I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Nắm được các kiến thức về hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
2. Về kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu ở nước ta.
- Phân tích được sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3. Thái độ:
- Ủng hộ các chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng các khu CN tập trung.
- Không đồng tình với một số điểm CN, TTCN không tuân thủ luật pháp bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
+ Bản đồ CN chung VN, At lát địa lý VN.
+ Bảng số liệu, Biểu đồ, tranh ảnh có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn đinh tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
- Hãy xác định các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải thích sự phân bố của chúng?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1:
+ Bước 1: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết tổ chức lãnh thổ công nghiệp là gì? Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
+ Bước 2: Giáo viên chỉnh sửa, bổ sung:
- Hoạt động 2:
+ Bước 1: Dựa jvào H28.1, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
+ Bước 2: Giáop viên chỉnh sửa bổ sung;
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, em hãy cho biết có các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào?
+ Bước 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu các đặc điểm chính của điểm công nghiệp?
Xác định một số điểm công nghiệp trên bản đồ công nghiệp?
- Hoạt động 4:
+ Bước 1: Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy nêu đặc điểm chính của khu công nghiệp nước ta?
1. Khái niệm: (SGK).
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Hình 28.1 SGK.
3. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
a. Điểm công nghiệp:
Đồng nhất với một điểm dân cư, gồm một đến hai xí nghiệp công nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nông sản, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp công nghiệp.
- Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b. Khu công nghhiệp: Khu vực có ranh giới rõ ràng ( vài trăm ha ), có vị trí thuận lợi ( gần cảng biển, quốc lộ lớn, gần sân bay ), tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản
+ Bước 2 : Kể tên một số khu công nghiệp ở nước ta?
- Hoạt động 5:
+ Bước 1: Trình bày một số đặc điểm chính của trung tâm công nghiệp?
+ Bước 2: Xác định một số trung tâm công nghiệp trên bản đồ công nghiệp, và nêu cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp nay?
- Hoạt động6:
+ Bước 1: Trình bày các đặc điểm chính của vùng công nghiệp ở nước ta?
+ Bước 2: Kể tên 6 vùng công nghiệp ở nước ta+
xuất cao, sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.
c. Trung tâm công nghiệp: Gắn với đô thị vừa và lớn,có vị trí địa lí thuận lợi, bao gồm khu công nghiệp, điểm công nhiệpvà nhiều xí nhiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật, kĩ thụât, công nghệ, có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân, có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp (hoặc vào giá trị sản xuất công nghiệp), có thể chia thành các nhóm sau đây:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (hoặc quy mô rất lớn và lớn): Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng (hoặc quy mô trung bình): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô nhỏ): Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...
d. Vùng công nghiệp:Vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm nhiều điểm, khu, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp, có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, có các ngành bổ trợ và phục vụ.
- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp năm (2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp:
+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)
+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). .
+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
IV. CỦNG CỐ:
- Dựa vào Atlát địa lý VN em hãy :
+ Kể tên 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành CN của từng điểm.
+ Kể tên 5 trung tâm công nghiịep lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành CN của mỗi trung tâm.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Về nhà hoàn thành câu hỏi sau: Tại sao TP. Hồ – Chí – Minh và Hà Nội lại là hai trung tâm CN lớn nhất cả nước ?
- Làm các câu hỏi và bài tập trang 127 SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành 29.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Ngày soạn:
Tiết PPCT: Ngày dạy:
BÀI 29: THỰC HÀNH