Hiện nay việc xây dựng CSDL nền địa lý đã phủ trùm cả nước ở các tỷ lệ 1: 10.000, 1: 50.000 và tỷ lệ 1: 2.000, 1: 5.000 ở các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm vì vậy rất thuận lợi cho việc sử dụng CSDL nền địa lý để xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình.
Quy trình:
Hình 3.1. Quy trình xây dựng CSDL địa hình từ CSDL nền địa lý 3.2.1. Tổng quát hóa CSDL.
Tiến hành tổng quát hóa kiểu hình học của các đối tƣợng ở tỷ lệ cần thành lập 1: 50.000 để định hình mật độ dữ liệu không gian theo quy định của mô hình cấu trúc dữ liệu, cụ thể nhƣ sau:
- Loại bỏ các đối tƣợng không thuộc tiêu chí thu nhận dữ liệu.
Tổng quát hóa
Xuất flie in và lưu trữ dữ liệu
Chuẩn hóa các trường thông tin trong bảng thuộc tính
Ký hiệu hóa đối tƣợng
Biên tập bản đồ
- Tổng quát hóa về kiểu hình học của các lớp đối tƣợng cho từng gói dữ liệu theo quy định như: vùng- điểm, vùng- đường,...
- Dựa vào đặc điểm nhận dạng của loại đối tƣợng nhƣ: chiều dài, diện tích, thuộc tính chủ đề, mật độ thông tin,... thực hiện tìm kiếm truy vấn để lựa chọn tự động các đối tƣợng cần lọc bỏ.
3.2.2. Chuẩn hóa tất cả các trường thông tin trong bảng thuộc tính.
Các trường thông tin phải được gán, chuẩn hóa đầy đủ và chính xác để đảm bảo cho bước ký hiệu hóa đối tượng sau này.
3.2.3. Ký hiệu hóa đối tượng bằng công cụ Caculate visual.
1. Những điểm cần lưu ý khi ký hiệu hóa đối tượng
* Trước khi ký hiệu hóa đối tượng cần chuẩn hóa tất cả các trường thuộc tính trong đó, sông suối, đoạn tim đường bộ phải ngắt tại các ngã ba và phân cấp chính xác.
- Kiểm tra và sửa hướng dòng chảy sông suối line:
+ Chọn kiểu đường symboloy: Arrow Right Middle.
+ Sau đó kiểm tra hướng dòng chảy, nếu sai dùng công cụ Production Flip Selection trên toolbar Production Editing Advance để quay hướng lại.
- Sử dụng công cụ Thin Hydro Feature để phân cấp sông suối dạng đường Sau khi có được file kiểm tra giá trị trường thông tin ORD (thường biến thiên từ 1- 30), nếu có các giá trị cao bất thường (trên 30), cần kiểm tra lại các đoạn sông suối này, sửa chữa các lỗi (có thể các đối tƣợng này chƣa đƣợc ngắt đúng tại ngã ba...) và sửa lại giá trị ORD đúng.
2. Ký hiệu hóa đối tƣợng
Sử dụng công cụ Calculate Visual Specifications để ký hiệu hóa đối tƣợng:
Trong đó:
Input feature: là các file cần ký hiệu hóa đối tƣợng (có thể kéo thả tất cả các feature class để chạy cùng lúc sẽ nhanh hơn).
Visual Specifications Workspace: là file thiết kế đã cấp (Visual50K.gdb).
Visual Specifications: chọn các lệnh ký hiệu hóa trong thiết kế (có thể chọn hết cùng lúc).
* Sử dụng công cụ Drop Visual Specifications để loại bỏ các luật ký hiệu hóa.
Trong đó:
Input feature: file cần loại bỏ ký hiệu hóa.
Visual Specifications Workspace: là file thiết kế đã cấp (Visual25K.gdb).
Visual Specifications: chọn lệnh ký hiệu hóa trong thiết kế cần loại bỏ.
3.2.4. Kiểm tra các đối tượng đã được ký hiệu hóa
Kiểm tra các đối tƣợng đã chính xác chƣa (taluy giao thông, địa hình bậc thang, bờ dốc, bờ xẻ, cầu giao thông dạng vùng có bị ngƣợc chiều không, nếu ngƣợc chiều dùng công cụ Flip để đảo chiều đối tƣợng).
Một số đối tƣợng chƣa định dạng đƣợc kiểu hiển thị cần kiểm tra lại bảng Symbology, nếu thiếu cần load ký hiệu vào bảng hiển thị.
3.2.5. Tạo khung lưới tự động.
1. Tạo lưới bằng công cụ Production Cartography.
Trước khi tạo lưới cần tạo mới trong CSDL một Dataset có cùng hệ tọa độ, cùng múi chiếu với mảnh cần chạy lưới.
Tạo lưới bằng công cụ Production Cartography.
Vào Customize/ToolBars/Production Cartography
Trong thẻ Production Cartography, vào Grids and Graticules Designer Window, mở đến lưới thiết kế đã được cấp.
Chọn Dataset KhungLuoi để lưu lưới (Dataset này đã được tạo trước đó, có cùng hệ tọa độ và múi chiếu với CSDL)
Dùng con trỏ Seclect feature chọn địa phận cần tạo lưới (khung chia mảnh)
Create để tạo lưới.
Sau khi đã chạy lưới xong, kiểm tra lại các chỉ số ticks mark đã chính xác chưa và biên tập lại lưới đảm bảo tính thẩm mỹ.
2. Tạo mặt nạ che lưới km tự động.
* Dùng con trỏ Select Feature chọn số lưới km hàng ngang giữa mảnh
- Sử dụng công cụ Feature Outline Masks để tạo vùng làm mặt nạ
Trong đó:
Input layer: annotation lưới km đã chọn.
Output Feature class: tên: MatNa_LuoiKm, đường dẫn feature class chạy ra.
Margin: khoảng cách offset từ biên ngoài cùng của annotation, đối với số lưới km ngang đặt khoảng -0,6 mm đến -0,65 mm.
Mask Kind: Box (góc vuông).
=> OK => đƣợc lớp polygon thứ nhất.
* Dùng con trỏ Select Feature chọn số lưới km hàng dọc giữa mảnh
Tiếp tục làm các thao tác nhƣ trên với Margin = 0,2 mm sẽ đƣợc lớp polygon thứ 2 và gộp 2 lớp polygon lại có feature class: MatNa_LuoiKm.
* Chuột phải vào bảng Layers trên cửa sổ Table of Contents, chọn Advanced Drawing Option, xuất hiện bảng dưới:
Đánh dấu vào Draw using masking...
Masking layers: chọn MatNa_Luoikm (lớp polygon dùng để che đối tƣợng).
Masked layer: chọn GLN_LuoiKm (đối tƣợng cần che mặt nạ).
=> OK, sau đó tắt lớp MatNa_Luoikm, các lưới km đã được che mặt nạ tự động.
3.2.6. Biên tập bản đồ dẫn xuất từ cơ sở dữ liệu địa hình 1. Tạo ghi chú cho các đối tượng
- Trong mẫu trình bày, cần thiết lập tất cả các thông số cho từng loại nhãn, các nhãn này đã đƣợc lựa chọn viết tắt theo quy định viết tắt trên bản đồ. Để trình bày bản đồ nhanh, chính xác cần chuẩn hóa các trường thông tin đầy đủ và đúng qui định của CSDL (chữ cái đầu tiên của đoạn phải viết hoa, không viết hoa các từ không phải danh từ riêng...). Kiểm tra lại các nhãn hiển thị, nếu nhãn chƣa đƣợc viết tắt đúng cách, sửa lại Attribute cho chính xác, hoặc thêm quy định viết tắt vào từ điển viết tắt.
- Để thuận tiện cho việc sử dụng và tránh việc viết tắt không đúng chủ đề ta nên tạo thƣ viện viết tắt riêng cho từng chủ đề nhƣ giao thông, dân cƣ,...
- Để thiết lập nhãn tối ƣu nhất nên chọn chế độ Maplex Label Engine trong Data Frame Properties:
2. Cách tạo thư viện từ viết tắt:
Trên thanh công cụ Labeling chọn Abbreviation Dictionaries/New/ nhập tên chủ đề cần tạo từ viết tắt/ OK.
Xuất hiện bảng dưới:
Trong đó:
Keyword: các từ muốn viết tắt.
Abbreviation: cách viết tắt của các từ.
Type: kiểu Traslation.
Chọn Add row để thêm từ viết tắt.
3. Thiết lập chế độ hiển thị nhãn:
Chọn Layer properties để đặt chế độ hiển thị label, chọn symbol để đặt các thông số cần thiết cho nhãn như: Font, kích thước, mặt nạ, background…
Chọn Placement properties để thiết lập nâng cao.
Muốn hiển thị cùng lúc 2 nhãn trên cùng một đối tƣợng ta chọn Define classes of feature, chọn Add để thêm nhãn mới và đặt các thông số tương tự như trên.
Trong SQL Query chọn lọc đối tƣợng cần hiển thị nhãn
4. Xuất nhãn hiển thị sang dạng Annotation
Sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa nhãn hiển thị, xuất chúng sang dạng annotation để lưu trữ, chỉnh sửa. Trên cửa sổ Table Of Contents, chuột phải vào Layer, chọn Convert labels to annotation.
Xuất hiện bảng dưới:
- Chọn Feature linked (annotation sẽ tự động lưu vào Dataset chứa đối tượng) để tạo đường link cho nhãn tới đối tượng. Sau khi cập nhật lại trường thông tin cho đối tượng, các nhãn thể hiện sẽ tự động chuẩn hóa theo trường thông tin vừa cập nhật.
- Bỏ chọn Feature linked (các nhãn sẽ không tự động cập nhật khi chuẩn hóa lại trường thông tin cho đối tượng) để chọn đường dẫn đến Dataset GhiChu, đặt tên file không dấu.
Kiểm tra các nhãn không đƣợc hiển thị (unplaced), nếu các nhãn này cần được hiển thị thì chọn chế độ placed (thuộc trường Status trong bảng Attribute), nếu không cần hiển thị thì xóa để giảm dung lƣợng cho *.gdb.
a. Cơ sở đo đạc
- Do chỉ trình bày Điểm cơ sở quốc gia nên chỉ cần xuất label sang annotation để trình bày.
b. Dân cƣ cơ sở hạ tầng
* Các đối tƣợng dạng điểm:
- Xoay nhà độc lập không theo tỷ lệ theo hướng vùng, hướng đường và sông suối.
Trong đó:
+ Input Point Features With Marker Representation: Nhà dạng điểm.
+ Input Features With Stroke or Fill Representation: Đoạn tim đường bộ_Rep hoặc sông suối dạng vùng (đường).
+ Search Distance: khoảng cách tính từ đường đến nhà = 100m + Marker Orientation: Perpendicular (vuông góc).
Tự động giãn cách nhà với đường: Resolve Building Conflicts (giãn cách khoảng cách giữa các nhà với nhau và giữa nhà với đường hoặc sông suối).
Trong đó:
Input Building Layers: Nhà dạng điểm Hierarchy Field: Đối tƣợng
Invisibility Field: Đối tƣợng Input Barrier Layer:
+ Đoạn tim đường bộ Gap = … meters + Sông suối L Gap = …meters
+ Khu chức năng Gap = Null (chọn khu chức năng làm vùng giới hạn để những nhà nằm trong khu chức năng không bị đẩy ra ngoài vùng).
+ Sông suối A Gap = Null + Mặt nước tĩnh Gap = Null Building Gap: khoảng cách giữa 2 nhà
Minimum Allowable Building Size: kích thước nhà nhỏ nhất Chú ý đặt tỷ lệ trong Enviroments\Cartography.
- Đối với các đối tƣợng: địa danh dân cƣ, điểm dân cƣ,... chỉ thể hiện tên, sau khi xuất annotation cần tắt chúng đi.
- Các đối tƣợng biểu thị ký hiệu đại diện nhƣ ủy ban, y tế, chợ… cũng dùng công cụ Resolve Building Conflicts để tránh chồng đè với đường giao thông, sông suối… hoặc có thể dịch vị trí hiển thị của đối tƣợng thủ công bằng công cụ Move tool trong Representation mà không làm thay đổi dữ liệu gốc.
* Các đối tƣợng dạng vùng: khu chức năng dạng vùng, trạm điện dạng vùng... do thiết kế đặt ký hiệu vào tâm vùng, cần dùng Move Tool trong Representation để đưa ký hiệu về vị trí đúng (nhà ủy ban, trường học, y tế, nhà máy, trạm bưu điện...).
* Các đối tượng dạng đường: kiểm tra lại tường vây; cắt đường dây điện tại vị trí vertex để thể hiện cột, source file theo đường dây điện đã ngắt.
- Dùng công cụ Split Line At Vertices để cắt đối tượng đường dây tải điện tại các điểm nút.
Kiểm tra lại vị trí các đường dây điện cắt tới khung ngoài, nếu xuất hiện cột tại vị trí khung thì dùng công cụ Flip để đảo chiều đường dây.
Sau đó chọn đối tƣợng, vào Representation Properties, chọn tới mũi tên hướng đường dây và xóa đi.
Thấy được tại vị trí cắt khung lưới đã không còn mũi tên chỉ hướng đường dây.
Làm tương tự với các đường dây ngắn có các hướng mũi tên chồng lên nhau.
* Trình bày annotation cho các đối tƣợng.
* Trong CSDL không phân biệt nhà máy có ống khói hay không có ống khói, Visual Specifications chỉ trình bày nhà máy không có ống khói, nếu cần trình bày nhà máy có ống khói cần load ký hiệu và thay đổi trực tiếp trên màn hình hiển thị. Giống nhƣ các đối tƣợng trên, Hầm mỏ đang khai thác và ngừng khai thác cũng làm tương tự.
Trong bảng Table of Contents, chọn đến Feature class Khu chức năng, chuột phải vào Properties/Load rule/ chọn đến ký hiệu muốn thể hiện thêm.
Sau khi đã Load ký hiệu, cần Start Editing, chọn đối tƣợng muốn thay đổi ký hiệu và gán rule mới cho đối tƣợng trong bảng thuộc tính.
Chuột phải
Chọn ký hiệu mới cần thể hiện
c. Thủy hệ
- Các đối tƣợng Đảo dạng điểm, biển dạng điểm, bãi bồi dạng điểm chỉ thể hiện ghi chú, sau đó cần tắt chúng đi.
- Đối với kênh mương đang đào dạng vùng, sau khi ký hiệu hóa đối tượng, kênh mương sẽ được trải pattem. Tuy nhiên pattem được trải luôn có hướng bắc nam, để pattem trải theo hướng kênh mương cần tạo thêm field GocQuay rồi sử dụng công cụ Calculate Polygon Main Angle để tính góc của vùng.
Sau đó, vào bảng Layer Properties của KenhMuongA, chọn Display Field Overrides, chọn trường Angle là GocQuay => pattem sẽ quay theo hướng kênh mương.
Trước khi tính góc
Sau khi tính góc
- Biểu thị hướng dòng chảy của sông suối, kênh mương bằng cách thể hiện annotation của đối tƣợng đƣợc chọn nhƣ sau: trên cửa sổ Layer Properties chọn Add class Hướng dòng chảy, đặt cỡ chữ 0,01, chọn Symbol/Advanced Text/Text Background/Properties, xuất hiện bảng Editor, chọn kiểu Marker Text Background/Symbol, chọn hướng dòng chảy trong Style => OK.
Dùng con trỏ Select chọn một số đối tượng cần hiển thị hướng dòng chảy, convert chúng sang Annotation (với chế độ Selected Features) => kiểm tra lại hướng dòng chảy đã chính xác chưa.
- Biên tập nhãn cho các đối tượng sông suối, kênh mương.
Sau khi đã chuyển nhãn ghi chú sang dạng Annotation, dùng con trỏ Edit Annotation Tool để chọn nhãn, chuột phải vào Follow Feature Options, đặt thông số cho bảng Follow
Đặt định dạng cho nhãn:
+ Straight: thẳng + Curved: cong
+ Parallel: song song với đối tƣợng
+ Perpendicular: vuông góc với đối tƣợng + Side cursor is on: tại vị trí con trỏ
+ Left side: bên trái đối tƣợng + Right side: bên phải đối tƣợng + On the line: nằm trên đối tƣợng
+ Offset from feature: khoảng cách từ đối tƣợng tới nhãn
Phải chuột Chọn nhãn
* Khi nhãn là dạng Multiple part, tại vị trí có khúc cong lớn, các chữ sẽ bị nghiêng theo hướng của đường. Để biên tập nhanh hơn ta nên convert nhãn thành dạng Single part rồi chọn Follow this Feature, kéo nhãn tới vị trí mong muốn.
Trong trường hợp khi Follow Feature mà nhãn bị đảo ngược, cần chọn công cụ Rotate tool để xoay nhãn theo hướng mong muốn, sau đó lại chọn Follow Feature để nhãn đƣợc uốn theo đối tƣợng.
Khi nhãn ở dạng Multiple part, có thể chọn từng chữ để di chuyển hoặc chỉnh sửa nhãn theo dạng cong của đường.
Để chỉnh sửa cung của nhãn, ta chọn nhãn, chuột phải, Edit baseline Sketch, sau đó có thể chỉnh sửa từng vertex hoặc bezier
- Hiệu chỉnh hệ thống thuỷ hệ cần chú ý:
+ Nét đứt là đốt đặc tại các vị trí giao nhau.
+ Các đối tƣợng nhƣ đoạn sông suối khó xác định, đoạn sông suối mất tích đảm bảo tính mỹ thuật tại hai đầu. Các đối tƣợng thác, ghềnh cần hiệu chỉnh đảm bảo tính mỹ thuật so với hệ thống thuỷ hệ.
d. Giao thông
- Xoay các đối tƣợng cống giao thông, cầu giao thông, đèo, nhà ga phi tỷ lệ... theo hướng đường và vuông góc với đối tượng thuỷ hệ cắt qua bằng công cụ Align Marker To Stroke Or Fill, chú ý đặt tỷ lệ 50.000 trong Environment Settings/Cartography/Reference Scale.
- Đẩy đốt đường mòn, làm mặt nạ che viền đường và mặt nạ cắt đường tại vị trí giao cắt của đối tƣợng cùng màu (điểm độ cao, dây điện...)
- VD: Đẩy đốt đường mòn, đường đất nhỏ bằng công cụ Offset trong Representation
- Có thể đẩy đốt tự động bằng cách thiết lập Symbology của đối tƣợng:
Vào bảng Layer Properties/Symbology, chọn đến ký hiệu cần thay đổi, chuyển Endings thành With full pattern (điểm cuối hiển thị cả đốt đen) hoặc With half pattern (điểm cuối hiển thị nửa đốt đen).
- Tạo mặt nạ tại vị trí tiếp giáp giữa đoạn tim đường bộ và ranh giới đường bộ giúp nối thông đường bằng công cụ Intersecting Layers Masks (xác định polygon tại vị trí giao cắt của các đối tƣợng) để tạo mặt nạ che ranh giới đường bộ tại vị trí giao cắt với đoạn tim đường bộ.
Trong đó:
Masking Layer: Chọn tới đoạn tim đường bộ_Nền.
Masked Layer: Chọn rói ranh giới đường bộ.
Output Feature Class: chọn đường dẫn và đặt tên cho file chạy ra (MatNaRanhGioiDg)
Reference Scale: tỷ lệ của bản đồ 25000
Calculation coordinate system: hệ tọa độ của file chạy ra (đã đƣợc mặc định sẵn theo file đầu vào).
Margin: Khoảng cách offset của vùng = 0,01mm Mask Kind: Exact
Sau khi tọa được Lớp mặt nạ che ranh giới đường bộ, kéo và thả lớp này vào nhóm mặt nạ trong bảng order.
Chuột phải vào Layer trên Table of Contents, chọn Advanced Drawing Options
Tích chọn chế độ Draw using masking options specified below
Trong Masking layers: chọn tới lớp polygon dùng để che đối tƣợng (mặt nạ ranh giới đường).
Trong Masked Layers: chọn tới lớp muốn che (ranh giới đường bộ).
Chọn Ok và tắt lớp mặt nạ ranh giới đường trong bảng Table of Contents, sẽ thấy ranh giới đường bộ đã được che tại vị trí giao nhau.
Hình ảnh trước và sau khi sử dụng công cụ Advanced Drawing Options.
- Thông tuyến đường tự động bằng thiết lập Symbol Levels
Tích chọn Join và Merge, sắp xếp thứ tự ƣu tiên hiển thị
Trước khi sử dụng Symbol levels Sau khi sử dụng Symbol levels - Tạo mặt nạ che viền đường tự động tại vị trí có ghi chú tính chất đường bằng công cụ Feature outline masks
Sau khi sử dụng Feature outline masks Ssau khi sử dụng Advanced drawing option
- Hiệu chỉnh vị trí các khuyên đường giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ) tránh chồng đè, đảm bảo dễ đọc bản đồ.
- Hiệu chỉnh vị trí đường giao thông đường bộ cách đường sắt 0,3mm (tính từ mép này đến mép kia của ký hiệu).