Để tiết dạy địa lý đạt hiệu quả cao, đảm bảo cung cấp được cho HS cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ thì việc vận dụng các hình thức trải nghiệm trong chủ đề ĐLĐP có ý nghĩa rất quan trọng, để thành công cần quan tâm một số vấn đề:
Thứ nhất, quy trình thực hiện dạy học ĐLĐP gồm các bước sau:
Bước 1. Nghiên cứu kĩ bài dạy, tìm các địa chỉ để có thể tổ chức trải nghiệm cho HS.
Bước 2. Chọn lọc những kiến thức ĐLĐP tiêu biểu nhất, gần gũi với HS nhất để vận dụng vào bài giảng.
Bước 3. Thiết kế các hoạt động học tập có vận dụng kiến thức ĐLĐP theo hướng phát triển năng lực HS. Tổ chức các hoạt động học tập để HS phát huy tối đa sự hiểu biết của mình về những kiến thức liên quan của địa phương vào trong bài học; Mặt khác, với những tiết học không đủ thời gian ở trên lớp thì GV khơi gợi được vấn đề của ĐLĐP phải kích thích được trí tò mò, mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề ĐLĐP đó khi đã kết thúc tiết học.
Bước 4. Tổ chức các hoạt động học tập theo hướng đa dạng hóa về hình thức: các giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hướng dẫn HS học ở nhà...
Bước 5. Đánh giá giờ dạy và rút kinh nghiệm
Thứ hai, khi vận dụng kiến thức ĐLĐP vào vác bài học Địa lý cần tuân thủ một số nguyên tắc sau :
Phải dựa vào nội dung bài hoc, nghĩa là các kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học phải có mối quan hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học.
Các kiến thức của bài học được coi như là cài nền làm cơ sở cho kiến thức ĐLĐP có chỗ dựa. Do vậy, ở bài học nào giáo viên cũng phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức ĐLĐP phù hợp .
Không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ về các sự vật và hiện tượng địa lí có trong SGK bằng các kiến thức ĐLĐP vì đây là những ví dụ rất điển hình, đặc trưng và nổi tiếng trên thế giới, trong nước. Ở đây GV có thể bổ sung sự vật và hiện tượng ĐLĐP nhưng chỉ dừng lại ở việc nhắc tên và địa chỉ của chúng.
Trường hợp những bài không đưa ra những sự vật và hiện tượng cụ thể để làm sáng tỏ lí thuyết thì đây là cơ hội tốt để GV và HS sử dụng tốt những kiến thức ĐLĐP vào bài học, nhưng cần phải lựa chọn ưu tiên cho những sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quyen nhất với HS .
Kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học phải có tính hệ thống, tránh sự trùng lặp; phải thích hợp với trình độ HS, không gây quá tải đối với nhân thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học. Những kiến thức đưa vào bài học phải sắp xếp đúng chỗ, hợp lí, làm cho kiến thức môn học thêm
phong phú, sát với thực tiễn và lô gíc của bài học không bị phá vỡ, HS thì hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới.
Cùng một đơn vị kiến thức có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú cũng như rõ thêm kiến thức, song không vì thế chúng ta lấy quá nhiều vì điều đó sẽ làm loãng kiến thức mà nên chọn những ví dụ điển hình, có tác dụng minh họa, giải thích rõ nhất cho kiến thức bài học.
Các kiến thức ĐLĐP vận dụng vào bài học làm ví dụ minh họa hay liên hệ bổ sung cho kiến thức bài học phải phản ánh đúng thực tế của địa phương, cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lòng yêu quê hương, đất nước trong mỗi HS, làm sao để HS thấy được trách nhiệm công dân của minh trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
Kiến thức về ĐLĐP là những kiến thức rất gần gũi với các em, các em đã được thấy, tiếp xúc hàng ngày...; hay những kiến thức này cũng khá phong phú ở nhiều trang mạng, sách, báo... của tỉnh Nghệ An HS dễ dàng có thể cập nhật. Việc đưa kiến thức ĐLĐP vào các bài học thì thời lượng dành cho nó không được nhiều, điều này đòi hỏi GV phải có nghệ thuật để dựa vào kiến thức bài học làm sao trong một thời gian ngắn khơi gợi được vấn đề của ĐLĐP phải kích thích được trí tò mò, mong muốn tìm hiểu thêm vấn đề ĐLĐP đó khi đã kết thúc tiết học. Với phương thức này GV vừa đỡ mất thời gian ở trên lớp mà kiến thức ĐLĐP vẫn đến được đầy đủ thông qua việc phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong việc tiếp nhận kiến thức.
Thứ ba, để học sinh làm giàu thêm vốn kiến thức ĐLĐP ngoài kiến thức mà các em có thể tiếp xúc, bắt gặp hàng ngày thì ngay từ đầu năm học GV nên cung cấp cho HS một số địa chỉ, một số trang website, sách, báo, ... mà các em dễ dàng truy cập, tham khảo thêm.
Thứ tư, bản thân mỗi giáo viên cần có thời gian, tâm huyết, chủ động, sáng tạo, sưu tầm, tìm tòi, cập nhật kiến thức ĐLĐP, đặc biệt là kiến thức về tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã nơi các em sinh sống. Đồng thời, giáo viên cũng phải tuân thủ các nguyên tắc vận dụng hình thức trải nghiệm vào dạy học kiến thức kiến thức ĐLĐP và nghiên cứu kĩ SGK để tìm đúng "địa chỉ", không bỏ sót "cơ hội" đưa vận dụng kiến thức ĐLĐP vào bài học, phải dành thời gian cho việc soạn giáo án để tìm phương pháp/kĩ thuật tích hợp nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.
III . NHỮNG KIẾN NGHỊ:
Để việc dạy học Địa lí nói chung, vận dụng các hình thức trải nghiệm vào dạy học chủ đề ĐLĐP nói riêng đạt kết quả cao góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh và đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
Cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nhà trường để GV và HS có điều kiện giảng dạy và học tập theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, như: máy tính, máy chiếu, tài liệu, thiết bị dạy học, các phòng chức năng,...
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề dành riêng cho việc hướng dẫn GV dạy học ĐLĐP đạt hiệu quả cao, trong đó cần phải hướng dân cách tích hợp nội dung kiến thức này vào dạy học địa lí ở các lớp. Nếu có điều kiện, đề nghị Phòng Giáo dục nên tổ chức một vài tiết dạy do các GV Địa lí có kinh nghiệm thể hiện để nhiều giáo viên được dự giờ, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
Cần cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu giảng dạy và hướng dẫn giảng dạy chuyên đề ĐLĐP cho GV. Hiện nay, tài liệu dành cho ĐLĐP chưa có, để tránh tình trạng người dạy và học "bơi" trong đại dương mênh mông của kiến thức, các cấp cần có sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho GV trong tỉnh bằng cách phối hợp với các ban ngành liên quan như Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, mời các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu chuyên sâu về ĐLĐP, bàn bạc thảo luận và tiến tới sưu tầm, biên soạn tài liệu, sách có liên quan, bổ trợ thiết thực (cả về nội dung, phương pháp giảng dạy) về tỉnh, huyện, xã trên địa bàn Nghệ An
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập địa lí của HS bên cạnh phối hợp kiểm tra cả kiến thức và kĩ năng; trắc nghiệm và tự luận. Mà còn phải phối hợp cả kiểm tra kiến thức khoa học địa lí trong SGK với kiểm tra kiến thức thực tế ở địa phương.
Có như vậy, việc đánh giá chất lượng học sinh mới đảm bảo tính toàn diện.
Các cấp quản lý cũng đồng thời cần tạo điều kiện về kinh tế, tài chính và thời gian để GV và HS thực hiện những chuyến đi thực tế, được tận mắt nhìn, tận tai nghe và tận tay sờ các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ... của địa phương. Để các em hiểu biết sâu sắc hơn về những vấn đề đã được học trong sách vở, rút ngắn khoảng cách giữa cái trừu tượng, chung chung và thực tế cuộc
sống, hay làm giàu thêm kiến thức ĐLĐP để các em vận dụng vào bài học. Điều này còn cần thiết để giáo dục "kỹ năng sống" cho HS hiện nay.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc vận dụng các hình thức trải nghiệm vào dạy học chủ đề ĐLĐP cùng một số kiến nghị đề xuất của bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 2 tháng 4 năm 2019.
Người viết
Nguyễn Thị Mai Linh