Chương 3: VẬN HÀNH CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
3.1. Vận hành nhà máy điện
3.1.1. Thử nghiệm và kiểm tra máy phát điện
Sau khi sửa chữa và trước khi đưa máy vào vận hành và kiểm tra máy phát thường xuyên ở trạng thái làm việc.
1) Thử nghiệm
Máy phát ở trạng thái dự phòng lâu, hoặc sau khi đã hoàn tất các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, cần được tiến hành đo điện trở cách điện của mạch stato, mạch kích từ và cách điện của các đường ống dẫn dầu...Khi kiểm tra cách điện của cuộn stato với vỏ máy, cần phải đồng thời tiến hành đo điện trở cách điện thanh cái, MBA khối (tự ngẫu), MBA tự dùng bằng mêgômmet 2500V, khi đo phải tháo thanh nối đất của máy biến điện áp.
Trị số điện trở cách điện của mạch stato không được nhỏ hơn 10,5 M ứng với nhiệt độ 700C, các kết quả thu được cần phải so sánh với giá trị đo lần trước để đánh giá chính xác tình trạng của các thiết bị.
Điện trở cách điện của toàn bộ mạch kích từ được đo bằng M 500-1000v, giá trị điện trở cách điện không được nhỏ hơn 0,5M.
Điện trở cách điện của các gối đỡ MFĐ và máy kích từ khi đã lắp đầy đủ hệ thống ống dẫn dầu, được đo bằng M 1000v, giá trị điện trở cách điện này không được nhỏ hơn 1M.
Đo điện trở cách điện của các cuộn dây mạch stato và mạch roto, so sánh với kết quả đo lần trước, nếu điện trở giảm thì cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Đo điện trở mạch kích từ không thấp hơn 0,5M đối với mạch kích từ bình thường và 10k đối với mạch kích từ ion.
Khi sơ đồ khối đang ở trạng thái tách rời, trưởng kíp điện cùng với nhân viên trực điện chính tiến hành thử nghiệm các thiết bị sau:
+ Mạch điều khiển từ xa của máy cắt
+ Mạch điều khiển từ xa của các thiết bị tự động khử từ trường (TKT) và ATM đầu cực của máy kích từ dự phòng và làm việc.
+ Liên động giữa TKT và ATM đầu cực máy kích từ dự phòng và làm việc.
+ Hệ thống tín hiệu cảnh báo và tín hiệu sự cố
+ Bộ chỉnh lưu của máy kích từ + Hệ thống làm mát cho bộ chỉnh lưu
- Sau khi tiến hành thử nghiệm xong cần phải kiểm tra:
+ Máy cắt của khối ở trạng thái cắt
+ ATM đầu cực của máy kích từ làm việc và dự phòng đã cắt + Khóa điều khiển ở vị trí cắt và bóng đèn của khóa đã sáng đều
- Trưởng kíp ghi vào sổ nhật ký vận hành tất cả các kết quả thử nghiệm thiết bị của MFĐ và báo cáo kết quả cho trưởng ca, đồng thời báo cáo cho quản đốc phân xưởng để biết những hư hỏng trong quá trình thử nghiệm.
- Sau khi đã kết thúc công việc xem xét và ghi kết quả vào nhật ký vận hành, trưởng kíp điện báo cho trưởng ca về sự sẵn sàng của máy phát.
2) Kiểm tra thứ tự pha của máy phát
Sau khi máy phát được bảo dưỡng và sửa chữa xong cần phải tiến hành kiểm tra thứ tự pha, áp dụng sơ đồ chỉ thứ tự pha như hình 3.1
Khi mắc vào mạng, bóng đèn ở pha nào chậm hơn so với pha có điện dung thì sẽ sáng hơn, VD: nếu đèn L2 sáng hơn L1 thì thứ tự của các pha tương ứng sẽ là A,B,C như hình vẽ:
Hình 3.1. Sơ đồ kiểm tra thứ tự pha 3) Kiểm tra trước khi khởi động máy phát
a. Kiểm tra sau sửa chữa bảo dưỡng
Sau khi đã sửa chữa bảo dưỡng, máy phát được kiểm tra với khối lượng sau:
Hoàn tất các công việc sửa chữa, lắp ráp máy phát điện, kết thúc các công việc nối sơ đồ nhất thứ, nhị thứ của máy kích từ và các thiết bị kiểm tra, đo lường.
Hoàn thành các biên bản về lắp máy kèm theo các phụ lục biên bản thử nghiệm và tài liệu lắp ráp.
A B
C
L2
L1
Kiểm tra độ kín của máy phát điện, cùng với hệ thống dầu, khí.
Kiểm tra sự hoàn chỉnh mọi yêu cầu về kỹ thuật an toàn và chống cháy nổ.
Kiểm tra độ làm việc tin cậy của tất cả các thiết bị kiểm nhiệt.
Kiểm tra áp lực và độ tuần hoàn của dầu ở tất cả các gối đỡ và hệ thống dầu chèn trục rotor, nhiệt độ của dầu phải nằm trong giới hạn 24÷450C
Kiểm tra và xác định chắc chắn là mạch kích từ máy phát điện cũng như mọi thiết bị thao tác của máy phát phải ở vị trí cắt, hệ thống chổi than ở cổ góp rotor đã được lắp đặt đúng.
Khi xem xét kiểm tra hệ thống tự động khử từ trường (TKT), cần đặc biệt xem xét kỹ tình trạng của khối tiếp điểm, cuộn đóng cuộn cắt, chỉ được đóng TKT vào để thử khi rotor máy phát điện đang đứng yên và aptomat đầu vào của hệ thống kích từ làm việc và kích từ dự phòng đang ở vị trí cắt.
Kiểm tra sự tháo dỡ của các biển báo cho phép làm việc, nếu cần thiết thì phải treo các biển báo hiệu thích hợp khác.
Cùng với việc kiểm tra máy phát điện, cần phải kiểm tra tất cả các máy biến áp điện lực.
Khi tiến hành xem xét hệ thống bảo vệ rơle cần phải kiểm tra tình trạng kẹp chì của các rơle, trạng thái của “con bài’’khối thí nghiệm cũng như trạng thái nối bảo vệ.
Nếu như trong thời gian máy đang ngừng làm việc mà có tiến hành các công việc sửa chữa trong mạch điện cao áp, thì cần phải kiểm tra độ làm việc chính xác và tin vậy của hệ thống hòa đồng bộ và xác định thứ tự pha của cả mạch nhất thứ và nhị thứ. Công việc kiểm tra này do nhân viên thí nghiệm điện tiến hành.
b. Kiểm tra mức độ sẵn sàng của máy phát
Quan sát tình trạng bên ngoài của các bộ phận, khi tiến hành xem xét vỏ máy phát điện cần chú ý sau:
+ Tình trạng của bản thân máy phát điện
+ Tình trạng của các bulông ở mặt bích hai phía và nắp các gối đỡ
+ Trạng thái các máy bơm của hệ thống khí làm mát và hệ thống dầu chèn.
+ Trạng thái của mặt bích nối trên các đường ống khí, dầu và nước Kiểm tra các vòng tiếp xúc và các thiết bị chổi than, cần chú ý các điều sau:
+ Các chổi than trong các hộp giữ phải có thể tự do di chuyển trong các hộp này.
+ Trạng thái của chổi than không được mòn quá, phải cao hơn thành các hộp ít nhất 3 đến 4mm, không cho phép chổi vẹt không đều.
+ Các dây dẫn chổi than phải có tiếp xúc tốt, chắc chắn và không được chạm vào vỏ thiết bị của hệ thống chổi than, tất cả các thiết bị này đều sạch sẽ nguyên vẹn.
+ Kiểm tra mức độ sẵn sàng của hệ thống dầu.
+ Kểm tra độ sẵn sàng của hệ thống làm mát
+ Kiểm tra mức dầu, áp suất dầu và nhiệt độ của nó Trước lúc khởi động cần phải kiểm tra:
Dầu vào gối đỡ và chèn trục phải chạy bình thường vào ống xả
Đã chạy bơm làm mát khí, các bộ làm mát khí đã đầy nước, van đẩy đã mở.
Thực hiện các yêu cầu kỹ thuật về đảm bảo tự động tăng áp lực dầu chèn cao hơn lực khí hydro trong máy từ 0,5÷ 0,7kg/cm2 và áp lực dầu nén phải duy trì trong giới hạn 1,2÷1,4kg/cm2
Khởi động máy phát điện chỉ được tiến hành khi áp lực của hyđro trong vỏ máy không thấp hơn 2,5kg/cm2
4) Kiểm tra máy phát ở trạng thái vận hành Cần thực hiện các quan sát sau:
Có hay không sự xuất hiện tia lửa ở cổ góp của máy kích từ không Độ mòn của hệ thống chổi
Độ rung của các ổ bi Độ ồn của máy phát
Nhiệt độ của ổ bi và hệ thống làm mát Áp suất của dầu