khi tác động đến “Ý định sử dụng” chịu sự điều tiết của các biến điều khiển như
“giới tính”, “tuổi tác”, “kinh nghiệm”, “sự tự nguyện” và “giáo dục”.
Hạn chế của nghiên cứu này là việc lựa chọn mẫu, các câu hỏi được phân phối đến đối tượng nghiên cứu chủ yếu qua mạng. Bởi vì người sử dụng Internet chủ yếu là sinh viên nên kết quả của nghiên cứu có thể không được hoàn toàn áp dụng đối với tất cả các nhóm.