Câu hỏi và bài tập

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho HS THPT (Trang 65 - 70)

TUẦN 3 HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

3.6. Câu hỏi và bài tập

3.6.1. Câu hỏi mức độ nhận biết - Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Công trình Quảng trường Hồ Chí Minh đước khởi công xây dựng vào năm 2000 và được khánh thành vào ngày tháng năm nào?

A. ngày 20 tháng 11 năm 2002 B. ngày 19 tháng 5 năm 2002 C. ngày 19 tháng 5 năm 2003 D. ngày 2 tháng 9 năm 2004

Câu 2: Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do ai xây dựng?

A. Vua Quang Trung C. Vua Tự Đức

B. Vua Gia Long D. Vua Minh Mạng

Câu 3: Thành Cổ Vinh hiện nay được ra vào bằng mấy cửa?

A. 1 cửa C. 2 cửa

B. 3 cửa D. 4 cửa

Câu 4: Khu di tích lịch sử Cồn Mô thuộc địa phận nào của thành phố Vinh?.

A. Phường Bến thủy B. Phường Trung Đô C. Phường Hưng Dũng D. Phường Cửa Nam

Câu 5: Khu di tích Cồn Mô là tượng đài ghi dấu cho phong trào đấu tranh nào ở Nghệ An?

A. Đấu tranh công nông binh C. Đấu tranh các nhà nho B. Đấu tranh công nhân D. Đấu tranh nông dân Câu 6: Khu di tích lịch sử văn hoá “Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh” được thành lập vào ngày tháng năm nào?

A. 2/9/1960 C. 12/9/1960

B. 15/1/1960 D. 19/5/1960

Câu 7: Lễ kỉ niệm 230 năm Phượng hoàng Trung Đô diễn ra vào năm nào?

A. 2016 C. 2017

B. 2018 D. 2019

Câu 8: Đền thờ Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng bắt đầu từ năm nào?

A. 2003 C. 2004

B. 2005 D. 2006

Câu 9: Dân số thành phố Vinh tính đến thời điểm năm 2018 là

A. 122.400 người C. 450.300 người

B. 545.180 người D. 545.300 người

Câu 10: Năm 2018 trên cả tỉnh, dân số thành phố Vinh so với các huyện, thị xã đứng thứ :

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 11: Khu di tích Văn Miếu Vinh, biểu tượng cho tinh thần hiếu học, được xây dựng dưới triều đại Vua nào?

A. Vua Quang Trung C. Vua Tự Đức

B. Vua Gia Long D. Vua Khải Định Câu 12: Tỷ lệ dân thành thị hiện nay ở Thành phố Vinh chiếm khoảng?

A. 60% B. 70% C. 80% D. 90 %

Câu hỏi tự luận:

Câu 13: Nêu nguồn gốc ra đời tên gọi Thành phố Vinh hiện nay? Hướng dẫn trả lời:

- Thành phố Vinh thuộc vùng Kẻ Vang, tên gọi khác là Kẻ Vịnh ngày xưa.

- Sau đó lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi

- Cuối cùng tên chính thức được rút gọn một tiếng là Vinh, chệch từ chữ Vịnh.

Câu 14: Kể tên một số di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu trên địa bàn thành Vinh hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

- Đền Quang Trung, Đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh - Khu di tích Cồn Mô, Thành cổ Vinh, Văn Miếu Vinh...

- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu IV...

3.6.2. Câu hỏi thông hiểu - Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Trong cơ cấu theo các ngành kinh tế ở Nghệ An, chiếm tỉ trọng cao nhất thuộc về ngành nào ?

A. Công nghiệp - xây dựng

B. Dịch vụ

C. Nông - lâm - ngư nghiệp

D. Công nghiệp- xây dựng và dịch vụ

Câu 2: Tại sao Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn Phượng Hoàng Trung đô làm nơi đống đô?

A. Do địa thế thành Vinh C. Do vị trí địa lí thành Vinh B. Do để “ tiện việc đi về” D. Là quê cha đất tổ của ông Câu hỏi tự luận:

Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về Thành cổ Vinh hiện nay?

- Hướng dẫn trả lời:

+ Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía Tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vauban

+ Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m)

+ Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa hữu hướng về phía Tây.

+ Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.

+ Tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố.

Câu 4: Trên cả nước Nghệ An nổi tiếng là “Vùng đất hiếu học”. Bằng những hiểu biết của bản thân em hãy làm rõ nhận định trên.

Hướng dẫn trả lời:

- Truyền thống hiếu học của người Nghệ An được thể hiện qua bao đời nay + Kể tên đc các nhận vật lịch sử tiêu biểu…

+ Kể đc các tấm gương tiêu biểu về học tập, các làng văn hóa…

Câu 5: Phân tích tác động của truyền thống văn hoá tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương?

Hướng dẫn trả lời:

- Tích cực:

- Là yếu tố để phát triển du lịch: Nghệ An với truyền thống văn hóa phong phú đặc sắc, là nét hấp dẫn khách du lịch. Các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội truyền thống, các làng nghề... đã trở thành những tài nguyên du lịch đặc sắc, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Nam Định, giúp thu hút lượng du lịch lớn du khách.

Bên cạnh đó, quảng bá hình ảnh của tỉnh ta đến với bạn bè trong nước và trên thế giới.

- Các làng nghề phát triển sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống người dân.

- Tác động lớn tới suy nghĩ, ý thức, thái độ và hành động của người dân địa phương: Những truyền thống văn hóa tốt đẹp đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân, giúp mỗi người dân thêm yêu và tự hào hơn, góp phần xây dựng vùng đất Nghệ An ngày càng phát triển.

- Tiêu cực

+ Để phát triển du lịch, các nhà quản lí, công ty du lịch đã khai thác một cách chưa hợp lí cùng với đó là sự thiếu ý thức của du khách thập phương đã làm giảm giá trị của các di tích hoặc phá hỏng không gian cảnh quan di tích văn hóa.

+ Việc khai thác các lễ hội chưa hợp lý đã dẫn đến hiện tượng chen lấn, xô đẩy…

3.6.3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Căn cứ vào thông tin sau: “Ở thành phố Vinh tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 45%. Với nguồn lao động trẻ, dồi dào, có tay nghề chuyên môn kỹ thuật, có tính sáng tạo, kỷ luật lao động, tác phong và văn minh công nghiệp, năng động trong cơ chế thị trường”. Phân tích tác động của nguồn lao động với vấn đề bảo tồn di sản ở thành Vinh hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

+ Tác động tích cực với hoạt động kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng:

nguồn lao động dồi dào, trình độ ngày càng cao chình là nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện nay của thành Vinh

+ Khả năng để bảo tồn di sản sẽ được quan tâm hơn

+ Nhu cầu du lịch địa phương trong dân cư ngày càng tăng + Ý thức gìn giữ bảo vệ các di sản ngày càng cao

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Năm 2015 2017 2018

Khách du lịch( nghìn lượt khách) 1500 1950 2230

Doanh thu ( tỉ đồng) 450 800 1320

a. Vẽ biểu đồ thể hiện số khách du lịch và doanh thu từ ngành du lịch thành phố Vinh trong giai đoạn trên.

b. Nêu nhận xét và giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

a. Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường: có 2 trục tung, ccotj thể hiện cho số khách du lịch, đường thể hiện doanh thu từ ngành du lịch (có chú giải, tên biểu đồ, chia tỉ lệ chính xác...)

b. Nhận xét, giải thích

- Số lượt khách du lịch ngày càng tăng nhanh (d/c)

- Doanh thu từ ngành du lịch cũng có xu hướng tăng nhanh (d/c)

- Do thành Vinh có nhiều tài nguyên du lịch cả tự nhiên cũng nhữ tài nguyên du lịch nhân văn, Vinh là nơi kết nối nhiều địa điểm khác nhau trong tỉnh và cả nước, là nơi có cơ sở hạ tầng, có nhiều cơ sở lưu trú, có dịch vụ phục vụ tốt....

Câu 3: Cho biết ý nghĩa của việc bảo tồn các di sản văn hóa ở địa phương em?

Hướng dẫn trả lời:

- Bảo tồn di sản có ý nghĩa sâu sắc với thế hệ hiện nay

- Bảo tồn di sản tạo ra cú huých tinh thần nhằm nâng cao ý thức về việc chính các em là người được hưởng thụ các giá trị của di sản văn hóa cha ông để lại.

- Bồi đắp thêm lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc...

- Nâng cao nhận thức của các em về ý chí, tinh thần quật cường của cha ông...

3.6.4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1: Em hãy đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

- Cần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di sản văn hóa, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách k.hoa học

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.

- Cần kết hợp các loại hình du lịch: tham quan di tích lịch sử kết hợp du lịch làng nghề và các dịch vụ khác để tạo thành tour du lịch tổng hợp hấp dẫn du khách.

Câu 2: Với tư cách là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu một trong các địa điểm sau: Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tinh – Đền thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ và Quảng trường Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn trả lời:

- Các em đóng vai trò là người hướng dẫn đưa du khách tham quan các địa danh mang nhiều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử của quê hương mình.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho HS THPT (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w