Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA
2.1. Các hình thức dạy học ĐLĐP gắn với trải nghiệm
2.1.2. Khai thác, sử dụng tư liệu thực tế ĐLĐP tiến hành bài học chính khóa trên lớp ở trường PT
Cần xác định rõ mục đích DH để GV vận dụng kiến thức thực tế vào DH ĐLĐP , bởi trong phương pháp này nếu đưa số lượng kiến thức quá nhiều thì HS sẽ khó vận dụng, nắm chắc nội dung DH. Vì vậy, GV cần nghiên cứu kĩ SGK, tài liệu liên quan xác định rõ mức độ vận dụng và vận dụng vào các địa chỉ phù hợp.
Điều quan trọng hơn cả GV phải tìm ra cách để đưa kiến thức đến với HS một cách tự nhiên và hiệu quả nhất mà không làm biến dạng tiết học Địa lý. Sự hiệu quả ở đây không chỉ về mặt nhận thức( kiến thức bài học và kiến thức ĐLĐP) mà cả ở thái độ, hành vi đó là khả năng nhận thức về thực tiễn để tăng thêm tinh thần yêu nước, trách nhiệm với quê hương. Vậy để khai thác, sử dụng tư liệu địa phương vào bài học trên lớp cần tiến hành qua các bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu phần kiến thức liên quan đến nội dung bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học phù hợp. Mục đích chính là HS sưu tầm, thu thập thông tin, số liệu, tư liệu tại địa phương còn GV có thể thực hiện hoặc hướng dẫn HS.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu một số vấn đề của địa phương.
Bước 3: Tổ chức DH trên lớp, chú ý hoạt động để HS được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan.
Bước 4: Họp chuyên môn và rút kinh nghiệm Khi sử dụng hình thức này trong DH cần biết :
+ Ưu điểm: Phương án này có tiính khả thi, thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp các kiến thức chính là nội dung liên quan đến địa phương nên HS cảm thấy gần gũi, dễ nhớ..
+ Nhược điểm: Khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi GV phải chuẩn bị kỹ lưỡng, và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn với nội dung DH.
Vì vậy khi tiến hành GV cần xác điịnh mức độ kiến thức liên hệ, để HS lựa chọn thích hợp kiến thức phù hợp thời gian trên lớp, Gv và HS luôn phải chủ động chuẩn bị về tư liệu địa phương.
Như vậy,để dạy học kiến thức ĐLĐP có hiệu quả thì GV phải nghiên cứu kĩ SGK, tư liệu liên quan để xác định rõ mức độ cũng như hình thức dạy hoc, từ đó tìm phương pháp vận dụng cho cho phù hợp .
* Ví dụ 1: Khi dạy nội dung: Đặc điểm các ngành kinh tế chủ yếu Nghệ An Ở phần củng cố GV cho HS thực hành/luyện tập bằng phương pháp báo cáo như sau:
GV cho HS tham quan một số cơ sở sản xuất truyền thông như Làng Mây tre đan, Nhà máy Dệt Hoàng Thị Loan để các e hình thành kiến thức Công nghiệp Nghệ An sẽ gắn liền các vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, khu vực thành phố đông dân....
(Ảnh: Chủ làng nghề giới thiệu về làng nghề)
Hoặc khi trình bày về đặc điểm tự nhiên thì có thể sử dụng tư liệu địa phương có sẵn như Bản đồ, tranh ảnh...
Bản đồ Hành chính Nghệ An
Yêu cầu: Xác định vị trí địa lí Nghệ An và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí với việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh?
Hoặc đưa Bản đồ huyện Thành Chương, yêu cầu:
- Lên bảng xác định một số sông lớn trên địa bàn huyện Thanh Chương.
- Nhận xét và giải thích về đặc điểm hệ thống sông của huyện. (hệ thống sông ngòi khá phát triển, vì có cấu trúc địa chất, địa hình phức tạp, lượng mưa khá lớn)
-Mạng lưới sông có ảnh hưởng gì tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương? (Cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt, bồi đắp phù sa, giao thông, thủy sản, thủy điện; tuy nhiên mùa mưa thường gây lũ lụt thiệt hại lớn về người và của đặc biệt các vùng đất thấp).
GV cho HS điều tra, khảo sát đơn giản các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế địa phương và trình bày thông tin thành báo cáo nhỏ.
Với dạng báo cáo kiểu này GV nên dành thời gian hợp lí để các em tiến hành khảo sát, điều tra ở địa phương (3 ngày, 5 ngày...). Các bài tập báo cáo dạng này thường dành cho việc yêu cầu HS chuẩn bị cho bài mới hay các bài tập vận dụng vào cuối tiết học và yêu cầu các em hoàn thành ở nhà. GV cần hướng dẫn HS các bước báo cáo như sau :
- Chuẩn bị báo cáo:
+ Thu thập thông tin: HS phải xác định được các nguồn thông tin cần thu thập: có thể là SGK, báo chí, tập san... hay từ trong thực tế như sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí trong thực tiễn quan sát được.
+ Xử lí thông tin: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nguồn tư liệu đã thu thập được . - Xây dựng báo cáo: Báo cáo có thể được trình bày bằng bài viết, có thể trình bày miệng. Yêu cầu đảm bảo một số nội dung: (Giới thiệu vấn đề, Tóm tắt các hoạt động và phương pháp thực hiện, trình bày hay mô tả kết quả đã thực hiện được, kết luận, đề xuất ý kiến (nếu có))
Với các bài tập báo cáo dạng này GV có thể cho HS chuẩn bị trước ở nhà kiến thức của bài mới để trong quá trình tìm hiểu bài mới HS tiếp thu kiến thức bài học nhanh hơn và hiểu được đặc điểm địa lí địa phương sâu sắc, chủ động hơn :
*Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho nội dung: Dân số và sự gia tăng dân số Nghệ An
GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà (khảo sát điều tra) về các vấn đề sau:
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về dân số, sự gia tăng dân số Nghệ An gồm:
- Số dân một số năm
- Số trẻ em sinh ra, số người chết đi trong năm
- Tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ lệ gia tăng dân số một số năm - Nhận xét về số dân và tình hình gia tăng dân số tỉnh Nghệ An
Nhóm 3,4. Điều tra kết cấu dân số của Nghệ An (theo độ tuổi, theo giới) Các thông tin điều tra là:
- Số liệu dân số phân theo ba nhóm tuổi một số năm - Tính số nam, số nữ theo từng nhóm tuổi
- Kết luận về kết cấu dân số theo độ tuổi, theo giới tính của địa phương
* GV định hướng:
+ Thời gian khảo sát điều tra là 5 ngày
+ Địa chỉ lấy thông tin có thể từ các cán bộ dân số + Một số công thức tính để xử lí thông tin :
Tỉ suất sinh = ( số trẻ em sinh ra x 1000 ) / Tổng số dân ( Đơn vị %0 )
Tỉ suất tử = ( số người chết đi x 1000 ) / Tổng số dân ( Đơn vị %0 )
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = ( tỉ lệ sinh - tỉ lệ tử ) / 10 ( Đơn vị % )
* GV: yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thành bài viết. Khi triển khai bài mới đến phần nào có khả năng tích hợp liên quan đến nội dung của nhóm nào thì GV yêu cầu đại diện của nhóm thuyết trình kết quả trước lớp, GV khéo léo kết nối kiến thức bài học với kiến thức ĐLĐP mà HS đã tìm hiểu được để các em vừa nắm vững kiến thức bài học vừa hiểu hơn về vấn đề dân số của địa phương mình.
Vậy trên đây là một số dạy học ĐLĐP trên lớp, còn cách thức thì có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau do năng lức GV vận dụng. GV có thể sử dụng các bài tập báo cáo dạng này để giao bài tập vận dụng vào cuối tiết học cho HS làm việc ở nhà để khắc sâu kiến thức bài học và hiểu biết hơn những vấn đề của địa phương mình.