I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học HS cần:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại v tình hình hoạt đông Nội thương của nước ta.
- Nắm vững được tình hình, cơ cấu gi trị xuất, nhập khẩu v thị trường chủ yếu của VN.
- Biết được cc loại TN chính của nước ta ( Trong đó cĩ TN Du lịch) - Trình by được tình hình pht triển v cc trung tm Du lịch quan trọng.
2. Về kĩ năng:
- Chỉ ra được trn BĐ cc thị trường xuất, nhập khẩu của VN, cc loại TN Du lịch v cc trung tm Du lịch cĩ ý nghĩa Quốc gia v vng của nước ta.
- Xác định trên bản đồ các loại tài nguyên du lịch, trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ và xy dựng biểu đị lin quan tới sự pht triển thương mại v du lịch của nước ta.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và giáo dục du lịch trong công đồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ du lịch Việt Nam , Atlat địa lí Việt Nam
- Trang ảnh về một số hoạt động thương mại, địa điểm du lịch của nước ta.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn đinh tổ chức: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1:
+ Bước 1: Em hãy nêu đặc điểm ngành nội thương nước ta trong thời kì đổi mới?
+ Bước 2: Quan sát H31.1, em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta qua các năm?
- Hoạt động 2:
+ Bước 1: Quan sát H31.2, em có nhận xét gì về sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005?
+ Bước 2: Quan sát H31.3, dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của mình em hãy nêu và giải thích tình hình xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005?
1. Thương mại.
a. Nội thương:
- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng.
- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể).
b. Ngoại thương:
- Thị trường buôn bán ngày càng đựơc mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.
- Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
- Các mặt hàng nhập khẩu: chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất ( máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
- Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là: khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu.
- Hoạt động 3:
+ Bước 1: Dựa vào Atlát địa lí VN, H31.4 và 31.5, em hãy trình bày về tài nguyên du lịch trên đất nước ta?
+ Bước 2: Giáo viên chỉnh sửa và bổ sung kiến thức;
- Hoạt động 4:
+ Bước 1: Dựa vào H31.6, hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta?
+ Bước 2: Giáo viên chuẩn xác kiến thức;
2. Du lịch.
a. Tài nguyên du lịch:
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
* Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng: Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân tạo.
- Tự nhiên:
+ Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp ( 2 di sản thiên nhiên thế giới ); địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Long, động Phong Nha...) có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển, 200 hang động.
+ Khí hậu: sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên; vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.
+ Sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.
- Nhân văn:
+ Các di tích văn hoá – lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).
+ Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hoá – lịch sử.
+ Tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
b.Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu:
- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX.
- Từ năm 1991 đến 2005, số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.
- Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành ba vùng:
- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:
+ Hà Nội (ở phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh (ở phía Nam), Huế – Đà Nẵng (ở miền Trung).
+ Ngoài ra, còn một số trung tâm du lịch quan trọng khác như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...
IV. CỦNG CỐ:
- Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?
- Chứng minh rằng, tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Hướng dẫn HS lam bài tập só 1 SGK.
- Tìm hiểu trước bài 32.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Ngày soạn:
Tiết PPCT: Ngày dạy: