Ảnh hưởng tới kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác than tại tỉnh quảng ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế xã hội và môi trường địa phương (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Ảnh hưởng của khai thác than tới kinh tế - xã hội và môi trường địa phương

2.3.1. Ảnh hưởng tới kinh tế

- Công nghiệp khai thác than năm 2012 đạt 11484,1 tỷ đồng đóng góp phần lớn trong cơ cấu GDP của toàn ngành công nghiệp của tỉnh (62,2% năm 2012), đồng thời giữ vai trò hàng đầu với phát triển kinh tế.

- Ngành than giúp giải quyết công ăn việc làm hàng năm cho hàng nghìn lao động. Tổng số lao động ngành than năm 2012 trên toàn tỉnh 81600 người, chiếm 60% số công nhân của tập đoàn than khoáng sản, tiền lương bình quân đạt 7,7 triệu đồng/người/tháng; đời sống công nhân mỏ được duy trì ổn định.

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và năm 2013) Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện doanh thu của ngành than Quảng Ninh

Năm Tỷ đồng

Nhận xét:

+ Từ năm 2005 – 2007 doanh thu ngành than tăng 2105 tỷ đồng từ 9000 tỷ đồng lên 11105 tỷ đồng.

+ Năm 2008 thì doanh thu giảm xuống từ 11105 tỷ đồng năm 2007 xuống còn 10359 tỷ đồng.

+ Từ năm 2009 đến năm 2012 doanh thu ngành than tiếp tục tăng nhưng không tăng mạnh như giai đoạn 2005 – 2007

- Sản xuất than đã phần nào tác động mạnh mẽ hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đến các ngành công nghiệp và nông nghiệp trong nước, than là nguyên liệu, nhiên liệu cho công nghiệp:

+ Công nghiệp điện lực, cụ thể là nhiệt điện, các nhà máy nhiệt điện sử dụng than Quảng Ninh như nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Cẩm Phả (Quảng Ninh), và đến năm 2015 khi nhà máy nhiệt điện Mông Dương (Quảng Ninh) đi vào hoạt động thì nơi cung cấp than chính là các công ty than Quảng Ninh.

+ Nhà máy xi măng: xi măng Cẩm Phả (Quảng Ninh)…

+ Ngoài ra các ngành công nghiệp khác cũng rất cần đến nhiên liệu than như:

công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp giấy, công nghiệp dệt,…các ngành công nghiệp này sẽ không hoạt động bình thường nếu thiếu than, than sản xuất trong nước có giá cả thấp điều đó giúp cho các sản phẩm công nghiệp nói trên có sức cạnh tranh mạnh mẽ về giá thị trường.

- Ngoài ra còn có một khối lượng lớn than được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đem lại một nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, thúc đẩy quá trình phát triển của nền công nghiệp và kinh tế chung của cả nước.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013 – báo cáo kinh tế xã hội) Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện sản lượng than xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2012 của

than Quảng Ninh

Nhận xét: Trong 3 tháng đầu năm 2012 sản lượng than xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh đến tháng 4 giảm xuống, tháng 5 tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên tháng 6 và tháng 7 sản lượng xuất khẩu có xu hướng giảm xuống và giảm mạnh vào tháng 7. Đến những tháng cuối năm thì có xu hướng tăng sản lượng xuất khẩu trở lại và phấn đấu tăng sản lượng xuất khẩu vào tháng 11.

Nền sản xuất nông nghiệp theo xu thế hoá học hoá nông nghiệp rất cần đến phân bón hoá học và thuốc BVTV. Để sản xuất phân bón và các thuốc BVTV khác phục vụ nền sản xuất nông nghiệp thì năng lượng được sử dụng chủ yếu là than như nhà máy phân đạm Hà Bắc hàng năm tiêu thụ khoảng hơn 0,4 triệu tấn than.

Việc chế biến nông lâm thuỷ sản cũng cần rất nhiều đến nhiên liệu. Do vậy việc khai thác than góp phần đáng kể vào việc phát triển nông nghiệp trên quy mô lớn.

Khai thác than cũng góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn đề cung cấp nhiên liệu dân dụng. Các hộ gia đình dùng than làm nhiên liệu nấu ăn hàng ngày do đó giảm lượng củi đốt, hạn chế hiện tượng chặt phá rừng. Như vậy khai thác và cung cấp than cũng góp phần tích cực vào hoạt động Lâm nghiệp.

Hiện nay, “Du lịch mỏ than” là tour mới của tỉnh Quảng Ninh đang được gần 20 công ty du lịch và hãng lữ hành lớn tại miền Bắc đưa vào hành trình tour của mình. Mỏ than Hà Tu là đơn vị đầu tiên áp dụng loại hình du lịch này. Với thời

Tháng Nghìn tấn

gian từ 3 đến 5 tiếng, khách du lịch sẽ có một cuộc du ngoạn xung quanh mỏ than Hà Tu và tiếp cận nghề khai thác than. Bắt đầu từ nhà truyền thống Công ty Than Hà Tu, du khách sẽ được xem những thước phim về quá trình hình thành than, tìm hiểu quy trình khai thác than mỏ lộ thiên và công tác an toàn trên mỏ. Nối tiếp hành trình, du khách sẽ lên đài quan sát ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, ngắm nhìn toàn cảnh công trường khai thác than, xem các nghệ nhân chế tác sản phẩm từ than đá. Sau đó, du khách được mời lên những chiếc xe đặc chủng, mặc trang phục của công nhân mỏ, đi thăm vỉa than đang khai thác tại moong vỉa 16 và tận mắt chứng kiến những đoàn xe nối đuôi nhau đưa than ra ngoài mỏ. Cuối cuộc hành trình, du khách sẽ tới thăm các công trình văn hoá thể thao của thợ mỏ, xem những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do đội văn nghệ thợ mỏ biểu diễn và mua quà lưu niệm. Tham quan mỏ than, cùng ăn bữa cơm trưa với gần 500 thợ mỏ, du khách sẽ được cảm nhận về đời sống vất vả, nhọc nhằn nhưng tràn đầy niềm vui và tự hào của những người thợ mỏ khi làm ra “vàng đen” cho Tổ quốc.

Ngoài ra theo quy luật kinh tế thông thường sự phát triển của ngành than là đầu tầu kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở Quảng Ninh như: Đóng và sửa chữa các tàu chở than, xe ô tô .... gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành như: Du lịch , dịch vụ.... Mặt khác trong quá trình phát triển của mình ngành than cũng đã tiến hành xây dựng các trụ sở, văn phòng đại diện hoặc các khu vui chơi giải trí phục vụ công nhân ngành than cũng như phục vụ nhân dân Quảng Ninh

2.3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Trong khu vực khai thác các hiện tượng ô nhiễm bụi, trôi lấp bãi thải cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến Nông - Lâm nghiệp như thu hẹp đất đai, làm thay đổi tính chất của đất, bụi trên lá ngăn cản quá trình quang hợp, ảnh hưởng quá trình sinh trưởng của cây trồng làm giảm năng suất và chất lượng Nông - Lâm sản.

Đối với ngành lâm nghiệp trên quy mô của tỉnh và khu vực cũng phải chịu những tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than. Hoạt động khai thác than đã chiếm dần những diện tích rừng trong khu vực để làm công trường khai thác và thay thế diện tích rừng bằng diện tích đất công trường và bãi thải. Tiêu biểu khu

vực thành phố Cẩm Phả với rất nhiều mỏ than lộ thiên như Cọc Sáu, Đèo Nai, Vàng Danh, Mông Dương…

Nông nghiệp, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất, đó là huyện Đông Triều năm 2005, vùng trọng điểm lúa của tỉnh gần 7.000 ha lúa và hoa màu ở Đông Triều đang đối mặt với nạn hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm, tài nguyên rừng bị suy thoái , gây cạn kiệt dòng sinh thuỷ, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận. Trong tổng số 25 hồ chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nước bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hoá nặng, độ pH đều ở mức dưới 3,5 (PH tiêu chuẩn từ 5 – 5,5). Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn thuỷ sản trong tương lai gần.

Hiện nay chưa có tài liệu nào nói chi tiết về ảnh hưởng của việc khai thác than tới sự phát triển của ngành thuỷ sản trên quy mô rộng. Song trên quy mô khu vực chịu tác động của mỏ, hoạt động khai thác than đã có phần ảnh hưởng tiêu cực đến đới ven bờ. Hiện tượng ô nhiễm, bồi lấp vùng biển ven bờ đã làm thay đổi nhiều ổ sinh thái (habitat) của các sinh vật thuỷ sinh trong vùng triều, làm cho chúng phải di chuyển đến nơi khác sinh sống hoặc bị giảm năng suất sinh học.

Hoạt động khai thác than trong khu vực kéo theo sự tăng dân số, đô thị hoá có phần tác động tới hoạt động du lịch. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự ô nhiễm nước do cặn lơ lửng và bụi than làm mất mĩ quan khu vực.

Vì vậy có thể làm sức hấp dẫn đối với các du khách không cao, ảnh hưởng ít nhiều đến lượng du khách hàng năm tới tham quan du lịch nơi đây.

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác than tại tỉnh quảng ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế xã hội và môi trường địa phương (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)