Nguy cơ dâng cao mực nước biển

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis nghiên cứu sự thay đổi đường bờ và đánh giá nguy cơ xói lở bờ biển khu vực quần đảo thổ chu, tỉnh kiên giang (Trang 80 - 83)

3.3. Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến xói lở đường bờ trong tương lai

3.3.1. Nguy cơ dâng cao mực nước biển

Biến đổi khí hậu theo hướng nóng lên toàn cầu gây nên hệ quả là mực nước biển dâng, các thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu (IPCC, 2007). Trong thời kỳ 1961 - 2003 mực nước biển trung bình toàn cầu đã dâng với tốc độ 1,8

± 0,5 mm/năm, trong đó nước biển dâng do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12 mm/năm và do tan băng khoảng 0,70 ± 0,50 (IPCC, 2007). Mực nước biển thay đổi không đồng đều trên toàn bộ đại dương Thế Giới. Xu thế biến đổi của mực nước biển tăng mạnh ở ven bờ Tây Thái Bình Dương trong khi xu thế giảm ở bờ Đông Thái Bình Dương và Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động mạnh bởi dâng cao mực nước biển.

Hình 3.9. Diễn biến mực nước biển theo số liệu vệ tinh thời kỳ 1993-2010 (IMHEN, 2010)

Theo kết quả ước tính của Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam vào năm 2011 và bản cập nhật năm 2012. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có mực nước biển dâng cao nhất tại Việt Nam, đến giữa thế kỷ 21 đạt từ 24-28cm (B1), 25-30cm (B2) tới 28-32 (A1F1). Đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển ở khu vực nghiên cứu có thể tăng từ 54-72cm (B1), 62- 82cm (B2) tới 85-105cm (A1F1). Như vậy, với mức nước biển dâng ở 3 kịch bản sẽ gây ra nguy cơ ngập khá lớn cho biển thuộc quần đảo Thổ Chu.

Bảng 3.11. Mực nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu của vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang (cm)

Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp

(B1) 9-10 13- 15

18- 21

24- 28

30- 37

36- 45

43- 54

48-

63 54-72 Trung

bình (B2)

9-10 13- 15

19- 22

25- 30

32- 39

39- 49

47- 59

55-

70 59-75 Cao

(A1FI) 9-10 14- 15

20- 23

28- 32

38- 44

48- 57

60- 72

72- 88

85- 105 Việc biến đổi mực nước biển bao gồm nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lực tạo triều, do tác động của gió bão và do dâng cao mực nước chấn tĩnh. Đối với khu vực từ 0 - 60m nước hiện tượng nước biển dâng cao hơn mực nước triều thường đi kèm khi bão xảy ra với vận tốc gió vượt quá 33 m/s. Đặc điểm chung của hiện tượng này là nước dâng xảy ra ở phía bên phải của tâm bão theo hướng đổ bộ vào đất liền, nước dâng thường cách tâm bão từ 30 đến 70 km. Nước dâng do bão xảy ra trong thời gian ngắn để phản ứng với trường áp suất và trường ứng suất gió bão trên mặt biển. Nước dâng do bão xảy ra trong thời gian triều cường thường nguy hiểm hơn, thường là

nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại cho khu vực bão đổ bộ và vùng lân cận.

Khi nước rút còn tạo vận tốc dòng chảy lớn gây xói lở bờ. Phạm vi nước dâng phụ thuộc vào phạm vi của cơn bão.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012 cho thấy khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mức nước biển dâng cao nhất tại Việt Nam. Cụ thể vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng ở trong khoảng từ 54-72cm với kịch bản phát thải thấp (B1), từ 62-82cm với kịch bản phát thải trung bình (B2) và từ 85-105cm với kịch bản phát thải cao (A1FI). Khu vực quần đảo Thổ Chu có thể có nước dâng từ tới trên 1m.

Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy với mực nước biển dâng 1m, diện tích có nguy cơ bị ngập là khoảng 18,96ha (1,1%) diện tích quần đảo Thổ Chu, tương đương với diện tích đảo Hòn Xanh. Các tính toán cụ thể về diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho quần đảo Thổ Chu được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng Mực nước dâng

0,5m 0,6m 0,7m 0,8m 0,9m 1m 1,2m 1,5m 2m Diện tích bị

ngập (ha) 10,81 12,52 14,26 15,83 17,17 18,96 22,16 26,36 34,12

% diện tích 0,62 0,72 0,82 0,92 0,99 1,10 1,28 1,52 1,97

a) b)

Hình 3.10. a) Quần đảo Thổ Chu với mực nước biển hiện tại. b) Bản đồ nguy cơ ngập khu vực quần đảo Thổ Chu ứng với mực nước biển dâng0,5m

a) b)

Hình 3.11. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực quần đảo Thổ Chu ứng với mực nước biển dâng 1m(a), 2m(b)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis nghiên cứu sự thay đổi đường bờ và đánh giá nguy cơ xói lở bờ biển khu vực quần đảo thổ chu, tỉnh kiên giang (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)