Chương 3: VẬN HÀNH CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
3.3. Vận hành đường dây tải điện
3.3.3. Quản lý đường dây cáp
1) Tiếp nhận đường cáp vào vận hành
Sau khi đường dây cáp đã được xây dựng xong cần tiến hành nghiệm thu đưa vào vận hành. Khi nghiệm thu, ngoài các hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ đất đai, biên bản thực hiện các công việc đào đắp và các tài liệu có liên quan cần phải có các sơ đồ tuyến dây có chỉ rõ vị trí các phễu cáp, các đường giao nhau với các hệ thống ngầm như ống nước, ống dẫn khí, đường dây thông tin v.v.Chương trình nghiệm thu được thực hiện bởi hội đồng nghiệm thu. Các thành viên hội đồng kiểm tra các tài liệu có liên quan và nghiệm thu tại hiện trường. Khi đóng điện vào đường cáp cần tiến hành các công việc sau:
- Xác định sự nguyên vẹn của cáp
- Đo điện trở cách điện, điện trở nối đất của phễu cáp
- Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu bảo vệ chống dòng điện tản mạn trong đất.
- Thử nghiệm điện trở cách điện
- Xác định điện trở tác dụng của các sợi cáp và điện dung làm việc (đối với đường dây từ 220kV trở lên)
Đối với cáp ngầm trong đất có sử dụng dầu hoặc khí cách điện, ngoài những công việc nêu trên cần nghiệm thu toàn bộ tổ hợp có liên quan như cơ cấu nạp dầu, hệ thống tín hiệu, hệ thống bảo vệ chống ăn mòn v.v.
2) Vận hành đường dây cáp
Quá trình vận hành được thực hiện bởi các công việc kiểm tra định kỳ tuyến cáp.
Đối với các đường cáp dưới 35kV ở trong thành phố việc kiểm tra được tiến hành 6
tháng một lần. Trước khi đưa đường dây cáp vào vận hành cần xác định giá trị dòng điện giới hạn cho phép của phụ tải. Nhân viên vận hành cần phải biết rõ giới hạn này để có thể sử dụng tối đa khả năng truyền tải của đường dây cáp và không để cho dây cáp làm việc quá tải. Giá trị dòng điện giới hạn của đường dây cáp phải được biểu thị bằng vạch đỏ trên Ampemet mắc ở đầu mạch.
Nhiệt độ đốt nóng của đường dây cáp được kiểm tra trong trường hợp có nhu cầu điều chỉnh lại dòng điện giới hạn cho phép của cáp. Các vị trí kiểm tra nhiệt độ của cáp được xác định trước, đó là nơi mà dây cáp có thể đốt nóng nhiều nhất. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa lõi và vỏ cáp có thể xác định theo biểu thức.
1=
F R n
I Q
. 100
. .
2. Trong đó:
I: giá trị dòng điện cực đại của cáp, xác định trong quá trình đo nhiệt độ vỏ cáp n: là số lõi cáp
: Điện trở suất của vật liệu làm lõi cáp, mm2/m
RQ: Tổng nhiệt trở của lớp cách điện và các lớp bảo vệ, 0Cm/W F: Tiết diện mặt cắt ngang của lõi cáp, mm2
Nhiệt độ của lõi cáp được hiệu chỉnh trên cơ sở giá trị nhiệt độ đo được ở vỏ
1= vỏ+ 1
Trong đó:
1: Nhiệt độ của lõi cáp, 0C
vỏ: Nhiệt độ đo được của vỏ cáp, 0C
Trên cơ sở số liệu đo đếm tiến hành hiệu chỉnh giá trị của dòng điện cực đại cho phép Icf theo biểu thức
0 1
0
cp
cp I
I
Trong đó: cp: Nhiệt độ cho phép của dây cáp, 0C
0: Nhiệt độ của môi trường xung quanh tại nơi tiến hành các phép đo, 0C
Bảng 3.12. Nhiệt độ cho phép của cáp điện lực ứng với nhiệt độ môi trường 250C
cp, 0C
Cách điện Giấy tẩm dầu Cách điện polyme
Cáp <3kV 80 65
đến 10kV 60 60
22 ÷ 35kV 50 50
Việc đo đếm dòng điện phụ tải và điện áp của đường cáp tại các điểm kiểm tra được thực hiện không ít hơn 2 lần mỗi năm và nhất thiết phải đo vào giờ cao điểm và giờ thấp điểm. Việc phân tích các kết quả đo phụ tải ở các giờ cao điểm và thấp điểm sẽ cho phép áp dụng các giải pháp cải thiện chế độ làm việc của mạng điện và nâng cao chất lượng điện năng.
Các đường cáp đến 35kV trong thành phố cần phải được thử nghiệm bảo dưỡng bằng điện áp một chiều nâng cao ít nhất 1 lần trong năm. Việc thử nghiệm cũng phải được thực hiện sau mỗi lần sửa chữa bảo dưỡng có liên quan đến việc đào bới đường cáp. Đối với các đường dây cáp đặt trong đất làm việc liên tục không có sự cố, thì việc thử nghiệm định kỳ được thực hiện 5 năm một lần.
2) Giám sát và bảo vệ hành lang cáp
Độ tin cậy liên tục cung cấp điện của đường cáp phụ thuộc nhiều vào sự tổ chức giám sát không chỉ bản thân rãnh cáp cùng các thiết bị của đường cáp mà cả hành lang an toàn của nó. Sự giám sát đường cáp được thực hiện dọc theo tuyến dây để ngăn ngừa các hành động đào bới, đóng cọc, xây dựng các công trình ảnh hưởng đến sự an toàn của đường cáp.
Các đường cáp ngầm được đánh dấu và có các cọc mốc chỉ giới, các biển báo chỉ dẫn cấm mọi hình thức xâm phạm vùng an toàn. Các công việc thực hiện gần đường cáp được chia theo từng vùng.
- Vùng 1: những công việc thực hiện cách đường cáp dưới 1m - Vùng 2: các công việc thực hiện cách đường cáp trên 1m
Các công việc ở vùng 1 được tiến hành với sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị quản lý đường cáp và dưới sự giám sát thường xuyên của đơn vị này. Những công việc ở vùng 2 được thực hiện dưới sự giám sát có chu kỳ của thợ điện. Sau khi các công việc hoàn tất, các biên bản bàn giao sẽ được ký nhận, trong đó có ghi rõ hiện trạng trước và sau khi tiến hành công việc.
Đơn vị quản lý đường cáp có trách nhiệm nhắc nhở, hướng dẫn có định kỳ cho các tổ chức và nhân dân đi qua, chấp hành những quy định bảo vệ an toàn cho đường dây.