Nhân vật kỳ ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập người ăn gió và quả chuông bay đi của nhật chiêu (Trang 31 - 34)

Nhân vật kỳ ảo là sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm khái quát những phương diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hướng kỳ ảo hóa. Trong văn học đương đại, nhân vật kỳ ảo xuất hiện khá đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức như bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh; Quang lùn, bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài; Hàm, thằng Đãi trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường...

Đó không đơn thuần chỉ là những con người kỳ quái, đáng sợ mà đó còn là những con người thực sự bình thường trong thực tế cuộc sống nhưng đã được miêu tả qua lăng kính kỳ ảo.

Qua khảo sát thế giới nhân vật trong tập truyện Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật trong tập truyện rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Đó có thể là những con người bình thường, có khi là những nhân vật bước ra từ huyền thoại, những giấc mơ. Tuy nhiên, mỗi loại nhân vật lại được bao phủ sự kỳ ảo với các mức độ đậm nhạt khác nhau.

2.3.1. Nhân vật huyền thoại

Nhân vật luôn là trung tâm của các sáng tác văn học, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Những sáng tác của Nhật Chiêu thường gắn với yếu tố kỳ ảo, do đó thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nhật Chiêu mang đậm dấu ấn của sự kỳ lạ, khác thường. Nhân vật huyền thoại trong sáng tác của Nhật Chiêu mang một màu sắc huyền thoại, vừa có nét thực, vừa có nét ảo. Tuy vậy, dù thấm đẫm một màu sắc huyền

nhiệm, ảo ảo thực thực nhưng vẫn thể hiện sâu sắc, chân thực tư tưởng thái độ nhất định và một quan điểm rõ ràng của tác giả đối với cuộc sống con người.

Xuất hiện trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi là những nhân vật như Từ Thức, Hạc vàng, Trương Chi, Trọng Thủy, Rùa vàng, Nguyễn Du, Nàng tiên cá. Xây dựng lên những nhân vật kỳ ảo, nhà văn muốn dẫn dắt người đọc theo mạch chảy của tác phẩm, tạo ra không khí kỳ lạ thậm chí ma quái nhưng vẫn cuốn hút người đọc. Qua yếu tố kỳ ảo nhà văn muốn gửi gắm những vấn đề nhân sinh hay lẽ sống ở đời.

Những nhân vật huyền thoại xuất hiện trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi qua bàn tay kiến tạo của Nhật Chiêu đều mang những vẻ đẹp, hành động, tính cách riêng khác với trong truyền thuyết, cổ tích xưa. Bằng cách để nhân vật xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau, Nhật Chiêu đã phô ra những nét tiềm ẩn riêng trong từng nhân vật. Nếu nhân vật truyền thuyết còn nhớ tên, đường về nhà của mình thì trong truyện ngắn Nhật Chiêu, nhân vật không hề nhớ một điều gì “Tôi không có ảnh và cũng có thể không có bóng”, Nhật Chiêu đã để nhân vật của mình quên hết quá khứ, hoàn toàn không có sử tính, đậm chất kỳ ảo.

Chàng Thủy Tinh trong truyện ngắn Biển mới của Nhật Chiêu, chàng

“chỉ quan tâm đến một mình nàng”. Hay nàng tiên cá trong Trần trụi ban mai, với vẻ đẹp trần trụi, bỏ qua tất cả những lời miệt thị của những con người hủ hậu để hướng đến tình yêu thương nhưng nó là những trái phá vào những thành trì cổ hũ. Tất cả họ, hiện ra như một sức mạnh của khát vọng “giết chết”

chính mình, đạp đổ chính mình chống lại sự hủ lậu, để phát lộ ánh sáng của cái tôi độc đáo.

2.3.2. Nhân vật giấc mơ

Nhật Chiêu đã từng khẳng định: “Văn chương là giấc mơ, nhưng mơ là một điều tự nhiên, ta không chủ động để mơ được. Mỗi đêm nằm xuống nghỉ

ngơi, ta không thể tự ra lệnh cho mình hãy mơ đi và hãy mơ theo một kế hoạch. Do đó văn chương là giấc mơ của mỗi người, là diễn biến chân thực trong đáy sâu tâm hồn, nếu giấc mơ mà lại chiều theo một áp lực ngoại tại nào cho dù đó là quyền lực hay đám đông thì thử hỏi giấc mơ đó có còn là giấc mơ nữa không. Mơ theo ai thì cũng vô lý. Mơ chỉ là mơ thế thôi”. [3,tr.177].

Chính vì vậy, Nhật Chiêu luôn sáng tạo, vẽ lên những nhân vật kỳ lạ trong giấc mơ. Nhân vật này xuất hiện đầy tự nhiên, mang đậm chất kỳ ảo.

Thường xuất hiện trong các giấc mơ của những nhân vật nam trong truyện là hình ảnh của những người con gái đẹp. Đa số, những nhân vật này thường hiện lên lung linh, mang nhiều nét đẹp, nữ tính, quyến rũ và đầy gợi cảm. Tiêu biểu là các truyện ngắn như: Mây, Dưới nước, Thời gian của giấc ...

Với truyện ngắn Mây, người đọc lạc vào một giấc mơ, một giấc mơ lạ của người và mây. Ở đó mây được hiện lên với những hình ảnh giống một người con gái đang độ tuổi dậy thì với làn da hồng ửng đỏ. Trong giấc mơ của nhân vật, mây bẽn lẽn như một cô gái. Nhật Chiêu đã để cho nhân vật của mình trò chuyện cùng mây, ân ái cùng mây. Tương tự, trong truyện ngắn Dưới nước, nhân vật đã tưởng tượng ra mình sẽ lang thang trong một thành phố lạ, sẽ thơ thẩn bên một dòng sông lạ trong khi ánh trăng đầm đìa ướt át, sẽ sống cuộc đời làm tình ái với nàng Mada- Ma.

Hiện thực và ảo ảnh là hai trạng huống con người thường đối diện và sống cùng với nó. Để nhân vật sống cùng với những giấc mơ, Nhật Chiêu đã tạo ra những “nhân vật giấc mơ” đặc biệt. Điều này cũng được Nhật Chiêu thể hiện rất rõ trong Thời gian của giấc mơ.

Với Nhật Chiêu, giấc mơ đã phản ánh phần nào những mong ước của ông đồng thời khẳng định được phong cách viết về truyện ngắn kỳ ảo. Nhân vật giấc mơ trong sáng tác của Nhật Chiêu là những nhân vật ảo, chủ yếu là

để cho nhân vật tự thể hiện mình, bộc lộ những ẩn ức, dự cảm, khát vọng. Với nhân vật giấc mơ, thế giới tiềm thức là nơi con người bộc lộ rõ mình nhất.

Trong không gian giấc mơ các nhân vật giấc mơ hiện lên như tự nhiên của nó, thể hiện đầy đủ những khát vọng, ám ảnh hoặc những mặc cảm của con người trong cuộc đời. Đẹp đẽ, siêu phàm, hấp dẫn, kỳ ảo và luôn lôi cuốn người đọc, đó là những gì mà Nhật Chiêu muốn tạo dựng trong sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập người ăn gió và quả chuông bay đi của nhật chiêu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)