Giải pháp bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác than tại tỉnh quảng ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế xã hội và môi trường địa phương (Trang 55 - 63)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.3. Giải pháp bảo vệ môi trường

3.2.3.1. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí a. Giảm thiểu tác động của bụi

* Trong khu vực khoan nổ mìn

Bụi tạo ra do hoạt động khoan nổ mìn ở dạng nguồn điểm và có tác động tức thời. Do vậy, để hạn chếđến mức thấp nhất tác động này cần thực hiện các giải pháp sau:

- Khi nổ mìn hộ chiếu khoan nổ mìn phải được lập chính xác, các phương pháp thi công và nổ mìn phải thực hiện đúng hộ chiếu. Nhà thầu thi công phải tuân thủđầy đủ các quy định và quy phạm sử dụng, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và vật liệu nổ, kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.

+ Dùng xe téc tưới nước nơi thiết bị làm việc và lắp đặt các thiết bị hút bụi từ lỗ khoan.

+ Nổ mìn vào thời điểm vắng người, gió nhẹ để hạn chế ảnh hưởng của bụi và khí độc.

+ Bán kính vùng nguy hiểm khi nổ mìn khai thác cần xác định cụ thể. Khi tiến hành công tác nổ phải áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đểđiều khiển nhằm thu được hiệu quả nổ tốt nhất đồng thời tránh những tảng đá văng xa ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh mỏ.

+ Xác định kỹ kích cỡ của vụ nổ mìn và lượng thuốc sử dụng cho nổ mìn.

* Trên các tuyến đường vận tải

Các hoạt động giao thông trên các đường vận chuyển chủ yếu tạo bụi dưới dạng bụi tức thời dọc theo các tuyến đường. Các nhân tố quyết định đến việc phát tán lượng bụi này vào trong không khí là:

+ Độ ẩm mặt đường và loại đường.

+ Mật độ và vận tốc lưu thông của các phương tiện giao thông vận tải trên đường.

+ Tốc độ gió.

Trên cơ sở này đưa ra các giải pháp giảm thiểu sau:

+ Bố trí lịch vận chuyển hợp lý sao cho mật độ xe cộ chạy không quá dày đặc trên cùng một tuyến.

+ Bê tông hoá đường vận chuyển than

+ Tăng tần suất phun tưới nước trên các tuyến đường trong khai trường, bãi thải vàđường vận chuyển trong khu vực .

+ Xe chở đất đá thải và vận chuyển than đi tiêu thụ phải trang bị bạt phủ kín.

+ Lập đội vệ sinh thu dọn đất đá rơi trên đường.

+ Sửa chữa đường hư hỏng kịp thời nhằm giảm rơi đất đá trên đường, giảm cuốn bụi mặt đường do xe và gió.

+ Nghiên cứu sử dụng hệ thống phun sương dập bụi cho các khu vực bụi nhiều như khu vực sàng tuyển, tuyến đường vận chuyển...

* Tại các khu vực san gạt, xúc bốc và đổ thải

Lượng bụi phát sinh từ các hoạt động này phụ thuộc vào độ ẩm và độ mịn của than và đất đá thải. Do vậy, để hạn chế lượng bụi sinh ra cần tưới nước làm ẩm than, đất đá thải trước khi san gạt, xúc bốc và đổ thải.

b. Các biện pháp giảm tiếng ồn

Các nguồn gây ồn trong các công đoạn khai thác than rất đa dạng và khác nhau về cường độ tạo ồn. Trong thăm dò, khai thác, vận tải, chế biến than đều gây ra ồn và tiếng ồn là một phần tất yếu trong các hoạt động khai thác than. Một số giải pháp hạn chế tiếng ồn như sau:

+ Sắp xếp lịch làm việc hợp lý tại các khu khai trường mỏ than, các phân xưởng của nhà máy cơ khí, sàng tuyển sao cho không trùng giờ gây ồn, tránh bớt độ ồn cực đại tập trung.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị máy móc theo định kỳ để hạn chế khả năng gây ồn. Một số máy móc, trang bị từ các nhà máy cơ khí, sàng tuyển nếu quá hạn sử dụng cần bảo dưỡng hoặc loại bỏ.

+ Trồng cây trong và ngoài các nhà máy cơ khí, sàng tuyển, tuyến đường vận chuyển tạo thành vành đai bảo vệ nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng ồn đến các khu dân cư xung quanh.

+ Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với người lao động trong điều kiện cho phép.

+ Bố trí giờ nổ mìn xen kẽ các hoạt động cơ giới để giảm bớt độ ồn cực đại tập trung. Tăng cường nổ mìn vi sai để hạn chế độ ồn.

+ Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có độ ồn cao

+ Lắp đặt đệm cao su, cơ cấu giảm chấn và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất cao như: máy khoan, máy xúc ….

+ Áp dụng các biện pháp chống ồn do các phương tiện giao thông gây ra, bằng cách khống chế để xe chở đúng trọng tải, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ.

c. Giảm thiểu khí thải của các phương tiện vận tải và nổ mìn

Khí thải của phương tiện giao thông vận tải và nổ mìn chứa các chất ô nhiễm như bụi, khói, khí độc: SO2, NO2, CO, VOC. Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, các biện pháp có thể áp dụng là:

+ Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Thay nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane cao phù hợp với tính năng của xe.

+ Không chở quá tải trọng quy định.

+ Thường xuyên bảo dưỡng xe, máy móc, điều chỉnh máy làm việc ởđiều kiện tốt nhất.

+ Lựa chọn các phương pháp, sơ đồ nổ mìn tiên tiến và các loại thuốc nổ, vật liệu nổ ít sinh ra khí độc.

3.2.3.2. Giải pháp bảo vệ môi trường nước a. Nước mưa chảy tràn

Để hạn chế nước mưa chảy tràn vào khu vực khai thác, khu bãi thải làm ảnh hưởng tới công tác sản xuất cũng như cuốn trôi bùn đất làm bồi lấp suối, ô nhiễm môi trường, thiết kế đào mương rãnh hứng nước và bơm dẫn vào hệ thống hồ lắng để tách chất rắn lơ lửng. Xây dựng hệ thống kè chắn chân các bãi thải.

b. Nước ngầm.

Việc khai thác hầm lò ảnh hưởng nhiều tới nguồn nước ngầm, làm thay đổi tính chất của nước, khai thác lộ thiên không tác động rõ đến nguồn nước ngầm trong khu vực ở thời điểm hiện tại. Do vậy để bảo vệ nguồn nước ngầm trong khu vực khai thác mỏ cần có kế hoạch quan trắc nước định kỳ ngầm hàng năm để phát hiện những biến động về mực nước, chất lượng nước khi khai thác xuống sâu, từđó có các biện pháp xử lý kịp thời.

c. Nước thải sinh hoạt.

Do nguồn nước thải này không lớn và phân tán trên khai trường nên sử dụng hệ thống bể tự hoại cho mỗi nguồn thải. Đây là công trình đồng thời hai chức năng:

lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Nước thải sau khi xử lý có thể tháo ra hệ thống thoát nước chung.

d. Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất chủ yếu là lượng nước bơm thoát từ các moong khai thác của mỏ, có tính axit (pH thấp) và hàm lượng cặn lơ lửng cao. Lượng nước này cần được xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài

3.2.3.3. Giải pháp đối với đất đá thải và bãi thải

Đất đá thải từ quá trình khai thác, sàng tuyển than, được tập trung vào bãi thải, một phần dùng đểđắp đập chắn xử lý nước chảy tràn, đắp đê bao an toàn vàđắp các mặt bằng trongkhu vực nhưđường ô tô... Một phần đất phủ được trữ lại trong bãi thải, sử dụng để hoàn thổ mỏ sau này. Để giảm thiểu tác động của bãi thải tới môi trường cần thực hiện các biện pháp sau:

- Quá trình đổ thải phải tuân thủ theo đúng thiết kế quy hoạch các bãi thải.

- Mặt bãi thải có hướng dốc vào phía trong để hướng lượng nước chảy vào dòng chảy tập trung, tránh hiện tượng chảy tràn qua sườn tầng thải gây xói mòn và rửa trôi đất đá.

- Chống xói mòn, rửa trôi tại các bãi thải và các khu đất trống đồi trọc trong khu vực mỏ quản lý bằng cách:

+ Kiểm tra tu sửa thường xuyên các đập chắn đá thải + Trồng cây trên các bãi thải đãổn định

+ Hạđộ dốc các bãi thải.

+ Đánh luống theo đường đồng mức.

3.2.3.4. Môi trường đất và cảnh quan

Hoạt động khai thác than không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi cảnh quan môi trường theo hướng có hại. Tài nguyên đất rừng, tỷ lệ cây xanh che phủ trong khu vực thấp, rừng tự nhiên hầu như không còn. Các giải pháp nhằm khắc phục hiện trạng này:

- Trồng cây phủ xanh các khu vực đất trống đồi trọc và trên khai trường tại những vị trí thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động rửa trôi, xói mòn đất do mưa, đồng thời góp phần làm giảm sự phát tán bụi trong khai trường cũng như tạo ra một cảnh quan môi trường tốt đẹp hơn trong khu vực khai thác.

- Sau khi kết thúc khai thác, đổ thải tại các bãi thải cần phục hồi lại thảm thực vật trong toàn bộ khu vực khai trường, bãi thải do hoạt động khai thác than đã làm

mất đi trước đây. Tận dụng triệt để bãi thải trong để giảm việc chiếm dụng diện tích đất tự nhiên cho các bãi thải.

- Tiến hành xử lý các hố, các trường hợp sụt lở trên đất cóảnh hưởng đến giao thông, sản xuất nông nghiệp với các biện pháp đơn giản, chi phí thấp.

3.2.3.5. Các biện pháp phòng chống và xử lý sự cố a. Đội phòng chống và khắc phục các sự cố.

Biên chế đội trực thuộc phòng Kỹ thuật có trách nhiệm tập hợp các thông tin từ các công trường, đề xuất các kế hoạch và biện pháp khắc phục sự cố môi trường.

Ngoài ra, Đội còn phối hợp với phòng An toàn tổ chức các chương trình diễn tập phòng chống sự cố và An toàn lao động.

b. Sự cố về cháy nổ

Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình sản xuất, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện nghiêm chỉnh các điều quy định về phòng chống cháy nổ.

- Các hạng mục ngoài mặt bằng có yêu cầu phòng chống cháy như kho vật tư, khu điều hành, trạm biến áp, trạm phát Diezen cần trang bịđủ các thiết bị phòng chống cháy theo quy định.

- Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các trang bị cứu hoảđể kịp thời sửa chữa và bổ sung đầy đủ các trang bị dụng cụ theo yêu cầu.

c. Sự cố sụt lún địa hình, dịch động bờ mỏ và bãi thải

Quan trắc dịch chuyển bờ mỏ và bãi thải hàng năm theo kế hoạch định trước, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

3.2.3.6. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động a. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân làm việc trong hầm lò, cần đặc biệt quan tâm tới các biện pháp an toàn như:

- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các công nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết.

- Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có mức độ độc hại cao.

b. Các biện pháp phòng chống cháy nổ

Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình sản xuất, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Các hạng mục ngoài mặt bằng có yêu cầu phòng chống cháy như kho vật tư, khu điều hành, trạm biến áp, trạm phát Diezen cần trang bị đủ các thiết bị phòng chống cháy theo quy định.

- Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các trang bị cứu hoả để kịp thời sửa chữa và bổ sung đầy đủ các trang bị dụng cụ theo yêu cầu.

c. Công tác y tế và cấp cứu mỏ

- Hàng năm các công ty than cần có chương trình huấn luyện và tổ chức diễn tập về công tác cứu hoả và cấp cứu mỏ theo quy định của Tổng Công ty than Việt Nam

- Tổ chức kiểm tra, khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV các mỏ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý do môi trường lao động gây ra.

- Liên hệ thường xuyên Trung tâm cấp cứu mỏ của Tổng Công ty than Việt Nam để kịp thời thông báo những thông tin về cấp cứu mỏ cho Trung tâm.

3.2.3.7. Tổ chức và quản lý công tác bảo vệ môi trường của các mỏ than

Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, các công ty than cần chú ý hơn nữa đến việc tổ chức và quản lý môi trường các khu mỏ như:

- Cử cán bộ hoặc thành lập một bộ phận chuyên trách theo dõi các vấn đề về môi trường để phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đềảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phát sinh trong quá trình khai thác mỏ.

- Thực hiện công tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên các nguồn thải và chất thải của mỏ.

- Công tác tổ chức và quản lý bảo vệ môi trường khu mỏ phải được thực hiện thống nhất với kế hoạch bảo vệ môi trường chung của toàn khu vực Cẩm Phả. Các biện pháp hạn chếô nhiễm phải được thực hiện đồng bộ từ góc độ của các nhà quản lý, quy hoạch, sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường mỏđược trích ra từ nguồn kinh phí 1% tổng doanh thu.

3.2.3.8. Phương án hoàn thổ và đóng cửa các mỏ sau từng giai đoạn khai thác a. Công tác hoàn thổ.

Công tác hoàn thổ là việc trồng các loại cây thích hợp với loại đất ở đây (thông, keo lai, bạch đàn...) để phủ xanh bãi thải, đất trống và đồi núi trọc, trả lại màu xanh cho môi trường và cải tạo lại đất đai.

b Đóng cửa mỏ.

Quá trình hoàn thổ từng phần mỏ sau khi khai thác hết than cũng đồng nhất với việc đóng cửa mỏ từng phần. Khi kết thúc khai thác, các công ty than nên tiến hành công việc đóng cửa mỏ theo đúng quy định của Bộ Công nghiệp.

Cây xanh trồng khi đóng cửa mỏ sẽ được chăm sóc để phát triển đều, bảo đảm phủ xanh khu vực đóng cửa mỏ. Theo kết quả phân tích mẫu đất bãi thải cho thấy các loại cây thích hợp để trồng là bạch đàn, keo lá tràm, thông… để phủ xanh khai trường và bãi thải. Số lượng cây trồng trung bình là 2000 cây/ha. Phần moong khai thác sâu dưới mức thoát nước tự chảy dùng làm hồ tự nhiên lấy nước tưới cây trồng và lấy nước phun đường chống bụi.

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác than tại tỉnh quảng ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế xã hội và môi trường địa phương (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)