CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỒ HỌA PHỔ BIẾN TRONG BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
3.6. Vẽ nhãn thửa(Famis)
Vẽ nhãn thửa là một trong những công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Thửa đất có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo. Tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu thuộc tính liên quan. Vì vậy chức năng Vẽ nhãn thửa cung cấp cho người dùng một công vụ dùng vẽ nhãn thửa ra màn hình. Các đối tượng bản đồ có khả năng vẽ nhãn thửa chỉ là các đối tượng của vùng đã được tạo Topology. Nhãn thửa bao gồm số hiệu thửa, loại đất, diện tích, có thể kèm theo tên chủ sử dụng đất.
Từ Menu → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa Xuất hiện cửa sổ giao diện Bản đồ chủ đề, trong đó:
- Vị trí đặt nhãn thửa sẽ cách tâm thửa một đoạn là Dx, Dy tuỳ chọn;
- Loại nhãn: Nhãn thửa;
- Kích thước chữ: 2 mm trên bản đồ bằng 1,00m ở thực địa đối với tỷ lệ 1:500;
- Số chữ số thập phân sau dấu phẩy: 1;
- Kiểu chữ: FAMIS.
Khi vẽ nhãn, số hiệu thửa đất và diện tích thửa được tự động đưa vào vị trí quy định của nhãn.
Đối với loại đất, phần mềm FAMIS có thể đưa giá trị mặc định chọn trước vào nhãn, ví dụ: LUC. Người biên tập bản đồ phải căn cứ vào thực tế phân loại đất đai để sửa nhãn phân loại mặc định thành nhãn phân loại đất chính thức.
Hình 3.26. Vẽ nhãn thửa (Famis).
Sau khi vẽ gán thông tin hồ sơ địa chính ban đầu và vẽ nhãn thửa ta thấy:
Đối với Cesmap: vì tạo vùng nhất thiết phải chính xác nên gán trong Cesmap không bị lỗi.
Đối với Famis: Vì Tạo vùng không cần sửa hết lỗi mà vẫn tạo vùng được nên khi gán thì nó xảy ra một số lỗi như sau:
Thửa trong thửa sẽ bị nhận nhầm Nhiều khi bị bỏ thửa
Hình 3.27.Sau khi tạo Tôplogy Thửa không có tâm (Famis).
Nếu vùng phức tạp thì không chạy được
Đối tượng hình tuyến hơi lớn thì có thể bị nhận nhầm, tâm đánh ra ngoài, có thửa có 2 tâm,, có thửa có 1 tâm.
III.7. Vẽ khung bản đồ địa chính (Famis)
Cần phải tạo khung bản đồ địa chính theo đúng quy định trong quy phạm. Từ Menu → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ địa chính
Xuất hiện cửa sổ giao diện Tạo khung.
Trong hộp hội thoại có các tuỳ chọn sau:
- Chọn kiểu khung: Bản đồ địa chính - Chọn tỷ lệ: 1:500
- Lớp: Lưu khung bản đồ ở lớp 63 - Các tiêu đề:
+ Số hiệu mảnh địa chính: 01 + Số hiệu mảnh gốc: 331503-2- (4) + Tên xã, huyện, tỉnh
- Tọa độ góc khúng của tờ bản đồ
- Tổng số tờ BĐĐC của xã: 20.
Hình 3.28. Vẽ khung bản đồ địa chính (Famis).
Sau khi chọn đủ các thông số, nhấn vào Vẽ khung, kết thúc việc vẽ khung.
Kích thước khung trong của tờ bản đồ địa chính phải mở rộng hơn khung của bản đồ địa chính cơ sở để có thể vẽ trọn vẹn các thửa đất. Vì vậy kích thước khung bản đồ địa chính không còn là 50÷50cm mà phải mở rộng thành 60÷60 cm hoặc 70÷70 cm. Để thực hiện công việc này ta đưa kích thước cần mở rộng thêm vào mục Phá khung.
Tọa độ góc khung: Sau khi khai báo đầy đủ các tham số, ta nhấn vào nút
"Chọn bản đồ" và chọn điểm trên màn hình bản đồ thì tọa độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các tọa độ được tính ra theo quy phạm bản đồ địa chính và dựa trên các tham số tỷ lệ, phương pháp chia mảnh mà ta đã chọn lựa ở trên.
Ví dụ: Tọa độ góc khung của tờ bản đồ là:
Góc dưới trái: 504750.000, 2330750.000 Góc trên phải: 505000.000, 2331000.000
Nhận xét: Đối với Cesmap khi cắt bản đồ xong thì nó sẽ ra khung bản đồ luôn, không cần phải tạo lại khung như trong Famis, như vậy thời gian làm bản đồ sẽ tiết kiệm hơn so với Famis.
Ta thấy các bước biên tập một tờ bản đồ địa chính đối với Cesmap và Famis về bản chất là như nhau. Nhưng khi đi sâu vào việc biên tập ta thấy mỗi một phần mềm có ưu, nhược điểm riêng.
Nhược điểm chung: Nếu bản đồ quá lớn thì không chạy vùng được, khi đó bắt buộc phải chia nhỏ.
Nhiều người ngay từ khi mới bắt đầu biên tập bản đồ địa chính, nếu họ quen làm bằng phần mềm Autocad thì họ sẽ không thích biên tập trên MicroStation và ngược lại.
Trong Autocad làm biên tập chủ yếu là câu lệnh nên nếu biên tập bản đồ địa chính bằng bản đồ thô thì nó sẽ nhanh hơn Microstation.
Lệnh Undo trong Autocad tốt hơn so với Microstation.
Trong quá trình biên tập em thấy giai đoạn đầu khi biên tập thì phần mềm Cesmap có nhiều ưu điểm hơn, nhanh hơn so với Famis.Nhưng hiện nay phần mềm Cesmap không được tác giả phát triển nữa, phần mềm Famis hiện nay vẫn được tác giả phát triển, mặt khác theo thông tư Số: 55/2013/TT- BTNMT mới ban hành: Bản đồ địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin bản đồ địa chính hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn và phải có tệp tin thuộc tính kèm theo từng mảnh bản đồ.[5] Nên nếu biên tập bản đồ địa chính ngay từ đầu bằng phần mềm Cesmap thì cuối cùng cũng phải chuyển về Microstation để biên tập.
Cũng theo thông tư Số: 55/2013/TT-BTNMT thì quy định font là font Time New Roman, mà cả Famis và Cesmap đều không đáp ứng được vì vậy đòi hỏi con nguời cần phát triển phần mềm tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với các nội dung nghiên cứu nêu trên, qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả xin rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:
1. Kết luận
Microstation SE (v7) chỉ quản lý file DGN với dung lượng < 32MB, trong khi đó Autocad quản lý file với dung lượng được nhiều hơn. Đồng thời tính năng hiển thị trong Autocad mạnh hơn so với tính năng hiển thị trong MicroStation.
Microstation tự động lưu dữ liệu khi gặp sự cố mất điện hay hết pin mà người sử dụng chưa kịp lưu. Đối với phần mềm Autocad thì không tự động lưu được dữ liệu.
Autocad khi biên tập nhanh hơn MicroStation ở chỗ có thể sử dụng cả hai tay, một tay cầm chuột, một tay sử dụng bàn phím song hành, còn trong MicroStation chủ yếu dùng chuột muốn vậy phải đặt câu lệnh trên bàn phím.
Phần mềm MicroStation là một phần mềm chuẩn dùng trong ngành bản đồ, có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa như các kí hiệu, kiểu đường, kiểu chữ...thể hiện các yếu tố bản đồ một cách tỉ mỉ,chính xác, trong Autocad ưu điểm của nó lại thiên về câu lệnh và tính hiển thị.
Trong MicroStation các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ. Ngoài ra phần mềm này còn có chức năng liên kết cơ sở không gian và thông tin thuộc tính tạo thành một hệ thống thông tin trên toàn quốc.Khi ta bắt điểm thì trong MicroStation phải nhấp đôi chuội trong khi Autocad không cần.
Đối với Famis các công cụ thực hiện phức tạp, tốn nhiều thời gian và
đòi hỏi kỹ thuật cao.
Famis được tích hợp trên nền MicroStation còn Cesmap được tích hợp trên nền Acadmap để biên tập bản đồ địa chính, về bản chất các bước biên tập bản đồ địa chính của Famis và Cesmap là như nhau, nhưng hiện nay phần mềm Cesmap không được phát triển thêm nữa để cho phù hợp với các thông tư ban hành hiện nay, còn phần mềm Famis vẫn và đang được phát triển và hoàn thiện dần.
2. Kiến nghị
Cần phát triển phần mềm trong biên tập bản đồ địa chính để phù hợp với thông tư số: 55/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành về quy định về việc thành lập bản đồ địa chính.
Cần có thời gian để tiếp tục và hoàn thiện các phần mềm trong việc biên tập bản đồ địa chính.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thùy Dương, các thầy, cô giáo Khoa Trắc địa, đặc biệt là Bộ môn Địa chính, phòng Đại học và Sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn./.