Nguy cơ sóng thần

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis nghiên cứu sự thay đổi đường bờ và đánh giá nguy cơ xói lở bờ biển khu vực quần đảo thổ chu, tỉnh kiên giang (Trang 83 - 89)

3.3. Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến xói lở đường bờ trong tương lai

3.3.2. Nguy cơ sóng thần

Từ sau thảm họa sóng thần gây ra bởi trận động đất Sumatra (Indonesia) ngày 26 tháng 12 năm 2004 và tại Nhật Bản ngày 11 tháng 3 năm 2011, vấn

đề nghiên cứu đánh giá nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành các nghiên cứu quy mô khác nhau nhằm đánh giá nguy cơ sóng thần ở vùng bờ biển Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu theo hướng này tiêu biểu như đề tài nghiên cứu của Vũ Thanh Ca, Bùi Công Quế, Trần Thị Mỹ Thành, Nguyễn Hồng Phương… Kết quả của các công trình này đều xác định vùng biển Đông không chịu ảnh hưởng của các đợt sóng thần sinh ra từ các trận động đất lớn từ đới hút chìm máng biển Sumatra và đới hút chìm máng biển Philippin mặc đù đây là hai vành đai động đất lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân chính khu vực biển Đông không bị ảnh hưởng sóng thần từ 2 vùng nguồn này là do được che chắn bởi các vòng cung đảo Philippin, Indonesia, Malaysia, Java. Dựa trên kết quả nghiên cứu điều kiện phát sinh sóng thần, bình đồ kiến tạo địa động lực biển Đông các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định nguy cơ sóng thần lớn nhất ở vùng bờ biển Việt Nam xuất phát từ 5 nguồn động đất tiềm ẩn trong vùng biển Đông đó là:

vùng nguồn Bắc Biển Đông (đứt gãy Nam Hải Nam), vùng nguồn Tây Biển Đông (đứt gãy 109o) và 3 đới hút chìm Manila, Celerbes và Sulu (Trần Thị Mỹ Thành, 2011). Trong đó, đới Manila với tổng chiều dài từ bắc xuống nam trên 1.150km, được đánh giá là vùng nguồn động đất gây sóng thần nguy hiểm nhất cho vùng ven biển Việt Nam. Đới hút chìm Manila có tốc độ tương đối là 98mm/năm ở phía bắc và khoảng 52mm/năm ở đoạn phía nam (theo tài liệu GPS toàn cầu). Hoạt động động đất ở khu vực này diễn ra rất phức tạp.

Phần lớn động đất xảy ra ở lớp vỏ với độ sâu nhỏ hơn 65 km (Trần Thị Mỹ Thành, 2011). Các vùng nguồn động đất sóng thần khác như Bắc Biển Đông, Tây Biển Đông, Celebes… ít có khả năng gây sóng thần có tác động nghiêm trọng lên bờ biển Việt Nam.

(BBĐ - vùng nguồn Bắc Biển Đông; TBĐ - vùng nguồn Tây Biển Đông; MNL - vùng nguồn Manila; PLW - vùng nguồn Parawan; SL - vùng nguồn Sulu;

CLB - vùng nguồn Celebes)

Hình 3.12. Các vùng phát sinh động đất có thể gây sóng thần khu vực Biển Đông (Trần Thị Mỹ Thành và nnk, 2011)

Theo các nghiên cứu này, khu vực vịnh Thái Lan và vùng biển quanh quần đảo Thổ Chu không tồn tại các vùng phát sinh động đất có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến các đảo. Ảnh hưởng lớn nhất là từ vùng nguồn phát sinh động đất Celebes. Trong giai đoạn 2008 đến 2010, Vũ Thanh Ca và Bùi Công Quế đã tính toán độ cao sóng thần và thời gian sóng lan truyền tới

bờ, đặc biệt các tác giả đã xây dựng được bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam theo từng kịch bản phát sinh động đất tại đới hút chìm Manila. Các kết quả tính toán đã giúp khẳng định động đất lớn hơn 8 độ Richter tại đới hút chìm này là nguồn động đất có thể gây nguy hiểm cho vùng bờ biển nước ta. Khi động đất từ 8 đến 8,4 độ Richter tại đới hút chìm Manila, độ cao sóng thần cực đại tại vùng biển thuộc quần đảo Thổ Chu là dưới 0,5m. Khi động đất có đột lớn M = 8,6 đến 9 độ Richter xảy ra tại đới hút chìm Manila, độ cao sóng thần cực đại tại khu vực là trên 0,5m. Tuy nhiên, động đất có độ lớn M ≥ 8,6 rất khó xảy ra tại đới hút chìm Manila. Do vậy, các kịch bản với độ lớn động đất lớn hơn M ≥ 8,6 tại đới hút chìm Manila được đưa ra với tư cách là các kịch bản dự phòng. Đồng thời, thời gian lan truyền của sóng thần từ tâm động đất tới vùng biển thuộc quần đảo Thổ Chu là khá dài theo các kịch bản động đất khác nhau là khoảng 8-10h.

Với các kịch bản này vùng nghiên cứu không nằm trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của sóng thần. Tuy nhiên, cũng cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nơi đây để tăng cường khả năng ứng phó một khi thảm họa xảy ra.

Hình 3.13. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản động đất M= 8

xảy ra tại đới hút chìm Manila (Vũ Thanh Ca và

nnk, 2008)

Hình 3.14. Độ cao sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản động đất M= 9

xảy ra tại đới hút chìm Manila (Vũ Thanh Ca và

nnk, 2008)

Hình 3.15. Thời gian lan truyền của sóng thần trên

Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản động đất M= 8 xảy ra tại

đới hút chìm Manila (Vũ Thanh Ca và nnk, 2008)

Hình 3.16. Thời gian lan truyền của sóng thần trên Biển Đông và ven biển Việt Nam theo kịch bản động đất M= 9 xảy ra tại

đới hút chìm Manila (Vũ Thanh Ca và nnk, 2008)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis nghiên cứu sự thay đổi đường bờ và đánh giá nguy cơ xói lở bờ biển khu vực quần đảo thổ chu, tỉnh kiên giang (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)