1.4.1. Tình hình ứng dụng trên thế giới
Năm 1964, Canada đã xây dựng Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Canadian Geographical Information System. Song song với Canada, tại Mỹ, hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng Hệ thống thông tin địa lý. Tuy nhiên rất nhiều hệ thống trong số đó đã không tồn tại đƣợc bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đƣa ra những lý luận nhận định quan trọng về vai trò, chức năng của Hệ thống thông tin địa lý: Hàng loạt loại bản đồ có thể đƣợc số hoá và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực, quốc gia hay một châu lục. Sau đó, máy tính đƣợc sử dụng để phân tích các đặc trƣng của nguồn tài nguyên đó và cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch.
Trong những năm 70-80, đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã quan tâm nhiều hơn đến sự nghiên cứu và phát triển của hệ thống thông tin địa lý.
Cũng trong khung cảnh đó, có hàng loạt các yếu tố đã thay đổi một cách thuận lợi
cho sự phát triển của Hệ thống thông tin địa lý. Các hệ ứng dụng GIS trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển mạnh trong thời gian này, điển hình nhƣ các hệ LIS (Land Information System), LRIS (Land Resource Information System), ILWIS (Integrated Land and Water Information System)…
và hàng loạt các sản phẩm thương mại của các hãng, các tổ chức nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS nhƣ ESRI, Computerversion, Intergraph…
Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ trong khu vực, đã xuất hiện nhiều nhu cầu bức xúc tổ chức các cơ sở dữ liệu toàn cầu hoặc khu vực để giải quyết các vấn đề chung như: môi trường, lương thực, tài nguyên thiên nhiên, dân số… Định hướng xây dựng các cơ sở dư liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm. Việc xây dựng dữ liệu địa lý và đất đai toàn cầu đƣợc xác định trong chương trình Bản đồ Thế giới (Global Mapping) được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ nền theo tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1/1.000.000 bao gồm các lớp thông tin liên quan đến tài nguyên đất. Các nhà khoa học trên thế giới đã dự định tới việc xây dựng một cơ sở dữ liệu không gian thống nhất mang tên SDI (Spatial Data Infrastructure), những nghiên cứu khả thi về hệ thống CSDL này đã đƣợc tiến hành từ năm 1996.
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Liên Hợp Quốc chủ trì chương trình Cơ sở hạ tầng về Thông tin Địa lý Châu Á-Thái bình dương (GIS Infastructure for Asia and the Pacific) bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hoá thông tin. Kể từ năm 1997, chương trình này tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu-hệ toạ độ khu vực và cơ sở dữ liệu không gian và khu vực.
Nói tóm lại vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn cầu và khu vực đang là một nhu cầu lớn đựơc nhiều nước quan tâm nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chiến lƣợc phát triển đối với mỗi quốc gia cũng nhƣ trên toàn cầu.
1.4.2. Tình hình ứng dụng ở Việt Nam và trong ngành điện
Ở nước ta, công nghệ GIS mới chỉ được chú ý trong vòng 15 năm trở lại đây, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án nghiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS nhƣ ARCINFO, MAPINFO, MAPPING OFFICE… đã đƣợc sử dụng để xây dựng lại bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu đƣợc ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông lâm nghiệp nhƣ trong công tác điều tra quy hoạch rừng (Viện Điều tra Quy hoạch rừng), điều tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của Viện Quy hoạch, thiết kế nông nghiệp…
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng GIS xây dựng rất nhiều các dự án về tài nguyên thiên nhiên và đã đặt đƣợc những thành công nhất định, nhƣ nghiên cứu, phân tích, thiết kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất.
Ngành điện cũng là một trong những ngành công nghiệp sớm tiếp cận và ứng dụng hệ thống thống tin địa lý GIS. Công nghệ GIS đã chứng tỏ đƣợc khả năng và vai trò của một công nghệ tiến tiến trong hàng loạt các lĩnh vực hoạt động của ngành công nghiệp điện lực như: Dự báo nhu cầu, Quy hoạch lưới truyền tải, Quản lý lưới truyền tải, Xây dựng và Quản lý đầu tư xây dựng các công trình điện,... Bởi vì các vấn đề trên sẽ khó hoặc không thể giải quyết nếu các thông tin (bản đồ, hồ sơ, tài liệu) không đầy đủ và không đƣợc liên kết. Việc lựa chon GIS mang lại hiệu quả cao nhất cho ngành điện và gEVN (gEVN là từ viết tắt của cụm từ Geographic information system VietNam Electricity) là một giải pháp GIS tổng thể cho ngành điện. Với gEVN các công ty Điện lực có thể:
- Thiết lập, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu không gian về hạ tầng lưới điện: trạm biến áp, đường dây, khoảng cột, cáp ngầm, cột điện, hành lang an toàn lưới điện, nhà điều hành,…trên các bản đồ nền đa tỉ lệ (hành chính, giao thông, địa hình, vệ tinh,…)
- Tạo lập và biên tập các bản đồ chuyên đề phục vụ quản lý, vận hành lưới điện - Cung cấp các lớp dữ liệu không gian các bản đồ chuyên đề để tích hợp vào
các hệ thống hiện có nhƣ: CMIS, ERP, SCADA,..
- Liên kết với các hệ thống hiện có (CMIS, ERP,…) cho phép khai thác, biểu diễn các thông tin từ các hệ thống này trên bản đồ lưới điện.
- Quản lý tài sản, thiết bị trên mạng lưới; quản lý sự cố; quản lý kiểm tra – thí nghiệm, quản lý hành lang an toàn lưới điện,… trên nền bản đồ GIS
Tuy nhiên với hệ thống khai thác ứng dụng GIS cho ngành điện nói trên thì chủ yếu vẫn là quản lý đầu ra mà chƣa có một đề cập nào nói đến quản lý dữ liệu tổng thể nơi sản xuất ra điện. Vì vậy dữ liệu địa hình của các công trình thuỷ điện cần và rất cần một công cụ đủ mạnh để quản lý nó và tổng hoà nó vào hệ thống dữ liệu của ngành điện.
CHƯƠNG 2