Chương 5: TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN TỔ HỢP TUABIN - MÁY PHÁT
5.3. Hệ thống kích từ
5.3.9. Bộ điều chỉnh điện áp bằng tay
Bộ điều chỉnh điện áp bằng tay có khả năng điều chỉnh góc mở thyristor bằng một mạch độc lập. Để chỉ báo sự khác nhau giữa điều khiển bằng tay và điều khiển tự động, sẽ trang bị một mạch cân bằng.
Trong trường hợp bộ điều chỉnh tự động gặp sự cố thì điều chỉnh bằng tay phải sẵn sàng để tổ máy tiếp tục vận hành. Một mạch chuyển tiếp phải được cung cấp để cho phép chuyển từ chế độ tự động sang chế độ bằng tay mà không có sự thay đổi nào cho bộ kích từ.
Các thiết bị phục vụ điều khiển bằng tay được cung cấp cho mỗi hệ thống kích từ máy phát. Trang thiết bị khóa chế độ, chuyển mạch được thiết kế cho tủ kích từ tại các tủ điều khiển tổ máy tại chỗ và tại phòng điều khiển để có thể chọn lựa chế độ vận hành của hệ thống kích từ là tự động điều chỉnh điện áp (AVR) hoặc điều chỉnh bằng tay.
Một bộ điều khiển chuyển tiếp cũng phải được thiết kế để chuyển tiếp điều khiển kích từ từ chế độ AVR sang chế độ điều chỉnh bằng tay trong trường hợp mất tín hiệu từ một vài thiết bị đo áp hoặc nguồn vận hành DC, AC của hệ thống AVR.
Bộ phát hiện tín hiệu áp xoay chiều sẽ phân biệt được giữa sự cố của mạch áp thứ cấp (đứt mạch, mất pha..) hoặc sự sụt áp của mạch sơ cấp gây ra bởi các sự cố ngắn mạch.
Trang thiết bị điều khiển bằng tay được thiết kế để liên tục và tự động đặt tại các vị trí tương ứng với các giá trị mà bộ AVR đạt được sao cho không có sự thay đổi về dòng kích từ nào xảy ra khi chuyển từ chế độ AVR sang điều khiển bằng tay hoặc do chọn chế độ vận hành hoặc do bộ điều khiển chuyển tiếp tác động..
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5
5.1. Khái niệm cơ bản, định nghĩa tự động điều khiển tổ hợp turbin – máy phát 5.2. Điều kiện điều chỉnh điện áp
5.3. Điều chỉnh điện áp trung tâm
5.4. Điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp 5.5. Các thiết bị điều chỉnh điện áp
5.6. Điều chỉnh điện áp ở nhà máy điện
5.7. Điều chỉnh điện áp bằng cách đặt thiết bị bù ngang, dọc 5.8. Nguyên lý điều chỉnh tần số
5.9. Quá trình điều chỉnh tần số
5.10. Điều chỉnh tần số trong trường hợp sự cố 5.11. Điều chỉnh điện áp của máy phát điện
5.12. Điều khiển công suất vô công của máy phát điện 5.13. Bộ trừ điện áp suy giảm trên đường dây
5.14. Tính năng và thành phần chính của hệ thống kích từ 5.15. Bộ tự động điều chỉnh điện áp
BÀI TẬP CHƯƠNG 5
Bài 5.1: Một lò cảm ứng có phụ tải phản kháng Q = 680 kVAr.
Hãy so sánh độ dao động điện áp khi đóng cắt phụ tải trong hai trường hợp:
a. Nếu lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất S = 4MVA b. Nếu lò điện được cung cấp từ máy biến áp công suất S = 6,3 MVA
Bài 5.2: Hệ thống điện có 6 tổ máy phát, trong đó 3 tổ máy có công suất PF=200MW với độ dốc kF= 18. Các tổ còn lại có PF=300MW với kF=19,5. Phụ tải của hệ thống là Ppt = 860 MW với kpt=1,6.
Hãy tính toán điều chỉnh sơ cấp sao cho tần số không vượt quá 0,25% so với giá trị định mức.
Bài 5.3: Hệ thống điện có tổng phụ tải là Ppt=2450MW với độ dốc kpt=1,6, đột nhiên phụ tải tăng thêm 100MW. Hãy tính độ lệch tần số khi:
a. Không có điều tốc
b. Có điều chỉnh tần số với kF=19,5
c. Như trường hợp b, nhưng chỉ có 80% công suất tham gia điều tốc. Biết công suất dự trữ nóng của hệ thống là 670 MW.
Bài 5.4: Hệ thống điện gồm 7 tổ máy phát với các thông số cho trong bảng sau:
Tổng phụ tải Ppt =1250 MW với kpt =1,6
Hỏi cần có thêm lượng dự phòng bao nhiêu để khi phụ tải tăng thêm 120MW tần số không lệch quá -0,15 Hz so với giá trị định mức?
Máy phát PF, MW Số lượng kF
I 200 3 17,5
II 150 2 18,5
III 100 2 20
Bài 5.5: Một hệ thống điện có tổng phụ tải là Ppt=1250MW với độ dốc kpt=1,3, đột nhiên phụ tải tăng thêm 80MW. Hãy tính độ lệch tần số khi:
a. Không có điều tốc
b. Có điều chỉnh tần số với kF =17
c. Như trường hợp b, nhưng chỉ có 75% công suất tham gia điều tốc. Biết công suất dự trữ nóng của hệ thống là 560 MW.