Chiến lược cạnh tranh của Walmart (chiến lược chi phí thấp)

Một phần của tài liệu Thảo luận nhóm TMU thực trạng hoạch định chiến lược của walmart (Trang 31 - 34)

Phần III. Chiến lược toàn cầu của Walmart. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu

1. Chiến lược toàn cầu hóa của Walmart

1.2. Chiến lược cạnh tranh của Walmart (chiến lược chi phí thấp)

Nguyên tắc cơ bản của Walmart là chấp nhận: “thu được ít hơn”, cung cấp sản phẩm cho khách hàng với mức giá thấp nhất có thể. Để có thể cạnh tranh với các ông lớn khác trong ngành bán lẻ toàn cầu, Walmart đã sử dụng chiến lược dẫn đạo về chi phí, để làm được điều đó Walmart đã áp dụng những chiến lược sau

1.2.1. Chiến lược thu mua sản phẩm

 Walmart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian

 Áp dụng lợi thế về thị phần Walmart đàm phán rất cứng rắn về giá cả để có được mức giá mong muốn

 Walmart giành rất nhiều thời gian làm việc với nhà cung cấp để hiểu cấu trúc chi phí của họ

 Walmart mua hàng với chính sách factory gate pricing nghĩa là Walmart sẽ vận chuyển hàng từ cửa nhà máy

1.2.2. Chiến lược vận tải hiệu quả

Để rút ngắn không gian, thời gian vận chuyển và chi phí vận tải, Walmart đã:

 Trang bị cho các nhân viên lái xe hệ thống thông tin liên lạc bằng vô tuyến. Khi các nhân viên chở hàng từ trung tâm phân phối đến một cửa hàng của Wal-Mart sẽ được thông tin tiếp tục (qua hệ thống liên lạc) đến một nhà sản xuất gần đó, nhân tiện lấy hàng và mang về trung tâm. Như vậy là tiết kiệm được một chuyến xe về không, tiết kiệm được chi phí vận chuyển lẽ ra phải trả cho nhà sản xuất!

 Trang bị cho nhân viên lái xe tai nghe có phát giọng nói được lập trình sẵn và một công cụ được gọi là “máy đo lường năng suất”. Với tai nghe này, họ có thể biết được những chỉ dẫn trong công việc và quan trọng hơn, nó sẽ nhắc nhở người lao động “anh đang làm nhanh hay chậm hơn so với tiến độ đề ra”. Bên cạnh tai nghe tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả ấy, Wal-Mart còn đưa ra một công cụ gọi là “máy đo lường năng suất” để kiểm tra năng suất lao động của nhân viên

1.2.3. Chiến lược quản trị hàng tồn kho

Có chiến lược quản trị tồn kho hiệu quả giúp Walmart tiết kiệm chi phí khi phải bỏ đi những sản phẩm hư hỏng và luân chuyển bán được hàng hóa khách hàng cần một cách nhanh chóng

 Sử dụng công nghệ trong quản trị tồn kho:

 Sử dụng kỹ thuật cross-docking cắt giảm chi phí nắm giữ và lưu trữ tồn kho

 Wal-Mart tiên phong công khai thông tin với đối tác để giảm tối đa hàng tồn kho. Đối với Wal-Mart, các nhà cung cấp (ở đây cũng chính là nhà sản xuất) phải luôn nắm được thông tin đầy đủ nhất từ nhà phân phối. Chức năng thường thấy của nhà phân phối là lấy hàng rồi phân phối, nhưng Wal-Mart còn làm nhiều hơn thế. Tập đoàn này không tiếc chi nhiều khoản kinh phí lớn để đầu tư hệ thống công nghệ thông tin “4 liên kết” (bao gồm cửa hàng Wal-Mart - trụ sở công ty của Wal-Mart - trung tâm Wal-Mart - nhà cung cấp), phục vụ cho chính mình và nhà cung cấp.

Thông qua hệ thống này, Wal-Mart nối kết thông tin giữa các cửa hàng của họ với trụ sở công ty và trung tâm Wal-Mart để xác định lượng hàng tồn kho. Sau đó, Wal- Mart cho phép nhà cung cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán hàng. Từ đó, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý.

Việc điều tiết được lượng sản phẩm sản xuất ra đã làm giảm đáng kể hàng tồn kho, giúp Wal-Mart tiết kiệm được 5-10% chi phí cho hàng hoá so với hầu hết các đối thủ. Đó cũng là điều kiện để nhà cung cấp càng gắn kết chặt với Wal-Mart và Wal- Mart càng có nhiều cơ hội mua hàng trực tiếp từ chính nhà sản xuất mà không cần thông qua các đại lý trung gian

Ngoài ra, để có thể đưa ra một mức giá bán lẻ cạnh tranh, Wal-mart còn giảm đến mức tối đa chi phí trả lương công nhân, với một môi trường làm việc rất nghèo nàn,

đồng thời sử dụng ưu thế về thị phần để ép giá người nông dân và các nhà cung cấp để mua hàng với số lượng lớn và ổn định. Mặc dù vậy, chính sách này biến thành một

“con dao hai lưỡi” và gây ra nhiều khó khăn đối với Wal-mart trong mối quan hệ đối với các nghiệp đoàn lao động và các cơ quan quản lý cạnh tranh ở nước sở tại. Và đây cũng chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của “người hùng” Wal- mart tại Hàn Quốc và Đức thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Thảo luận nhóm TMU thực trạng hoạch định chiến lược của walmart (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w