I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp nước ta với sự đa dạng của nó, cùng một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện.
- Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp và giải thích sự phân hoá đó.
- Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và vai trò của mỗi thành phần.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
- Xác định được trên bản đồ công nghiệp chúng (hoặc Atlát địa lý Việt Nam) các khu vực tập trung chủ yếu của nước ta vào các trung tâm công nghiệo chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ công nghiệp chung Việt Nam - Atlát địa lý Việt Nam
- Bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ các loại
- Tranh ảnh, băng hình về hoạt động công nghiệp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn đinh tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú hơn và làm biến đổi sự phân hóa đó?
- Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
+ Đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1:
+ Bước 1: EM hãy cho biết, thế nào là cơ cấu công nghiệp theo ngành?
+ Bước 2: Theo cách phân loại hiện hành, công nghiệp nước ta có cơ cấu như thế nào?
+ Bước 3: Theo em thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành?
- GV giảng giải thêm về một số tồn tại còn bộc lộ của công nghiệp nước ta: (thiết kế bài giảng Địa Lí 12 tập 2)
+ Bước 4: Dựa vào H.26.1, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm?
+ Bước 5: Trình bày một số phương hướng chủ yếu để hoàn thiện cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Khái niệm: SGK
* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:
- Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).Trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm:
+ Năng lượng.
+ Chế biến lương thực – thực phẩm.
+ Dệt – may.
+ Hoá chất – phân bón – cao su.
+ Vật liệu xây dựng.
+ Cơ khí – điện tử ...
- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực:
- Hoạt động 2:
+ Bước 1: Quan sát bản đồ công nghiêpj VN, giáo viên giảng giải về các kí hiệu của các đối tượng địa lí trên bản đồ, HS quan sát Atlát địa lí VN.
+ Bước 2: Em có nhận xét gì về hoạt độn công nghiệp của nước ta về mặt lãnh thổ? Trình bày sự phân hoá đó
+ Bước 3: Tại sao trên các vùng khác nhau trên đất nước ta lại có sự khác biệt về phân hoá lãnh thổ công nghiệp như vậy?
* Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành: (SGK).
2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa đi các hướng với các nhành chuyên môn hóa khác dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than).
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học).
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
+ Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất – giấy).
+ Sơn La – Hoà Bình (thuỷ điện).
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu...
- Dọc theo DHMT có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...
- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động CN phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
* Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố:
+ Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.
+ Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ẵ tổng giỏ trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: Quan sát H 26.3, em hãy trình bày cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta?
+ Bước 2: Em hãy cho biết xu hướng chuyển dịch của cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay?
trọng thấp hơn nhiều.
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
=> Xu hướng chung là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tặng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.
IV. CỦNG CỐ:
- Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
- Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
- Chứng minh rằng, cơ cấu cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ, giải thích tại sao lại có sự phân hoá đó?
- Nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Tìm hiểu thêm về một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
- Về nhà chuẩn bị bài 27.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Ngày soạn:
Tiết PPCT: Ngày dạy:
BÀI 27: