Lựa chọn và khái quát về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình từ cơ sở dữ liệu nền địa lý phục vụ thiết kế công trình thủy điện (Trang 59 - 64)

3.1.1 Lựa chọn khu vực nghiên cứu

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, có địa hình đa dạng phù hợp với sự phát triển xây dựng các công trình thủy điện. Theo một mô hình chung, tỉnh Kon Tum cũng đƣợc xây dựng các loại bản đồ chuyên đề nhiều tỷ lệ phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay tỉnh Kon Tum nói riêng và toàn quốc nói chung đang đi theo một xu hướng phát triển vượt bậc về khả năng khai thác sử dụng tƣ liệu bản đồ đa mục đích và CSDL nền địa lý hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp đầy đủ thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và phục vụ nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Kon Tum là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông: Sê San, Vũ Gia, Thu Bồn… Mạng lưới sông ngòi của tỉnh khá dày đặc; địa hình dốc dần từ bắc xuống nam rất đa dạng, gò núi đồi cao nguyên và vùng trũng xem kẽ nhau với nhiều thác gềnh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Theo đánh giá của Viện Năng lƣợng tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh có đến 120 công trình tính từ 100KW đến 30.000 KW có 70 công trình và tính từ 30KW đến 100KW có 50 công trình.

Để phục vụ công tác khảo sát thiết kế các công trình thủy điện tại khu vực tỉnh Kon Tum, tài liệu địa hình là một tài liệu quan trọng không thể thiếu đƣợc.

3.1.2 Khái quát về khu vực nghiên cứu 3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây.

Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.

2. Đặc điểm địa hình

Phần lớn lãnh thổ tỉnh nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dẫn từ Bắc tới Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình đa dạng với gò đồi, núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp, tạo ra những cảnh quan phong phú, đa dạng vừa mang tính đặc thù của tiểu vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập, Kon Tum có độ cao trung bình từ 500m – 700 m; phía Bắc có độ cao từ 800m - 1.200m; có đỉnh Ngọc Linh cao nhất với độ cao 2.596m.

3. Khí hậu

Do tính chất đặc thù, khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C, lƣợng mƣa trung bình năm 1.730 - 1.880 mm, có sự phân hoá theo thời gian và không gian.

Đặc biệt, mùa khô kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), độ ẩm giảm mạnh, có gió đông bắc thổi mạnh, lƣợng bốc hơi lớn gây khô hạn nghiêm trọng. Đây là hạn chế lớn trong phát triển cây trồng, vật nuôi.

3.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 961.450 ha, với nhiều loại đất nhƣ:

đất phù sa có 15.670 ha, chiếm 1,63% diện tích đất tự nhiên; đất xám 10.442 ha,

chiếm 1,09%; đất đỏ vàng 483.575 ha, chiếm 50,3%; đất mùn vàng trên núi 437.305 ha, chiếm 45,48%; đất thung lũng 3.405 ha, chiếm 0,35%; đất xói mòn trơ sỏi đá, ao hồ, sông suối 11.053 ha, chiếm 1,15%. Đất đai Kon Tum có tầng dày mỏng không đồng đều, hàm lƣợng dinh dƣỡng của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua và độ bazơ thấp. Đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên đá mắcma axít, đất phù sa đƣợc bồi và đất phù sa có tầng loang lổ. Ở một số vùng có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày (Đăk Hà, Đắk Hồ, Ngọc Hồi, thị xã Kon Yum). Hiện có 207.760 ha đất đồi núi chƣa đƣợc sử dụng, đây là quỹ đất tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó đất có khả năng nông nghiệp khoảng 50.000 ha (đất cho phát triển cây hàng năm khoảng 20.000 ha, đất trồng cây công nghiệp khoảng 30.000 ha), đất có khả năng lâm nghiệp 150.000 ha, có thể khai thác trồng 120.000 ha và khoanh nuôi tái sinh 30.000 ha.

2. Tài nguyên rừng

Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý nhƣ: cẩm lai, dáng hương, pơ mu, thông… với diện tích đất có rừng là 621.450 ha, trữ lƣợng khoảng 54 triệu m3 gỗ và 2 tỷ cây tre nứa, độ che phủ của rừng đạt trên 64%. Một số lâm sản dưới tán rừng có giá trị kinh tế và dược liệu cao như: gió, sâm Ngọc Linh, sa nhân, nhựa thông, song mây, bông đót, mã tiền, vạng đắng, hoàng đắng, ngũ gia bì, hà thủ ô… Hiện tại, Kon Tum có bốn khu từng đặc dụng, đó là: khu bảo tồn thiên nhiên Chƣmôrây, khu rừng đặc dụng này rất phong phú và đang dạng về số lƣợng chủng loại, là nơi chứa nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm được ghi trong cuốn sách đỏ Việt Nam như: voi, hươu vang, cà toong, công…

3. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản Kon Tum rất phong phú và có trữ lượng tương đối lớn như:

vàng gốc và vàng sa khoáng tập trung ở huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Kon Plông,

Đăk Hà; bôxít tập trung ở Măng đen, Kon Hà Nừng (huyện Kon Plông); than bùn ở xã Ya Chiêm, Hoà Bình (thị xã Kon Tum); đá gablopioxen màu đen có ở huyện Ngọc Hồi và xã Ya Chiêm; nước khoáng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô), Đắk Ring, Ngọc Tem, Hiếu (huyện Kon Plông). Ngoài ra, còn có cát sỏi, đá xây dựng phân bố ở thị xã Kon Tum, huyện Sa Thầy có trữ lƣợng lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh.

3.1.2.3 Tiềm năng thủy điện

Kon Tum là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông: Sê San, Vũ Gia, Thu Bồn… Mạng lưới sông ngòi của tỉnh khá dày đặc; địa hình dốc dần từ bắc xuống nam rất đa dạng, gò núi đồi cao nguyên và vùng trũng xem kẽ nhau với nhiều thác gềnh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Kon Tum có tiềm năng về thuỷ điện vào loại lớn nhất cả nước (2.790 MW). Ngoài các công trình thuỷ điện đã và đang xây dựng. Kon Tum còn có thể xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Theo đánh giá của Viện Năng lƣợng tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh có đến 120 công trình tính từ 100KW đến 30.000 KW có 70 công trình và tính từ 30KW đến 100KW có 50 công trình.

Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tƣ đang điều tra, khảo sát các công trình thuỷ điện trên địa bàn. Với việc đầu tƣ các công trình thuỷ điện hiện nay, trong tương lai, Kon Tum có thể sẽ là một trung tâm điều phối nguồn điện quan trọng của cả nước thông qua đường dây 500 KV.

3.1.2.4 Tiềm năng kinh tế 1. Tiềm năng du lịch

Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên nhƣ hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dƣỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng nhƣ: di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk

Glei, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.

2. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Kon Tum có diện tích nông nghiệp và có khả năng nông - lâm nghiệp bình quân vào loại cao so với cả nước, đất đai địa hình sinh thái đa dạng, có khả năng hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn, nhất là cây nguyên liệu giấy…

Kon Tum còn là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, các khu rừng nguyên sinh, di tích đường mòn Hồ Chí Minh, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

3.1.3 Thực trạng dữ liệu của khu vực nghiên cứu 3.1.3.1 Tổng hợp CSDL nền địa lý

Tỉnh Kon Tum hiện có :

- CSDL nền địa lý tỷ lệ 1/5.000, thời gian thành lập năm 2012.

- CSDL nền địa lý tỷ lệ 1/10.000, thời gian thành lập năm 2010- 2014.

- CSDL nền địa lý tỷ lệ 1/50.000, thời gian thành lập năm 2013- 2014.

3.1.3.2 Tổng hợp dữ liệu bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình tỉnh Kon Tum đã thành lập phủ trùm toàn tỉnh theo hệ tọa độ quốc gia VN 2000 và được lưu dưới dạng file số (*.dgn), cụ thể như sau:

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5.000 có 28 mảnh xây dựng cho khu TP.Kon Tum, thời gian thành lập năm 2012.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2.000 có 206 mảnh xây dựng cho khu Kinh tế Bờ Y; thời gian thành lập năm 2007.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 phủ trùm toàn tỉnh có 262 mảnh, thành lập năm 2004- 2005.

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 phủ trùm toàn tỉnh có 26 mảnh, thành lập năm 2002.

3.1.3.3 Tư liệu sử dụng trong luận văn

CSDL nền địa lý tỉnh Kon Tum tỷ lệ 1: 50.000 do Cục đo đạc và Bản đồ Việt Nam thành lập năm 2014 .

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình từ cơ sở dữ liệu nền địa lý phục vụ thiết kế công trình thủy điện (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)