Cửa sổ quan sát View

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá khả năng ứng dụng một số phần mềm đồ họa phổ biến trong biên tập bản đồ địa chính (Trang 60 - 77)

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỒ HỌA PHỔ BIẾN TRONG BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

2.2. Các chức năng cơ bản biên tập bản đồ địa chính của một số phần mềm đồ họa

2.2.2. Cửa sổ quan sát View

2.2.2.1 MicroStation 1. Hiển thị các cửa sổ

Như đã biết ở phần đầu, Microstation gồm có tất cả 8 cửa sổ View, được đánh số từ 1-8. Cùng một lúc ta có thể tắt hoặc mở một hay nhiều cửa sổ. Để đóng mở các cửa sổ ta thực hiện các bước sau:

- Từ menu chính chọn View.

- Trên Menu dọc của View chọn OpenClose.

- Đánh dấu (để mở) hoặc xóa dấu (để đóng) ở trên cửa sổ mà ta muốn mở hoặc đóng.

Nếu ta muốn thay đổi đóng mở nhiều cửa sổ cùng một lúc thì sau khi chọn OpenClose ta chọn Dialog và đánh dấu đóng mở trên cửa sổ View OpenClose.

Từ menu dọc của View ta có thể chọn chết độ hiển thị cho các cửa sổ đang được mở như sau:

Tile: Hiển thị các cửa sổ với kích thước bằng nhau Cascade: Các cửa sổ được mở chồng lên nhau.

2. Bảng View Control

Bảng View Control bao gồm các chức năng hiển điều khiển việc hiển thị các yếu tố của file trên các cửa sổ View. Từ bảng công cụ Main kéo biểu tượng View Control ra phía ngoài ta sẽ được bảng View Control.

Updata View: Cho phép Update màn hình. Sau khi chọn chức năng này ấn phím Data lên cửa sổ View muốn Update thì mọi hình ảnh ở đó sẽ Update lại.

Window Area: Cho phép phóng to một vùng lên màn hình.

Zoom in: Chức năng này cho phép phóng to hình ảnh của các yếu tố.

Sau mỗi lần phóng to thì hỉnh ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ to lên gấp đôi.

Zoom out: Chức năng này cho phép thu nhỏ hình ảnh của các yếu tố.

Sau mỗi lần thu nhỏ, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ nhỏ bằng một nửa so với ban đầu.

Fit Active Design: Cho phép hiển thị tất cả các yếu tố của File trên một cửa sổ.

3. Bảng các thuộc tính hiển thị

Bảng thuộc tính hiển thị cho phép người sử dụng đặt các thuộc tính hiển thị cho từng cửa sổ quan sát View. Để gọi bảng thuộc tính hiển thị ta vào thực đơn Setting → View Attributes (hoặc nhấn Ctrl + B).

- Fill: Cho phép hiển thị chế độ tô màu đối với những vùng khép kín được tô màu (Fill - phủ kín màu). Nếu chế độ Fill không được chọn thì

tất cả các vùng được tô màu (kể cả các vùng được tô màu từ trước) sẽ không được hiển thị màu đã tô trên màn hình cũng như khi in ra.

Hình 2.44. Bảng thuộc tính hiển thị View Attributes

- Line Style: Cho phép sử dụng kiểu đường do người sử dụng thiết kế ra. Nếu chế độ này không được chọn thì MicroStation chỉ cho phép hiển thị 8 kiểu đường cơ bản.

- Line Weights: Cho phép hiển thị các yếu tố với lực nét thực tế mà người sử dụng đã chọn. Nếu chế độ này không được chọn thì tất cả các yếu tố trên màn hình sẽ được hiển thị với Weight 0.

- Patterns: Cho phép hiển thị Patterns của các yếu tố được Patterns.

Nếu chế độ này không được chọn thì tất cả các vùng được Patterns (kể cả các vùng được Patterns trước đó) sẽ không được hiển thị Patterns trên màn hình cũng như khi in ra.

- Text: Cho phép hiển thị các yếu tố dạng Text trên màn hình. Nếu chế độ này không được chọn thì các yếu tố dạng Text không được hiển thị trên màn hình (kể cả những chữ được viết từ trước).

4. Chế độ bắt điểm (Snap)

Quá trình biên tập bản đồ yêu cầu phải đặt vào đúng vị trí cần chọn, như đẵ biết ở trên, phím Tentative sẽ được dùng để đưa con trỏ vào đúng vị trí nào đó của các yếu tố trên bản vẽ. Thao tác đó được gọi là bắt điểm (Snap to Element), tương ứng với mỗi kiểu Snap ta có những khả năng bắt

điểm khác nhau.

Để mở các biểu tượng Snap ta vào Settings → Snaps → Button Bar

→ xuất hiện thanh công cụ Snap Mode.

Muốn chọn tạm thời kiểu Snap nào thì ta bấm Data lên biểu tượng của kiểu đó trên thanh Snap Mode, cũng có thể chọn trực tiếp các kiểu bắt điểm ở trên Menu dọc của Snaps. Muốn chọn kiểu Snap nào làm mặc định thì ta double click phím Data vào biểu tượng của kiểu đó. Sau khi ta đã chọn kiểu Snap cần thiết , muốn Snap vào yếu tố nào thì nói chung đầu tiên ta bấm Tentative vào yếu tố đó, sau đó bấm Data để xác nhận Tentative này. Tuy nhiên, mỗi lệnh và mỗi kiểu Snap có những yêu cầu các trình tự khác nhau cho nên ta phải quan sát thường xuyên các thông tin trên của sổ Command Window.

Hình 2.45. Thanh công cụ Snap Mode.

2.2.2.2 Autocad

Phần mềm Autocad thì đối với Autocad R14 thì mỗi một cửa sổ Window chỉ mở được 1 cửa sổ, còn đối với Autocad 2002 đến nay phát triển rất nhanh có thể mở được rất nhiều cửa sổ mà không có giới hạn.

Để giúp ta thực hiện các bài tập trong chương này dễ dàng, chúng ta khảo sát một cách khái quát hai lệnh cơ bản điều khiển màn hình:

Zoom và Pan

1. Zoom

Zoom là lệnh phóng to hay thu nhỏ các đối tượng, nó là loại lệnh Transparent có thể khởi động bất cứ lúc nào ta muốn bằng các cách sau:

* Trên thanh Standard : click vào biểu tượng Zoom

* Trên dòng Command : Zoom hay Z ( (Nếu ta đang ở dòng lệnh nào của AutoCAD thì ta dùng Transparent Zoom hay Z)

* Trên Menu chính : View\ Zoom\

Sau khi khởi động lệnh, AutoCAD yêu cầu xác định một số tùy chọn như dưới đây: Command: Zoom 

All/Center/Dynamic/Extents/Left/Previous/Vmax/Window/<Scale(x/xp)>:

Ta nhập chữ cái đầu tiên để lựa chọn loại Zoom Trong đó:

+ Realtime : cursor sẽ có dạng như biểu tượng, nhấn phím trái chuột và kéo biểu tượng này đi lên thì ta phóng to, kéo xuống thì ta thu nhỏ hình ảnh bản vẽ

+ All : thu toàn bộ các đối tượng đã vẽ (kể cả các đối tượng nằm ngoài phạm vi miền vẽ) và tạo lại màn hình.

+ Center : phóng to màn hình với một tâm điểm với chiều cao cửa sổ (khi nhập C)

* Center point: chọn tâm khung cửa sổ

* Magnification or height <> : nhập giá trị chiều cao khung cửa sổ hoặc chọn 2 điểm để xác định chiều cao. Nếu sau giá trị ta nhập X, ví dụ 2X thì hình ảnh sẽ phóng to lên 2 lần

+ Dynamic :hiện lên màn hình hình ảnh trong khung cửa sổ mà ta có thể thay đổi vị trí và kích thước. Đầu tiên, khi thực hiện

lựa chọn này sẽ xuất hiện khung nhìn chữ nhật có dấu X ở giữa (cho phép ta di chuyển vị trí của khung cửa sổ). Muốn chuyển sang chế độ thay đổi độ lớn khung cửa sổ (hoặc ngược lại) ta nhấn phím trái chuột, khi đó sẽ xuất hiện hình mũi tên ngay cạnh phải của khung. Tiếp tục di chuyển vị trí và thay đổi kích thước khung cửa sổ đến khi nào muốn phóng hình ảnh trong khung cửa sổ này lên toàn bộ màn hình ta chỉ cần nhấn phím Enter

+ Extents : phóng to hoặc thu nhỏ các đối tượng bản vẽ đến khả năng lớn nhất có thể, toàn bộ đối tượng vẽ sẽ hiện lên trên màn hình.

+ Previous : phục hồi lại hình ảnh của lệnh Zoom trước đó.

Chức năng này có thể nhớ và phục hồi đến 10 lần

+ Window : phóng to lên màn hình phần hình ảnh xác định bởi khung cửa sổ hình chử nhật bằng cách xác định hai điểm (tương tự như cách vẽ hình chữ nhật)

+ Scale (x/xp): nhập tỉ lệ để hiện lên hình ảnh mong muốn. Giá trị lơn hơn 1: phóng to, giá trị nhở hơn 1: thu nhỏ

* Không có phần theo sau giá trị : có nghĩa là phóng to hay thu nhỏ so với giới hạn bản vẽ

* Theo sau giá trị là chữ X (ví dụ 2x) : có nghĩa là phóng to hay thu nhỏ so với hình ảnh hiện hành

* Theo sau giá trị là XP : có nghĩa là phóng to hay thu nhỏ so với giới hạn bản vẽ trong không gian giấy (khi ta đang ở trong không gian giấy)

+ In : phóng to đối tượng trên hình ảnh lên 2 lần + Out : thu nhỏ đối tượng trên màn ảnh xuống 2 lần

+ Vmax : thu nhỏ tối đa đối tượng đến mức có thể thấy được trên màn hình

+ Limits : thể hiện đối tượng bên trong giới hạn bản vẽ 2. Pan

Lệnh Pan, di chuyển màn hình, giúp chúng ta xem những chi tiết của đối tượng nằm ngoài phạm vi thể hiện của màn hình hiện hành, và nó là loại lệnh Transparent.

Để kích động lệnh ta chọn 1 trong các cách sau:

* Trên thanh Standard : click vào biểu tượngĠ

* Trên dòng Command : Pan hay P ( (Nếu ta đang ở dòng lệnh nào của AutoCAD thì ta dùng Transparent Pan hay P)

* Trên Menu chính : View\ Pan\

Command: Pan 

AutoCAD đưa ra biểu tượng của Pan (bàn tay), ta dùng chuột để điều khiển bàn tay này đến chi tiết ta cần xem hay xử lý.

2.2.3. Thuộc tính hiển thị của các yếu tố 2.2.3.1 Microstation

1. Level: Lớp

Mỗi một yếu tố trong MicroStation được gắn với một lớp, MicroStation có tất cả 63 Level được đánh số từ 1 đến 63, nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có một Level làm Level hoạt động (Active Level). Mỗi một yếu tố được vẽ ra đều nằm trong trên Level hoạt động của thời điểm đó, Microstation cho phép hiển thị hoặc tắt hiển thị trên một số Level, level hoạt động luôn luôn được

hiển thị. Các yếu tố chỉ được hiển thị trên màn hình khi Level của nó ở chế độ hiển thị.Để thay đổi Level hoạt động hay thay đổi chế độ bật tắt các Level có thể sử dụng bảng điều khiển View Levels.

2. Color: Màu sắc

Trong Microstation mỗi một yếu tố được thể hiện với một màu nhất định . Tại mỗi thời điểm, mỗi file bản vẽ sử dụng một bảng màu nhất định.

Mỗi bảng gồm có 256 màu (được đánh số từ 0 đến 265). Muốn xem bảng màu của file, từ Menu dọc của Settings chọn Colors, bảng màu Color table sẽ được mở ra.

Bảng màu được mở ra chính là bảng màu mà File đang sử dụng. Mỗi màu trong bảng màu được thể hiện ở một ô riêng biệt. Nếu ta ấn phím Data vào ô nào thì màu đó sẽ được hiển thị.

Mỗi màu trong bảng màu là kết quả pha ba mày cơ bản Red, Green và Blue. Mỗi màu cơ bản có 256 mức độ đậm. Ví dụ: Màu xanh thể hiện mặt nước là màu 207 có các thông số là R=170, G=255, B=255.

3. LineStyle: Kiểu đường

Microstation có tất cả 8 kiểu đường cơ bản ( được đánh số từ 0 đến 7).

Ngoài ra MicroStation còn cho phép dùng những kiểu đường đặc biệt (Custom LineStyle) do MicroStation thiết kế sẵn hoặc người sử dụng tự thiết kế. Tại mỗi thời điểm chỉ có một kiểu đường được chọn làm kiểu đường hoạt động. Các yếu tố được vẽ ra luôn được hiển thị bằng kiểu đường hoạt động.

4. Line Weight: Độ rộng(lực nét)

Các yếu tố trong MicroStation có thể được thể hiện với 16 lực nét cơ bản (đánh số từ 0 đến 15). Tại mỗi thời điểm chỉ có một lực nét được chọn làm nét hoạt động. Muốn thay đổi lực nét hoạt động có thể thực hiện theo một trong những cách sau:

Từ menu dọc của Element chọn Weight, sau đó ấn phím Data vào lực nét cần chọn.

Trên cửa sổ Command Window đánh vào dòng lệnh: wt= Weight (Weight là số của lực nét cần đặt làm lực nét hoạt động).

5. Thay đổi thuộc tính của các yếu tố

Từ thanh công cụ chính main ta cú công cụ Main\Change Attribute

Hình 2.46. Thanh công cụ Change Attribute

Chage Element Attributes - Cho phép thay đổi Level, Color, Line, Style, Weight của các yếu tố.

Chage Element to Active Fill Type- Cho phép thay đổi kiểu fill màu của các yếu tố khép kín theo kiểu fill đang chọn.chọn làm các yếu tố khép kín theo kiểu fill đang chọn.

6. Cell

Thư viện Cell là nơi cất giữ và gọi lại cell khi cần sử dụng. Để tạo một thư viện Cell ta thực hiện các bước sau: Vào tên thư viện Cell mới trong thư mục Name. Xác định đường dẫn cho File thư viện Cell trong hộp danh sách Directories hoặc đánh vào đầy đủ cả đường dẫn trên một tên File. Lúc đó trong MicroStation sẽ tự động thêm phần mềm mở rộng Cell vào tên File thư viện.

Ấn nút Seed để chọn Seed file thích hợp cho thư viện Cell.

Chọn Ok để chọn thư viện mới.

7. Pattern: tô vùng

Ngoài tô vùng bằng Fill màu cho vùng còn có cách tô vùng bằng Line, Cell, tô theo Pattern.

Hatch Area: Dùng để tô vùng bằng các đoạn thẳng song song.

Crosshatch Area: Dùng để Pattern các vùng bằng các đoạn thẳng song song theo hai hướng vuông góc với nhau ( kiểu Cross Hatch).

Pattern Area: Cho phép Pattern các vùng bằng Cell.

Linear Pattern Attributes: Cho phép đặt Pattern dọc theo một đường Show Pattern Attributes: Dùng để hiển thị kiểu và level của các yếu tố được pattern thuộc tính vào góc và tỷ lệ của các yếu tố dùng để Pattern.

Match Pattern Attributes: Dùng để gán thuộc tính Pattern của yếu tố được chọn (tên, góc, tỷ lệ) thành Active Pattern.

Delete Pattern: Dùng để xóa Pattern.

2.2.3.2. Autocad

1. Lớp (Layer), màu đường nét

Trong các bản vẽ AutoCAD các đối tượng có tính chất chung thường nhóm thành lớp (Layer). Số lớp trong một bản vẽ không giới hạn, tên thông thường phản ánh nội dung của các đ ối tượng nằm trên lớp đó.

Ta có t hể h iệu c hỉn h các trạng thái của lớp; Mở (ON), tắt (OFF), khoá (LOCK), mở khoá (UNLOCK), đóng băng (FREEZE) và tan băng (THAW) các lớp để cho các đ ối tượng nằm trên các lớp đ ó x u ất h iện h a y không xuất hiện trên m à n h ì n h h oặc t rên g iấy vẽ.

Màu (Color) v à dạng đ ư ờng (Linetype) ta có thể gán cho lớp h oặc cho từng đối tượng. Tuy nhiên đ ể dễ đ i ều khiển các t í n h chất đối tượng trong bản vẽ ta nên gán màu và dạng đường cho các lớp. Khi đ ó Color và Linetype có dạng BYLAYER.

Ta gán màu cho các đ ối tượng h oặc cho lớp chủ yếu là để điều khiển việc khi xuất bản vẽ ra giấy. Trong hộp thoại Print/Plot Configuration của lệnh in (lệnh Plot h oặc Print) phần Pen Assigments đ ểchọn bút vẽ ta thường chọn theo màu của các đ ối tượng trên màn hình. Mỗi loại màu trên

màn hình ta gán cho một loại bút và bản vẽ chúng ta được vẽ ( h oặc in) với các loại bút có c h iều rộng n é t vẽ khác nhau.

a. Tạo và hiệu chỉnh lớp bằng hộp thoại Layer Properties Managre.

Khi thực h iện lện h Layer hoặc Ddlmodes (chọn Format/Layer) sẽ xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager.

Hình 2.47 . Hộp thoại Layer Properties Manager - Tạo Layer mới

- Nhấn nút New trong hộp thoại sẽ xuất hiện ô soạn thảo Layer 1 tại cột Name

- Nhập tên lớp vào ô soạn thảo. Tên lớp không được dài quá 31 ký tự. Ký tự c ó t hể là số, chữ kể cả các ký tự như _ - $... Không được có các khoảng trống giữa các ký tự. Số lớp trong bản vẽ không giới hạn (không vượt quá 32767). Tên lớp nên đ ặt dễ nhớ theo các t í n h c hất liên quan đến đối lớp đó.

- Nếu muốn tạo n h iều lớp cùng một lúc ta nhập các tên lớp cách nhau bởi dấu phẩy.

- Tắt, mở Layer (ON/OFF)

Để, tắt mở Layer ta chọn biểu tượng trạng thái ON/OFF. Khi một lớp đ ư ợc tắt các đ ố i t ư ợn g nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình.

Các đ ố i t ư ợn g của lớp được tắt vẫn có t hể đ ư ợc c họn nếu như tại dòng nhắc ”Select objects:” của lệnh hiệu chỉnh ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng.

- Đóng và làm tan băng của một Layer (Freeze/Thaw)

Để đóng băng (FREEZE) và làm tan băng (THAW) lớp trên tất cả khung nhìn (Viewports) ta chọn biểu tượng trạng thái FREEZE/THAW.

Các đối tượng của lớp đóng băng không xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng này (không thể chọn đ ối tượng lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All)

- Khoá và mở khoá cho lớp (Lock/Unlock)

Để khoá và mở khoá cho lớp ta chọn biểu tượng trạng thái LOCK/UNLOCK. Đối tượng của Layer bịkhoá sẽ không hiệu chỉnh được, tuy nhiên chúng vẫn hiển thị trên m à n h ì n h v à c ó t hể i n r a đ ư ợc .

- Thay đổi màu của lớp

Ta chọn vào ô màu của lớp, khi đ ó sẽ xuất hiện hộp thoại Select Color và theo hộp thoại này ta có thể gán màu cho các lớp đang được chọn.

Bảng màu của AutoCAD bao gồm 256 màu được đánh số từ 1 ÷ 256, khi ta chọn màu thì tên số màu xuất hiện tại ô soạn thảo Color.

Các màu chuẩn từ 1÷7, ngoài mã số ta có thể nhập trực tiếp tên màu:

Hình 2.48 . Hộp thoại Select Color

1- Red (đỏ), 2 - Yerlow (vàng), 3 - Green (xanh lá cây), 4 - Cyan (xanh da trời), 5 - Blue (xanh lục), 6 – Magenta( tím ), 7 - White (trắng).

- Gán dạng đuờng cho lớp

Để gán dạng đường cho lớp ta chọn v ào tên dạng đ ư ờng của lớp, xuất hiện hộp thoại Select Linetype. Đầu tiên trong bản vẽ chỉ có 1 dạng đ ư ờn g duy nhất là Continuous, để nhập các dạng đ ư ờn g khác v à o trong bản vẽ ta sử dụng lệnh – Linetype hoăc chọn nút Load...của hộp thoại Select Linetype.

Hình 2.49 . Hộp thoại Select Linetype.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá khả năng ứng dụng một số phần mềm đồ họa phổ biến trong biên tập bản đồ địa chính (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)