CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐỒ HỌA PHỔ BIẾN TRONG BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
3.2. Tạo topology sau đó sửa lỗi
3.2.1.Phần mềm CesMap
Trước khi tạo vùng cho bản đồ cần phải làm sạch lớp thửa 3.2.1.1.Làm sạch lớp thửa:
Thực chất đây là bước tự động sửa lỗi cho các lớp trên bản vẽ. Chức năng đó gồm xóa các đối tượng trùng, các đối tượng ngắn, làm gãy các đường
giao nhau, kéo dài các đường nối chưa tới và nối các mút gần nhau của các line vào một điểm .
Chọn mục ĐịaChính/ linh tinh/ làm sạch lớp thửa hay dùng lệnh
“LSLT”. Đây là bước cần phải làm trước khi tạo topology, tính diện tích.
3.2.1.2. Tạo topology cho lớp:
- Chương trình chỉ tạo topology cho các lớp là đối tượng dạng vùng như lớp thửa, lớp thủy vãn, lớp mép đường…
- Đối tượng được tạo topology có thể nằm trên nhiều lớp khác nhau trên toàn File hoặc một vùng do người dùng định nghĩa.
- Chức năng chủ yếu là tự kiểm tra lại các lỗi còn sót sau khi tự động sửa lỗi. Việc tính diện tích cho các thửa ở các bước tiếp theo chỉ cần một lỗi nhỏ chương trình cũng không thực hiện.
- Trước khi tạo topology phải làm sạch lại lớp thửa. Lúc này mọi đối tượng trên lớp “0” và lớp “Cen” tự động xóa hết. Topology được tạo cho các đối tượng trên lớp thửa, đánh dấu tâm thửa trên lớp cen.
- Chọn mục ĐịaChính / linh tinh / tạo topology cho lớp thửa.
- Nhập tên topology cần tạo (tránh các tên topology đã có). Nếu tạo thành công trình sẽ thông báo “topology successfully created “. Nếu không thành công sẽ báo lỗi. Nhấn phím Esc thoát lệnh và sửa lỗi trên bản vẽ. Các lỗi được đánh dấu bằng màu đỏ dễ nhận biết.
Hình 3.17. Tạo Topology trong Cesmap
3.2.2.Phần mềm Famis
Topology là một mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ đã được chuẩn hoá.
Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ mà còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.
Đây là nhóm chức năng quan trọng nhất của phần xây dựng bản đồ.
Sau khi sửa lỗi và đóng vùng, Topology là mô hình để đảm bảo việc tự động tính diện tích và các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa, vẽ nhãn thửa, v.v..
3.2.2.1. Sửa lỗi cho bản đồ nền
Trước hết vào chức năng tự động tìm và sửa lỗi.
Cơ sở dữ liệu bản đồ →Tạo Topology Tự động tìm lỗi sửa lỗi sẽ
xuất hiện màn hình MRF Clean.
Hình 3.18. Màn hình MRF Clean trong Famis - Chọn tiếp Parameters và đặt thông số cần thiết.
- Trong hộp Parameters chọn Tolerance..
- Trong hộp Setup Tolerances chọn lớp và giá trị giới hạn.
- ấn Clean để phần mềm tự động sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường có sai lệch nhỏ hơn Tolerance.
Ta vào tiếp: MRF Flag Edilor để sửa các lỗi mà phần mềm MRF Clean không sửa được.
Menu → Tạo Topology → Sửa lỗi
Xuất hiện cửa sổ giao diện MRF Flag Editor:
Hình 3.19. Sửa lỗi trong Famis
Kích chuột vào nút Next để hiển thị lỗi mà chức năng MRF Flag báo. Trên màn hình bản đồ, nơi nào có chữ D là nơi ấy còn lỗi, cần tự sửa trực tiếp các lỗi bằng công cụ của Microstation. Có những lỗi thường gặp như: thửa bị hở, thửa bị thừa cạnh, bị bắt quá ... ta sẽ sửa bằng cách cắt bỏ bớt hoặc phải nối thêm.
Khi hết lỗi, chữ NEXT mờ đi. Sửa xong ta kích chuột vào nút Del Flag.
3.2.2.2. Tạo Topology
Tạo vùng là chức năng tạo TOPOLOGY cho các đối tượng bản đồ được lựa chọn. Chương trình này chỉ tạo topology cho các đối tượng dạng vùng khép kín như các thửa đất. Các đối tượng tham gia tạo topology có thể nằm trên nhiều lớp khác nhau. Khi thực hiện có thể chọn lớp hoặc có thể dùng Fence để chọn vùng tạo topology.
Từ Menu chọn → Tạo Topology → Tạo vùng, kích chuột vào vùng để bắt đầu tạo vùng.
Sau khi tạo vùng xong kích chuột vào nút Ra khỏi, kết thúc qúa trình tạo vùng bản đồ nền.
Trong quá trình tạo vùng phần mềm sẽ tính diện tích các thửa đất và lưu kết quả trong CSDL.
Hình 3.20 Tạo vùng trong Famis Nhận xét:
Sửa lỗi: về bản chất hai phần mềm CesMap và Famis đều giống nhau là gặp lỗi thì đều phải sửa.
Nhưng trong CesMap: Phải sửa hết các lỗi thì mới tạo Topology được, như vậy trong Cesmap nó sẽ quản lý vùng được tốt hơn.
Trong Famis: Nhiều lúc không sửa hết lỗi, mình ấn Del All Flags xong thì vẫn tạo được Topology.
Sau khi tạo Topology xong thì chúng ta cần đưa các thông tin cần thiết vào vùng thửa đất (mã đất, tên chủ sử dung…).
Cách đưa thông tin vào trong bản đồ thì ta thấy bản chất của việc đưa thông tin vào là giống nhau, nhưng dùng với Autocad thì nhanh hơn so vơi MicroStation. Vì đối với Autocad thì đánh dễ hơn còn trong Microstatiom thì text của nó sữa khó hơn so với Microstation.
Sau khi đưa đầy đủ thông tin vào thửa đất ta tiến hành cắt mảnh bản đồ địa chính.