Chương I. Cảnh Dương – Vùng đất và truyền thống văn hóa
1.3. Đời sống con người và văn hóa phong tục làng Cảnh Dương
1.3.2. Văn hóa phong tục làng Cảnh Dương
Cảnh Dương là vùng đất đã có từ thời xa xưa. Sống nương tựa con nước biển Đông, làng biển xem biển là thần thánh cao cả, năm nào họ cũng cúng bái, các bài cúng rõ ràng, mạch lạc như một cách dạy bảo con cháu biết trân trọng biển cả, Với biển, người Cảnh Dương vô cùng biết ơn bởi biển cho họ cuộc trường tồn phát triển mấy trăm năm mở đất lập nghiệp. Trong quá trình phát triển, con người nơi đây đã tạo cho mình một nền văn hóa tương đối. Để có được bề dày văn hóa đó, người dân đã không ngừng dày công tiếp thu, chọn lọc giá trị văn hóa của những vùng miền khác nhau.
23
Khác với nhiều làng ven biển sông Roòn ( Loan Giang) Cảnh Dương là một làng thuần ngư: đánh bắt cá tôm, chế biến hải sản và từ đó phát triển ra nghề buôn bán và vận tải biển. Từ trong thực tiễn, ngư dân đã tích lũy được báo kinh nghiêm dự báo thời tiết, khí hậu dựa vào việc xem xét, quan sát sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên như gió, trăng, sao, sấm, chớp…
Mây bạc mà quấn mũi đao
Thuyền câu, thuyền lưới chèo vào cho mau Sấm cửa Ròn ôm con mà chạy
Chớp hòn Ông vừa trong vừa chạy
Những kinh nghiệm đó đã tạo ra một quan niêm, một tâm linh không thể quên đối với mỗi người dân đi biển, tạo nên một nét văn hóa của vùng ven biển nơi đây.
Nằm ở vị trí miền Bắc trung bộ, Cảnh Dương có lợi thế lớn trong việc tiếp thu, chọn lọc các giá trị văn hóa. Đồng thời, nơi đây còn là nơi hội tụ, giao thoa của các nền văn hóa lớn: Văn hóa Đông Sơn - Văn hóa Sa Huỳnh - Văn hóa Chăm Pa - Văn hóa Đàng Trong - Văn hóa Đàng Ngoài. Ngoài ra còn có sự giao thoa với Văn hóa Trung Quốc và Văn hóa Ấn Độ ngay từ thời xa xưa. Sự đan xen tiếp biến và hội nhập giữa các nền văn hóa ấy, đã tạo những tinh hoa văn hóa đa dạng, độc đáo mà ít vùng nào có được.
Chẳng những kinh tế phát đạt, văn hóa giáo dục của làng biển bên sông Ròn này cũng rất phong phú, đa dạng và có nhiều nét rất đặc sắc, rất độc đáo.
Theo hương phả của làng, chỉ sau 21 năm sau khi định cư, năm Giáp Thìn (1664) triều vua Cảnh Trị nhà Lê, làng Cảnh Dương đã bắt tay vào xây dựng các công trình văn hóa của làng: Đầu làng có chùa thờ Phật, có nhà thờ của 4
24
phe (giáp); giữa làng có đình lớn thờ Thành hoàng ( Đại càn Nam hải quận chúa), đình Tổ thờ thất hiền, đình Thánh thờ Đức Khổng Tử, miếu Thổ thờ Thổ thần; gần biển có miếu thờ Đức Ông, Đức Bà( Cá Voi). Ngoài ra, làng còn dựng miếu thờ Trần Hưng Đạo, Bang âm hồn thờ vong linh người chết…
Đây là những công trình có giá trị về mặt kiến trúc và văn hóa. Ngày nay do bom đạn chiến tranh, nhiều đền miếu đã bị hủy hoại. Dù vậy, người Cảnh Dương vẫn giữ được nhiều hiện vật văn hóa quý giá. Trong số đó, có thể kể đến: 3 tấm bia lớn ghi tên các bậc tiền hiền có công khai đất, lập làng và tên các con dân của làng thi đậu từ tú tài đến tiến sỹ; quả chuông đồng nặng 137kg, cao 920m mang tên “ Cảnh Dương hồng chung”, đúc năm Tân Dậu, 1801 – năm cuối cùng của triều đại Quang Trung- Cảnh Thịnh ( Nguyên văn dòng lạc khoản ghi trên thân chông: Hoàng triều Cảnh Thịnh cửu niên Tuế tại Tân Dậu nhị nguyệt thập lục nhật), các tập Hương phả, gia phả, các sắc phong của làng và của một số gia tộc, bộ xương cá voi hơn 100 năm tuổi…
Đình miếu chùa chiền vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, hội họp làng xóm, vừa là địa điểm để tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Có thể nói, cả vùng Ròn không có mấy làng tổ chức được nhiều sinh hoạt lễ hội như ở làng Cảnh Dương. Xuân thu nhị kỳ, làng mở hội tế Thành hoàng làng, giổ tổ, rước thần du xuân, rước cỗ chay, cỗ mặn, nấu cơm thi cơm cần, bơi chải, kỳ yên, hát chèo cạn, cầu ngư…Cảnh Dương lại có một kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau. Hát ru con và hò hụi là 2 làn điệu dân ca do các nghệ nhân dân gian Cảnh Dương sáng tác, đã được phát nhiều trên Đài Tiếng nói Việt Nam và in vào sách “ Dân ca Quảng Bình” (NXB Thuận Hóa 1998). Trong dân gian hiện còn lưu giữ và truyền tụng nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích, giai thoại hay về cụ đồ Tuất, ông Nghè Phiến, hàng trăm câu tục ngữ, ca dao nói về nghề đánh bắt hải sản, và các bài vè: Nhật trình đi biển (dài 175 câu), Vè rạng ngầm, vè con nước, Diễn
25
ca lịch sữ làng ta…Không ít tác phẩm trong số này đã được sưu tập và góp mặt trong các tập sách văn học dân gian địa phương.
Cùng với việc chăm lo xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh, người Cảnh Dương rất chú ý đến việc học hành của con cháu. Ông Đỗ Đức Huy theo “Phạm tộc phả ký”, từ năm Bính Tý (1756) đã mở lớp dạy chữ Nho ở làng. Trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại làng mang tên “ Cảnh Dương xã từ vũ bi” (dựng năm Minh Mệnh thứ 15 – 1834); “Văn hội tích bi” ( dựng năm Thành Thái 12 Canh Tý – 1900), ghi rõ tên họ của gần 120 vị tú tài, 14 vị cử nhân và 2 vị tiến sỹ Hán học ( Nguyễn Phùng Đức – khoa thi Kỷ Dậu 1849, Phạm Chân – khoa thi Mậu Tuất 1838). Riêng cụ Phạm Chân có tên trong “ Đại Nam liệt truyện” và được thờ ở Trung nghĩa đường vì đã có công tham gia phòng thủ đồn Chí Hòa trong những năm đầu Pháp đánh Sài Gòn.
Cảnh Dương thực sự là một làng khoa bảng - như lời ghi trong sách “ Đại Nam nhất thống chí”: “ Các xã Sơn, Hà ( Minh Chính), Cảnh, Thổ ( Bình Chính) có đầu giáp khoa trải đời” ( Bộ QGGD XB Sàn Gòn – trang 100). Ca dao Quảng Bình xưa từng có câu khen ngợi:
Lại là hương hội khoa trường
Sơn, Hà, Cảnh, Thổ xưa thường chiếm ngôi
Thời Pháp thuộc, từ sau năm 1919 các kỳ thi Hán học chấm dứt. Nhờ công sức vận động của cụ Đỗ Phú Tục (một vị tổng đốc về hưu), làng Cảnh Dương là một trong những số ít làng xã ở Quảng Bình, đã mở được trường tiểu học. Trong các học sinh tiểu học trước năm 1945 có nhiều người sau này trở thành những cán bộ khoa học, cán bộ quản lý và sỹ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, ví như tiến sỹ Nguyễn Đình Tranh (nguyên thứ trưởng Bộ điện lực), giáo sư ngành chăn nuôi Trần Đình Miên, giáo sư nghệ
26
thuật học Đức Lộc, các đại tá Nguyễn Khắc Chiền, Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Đức Vĩnh… Từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, việc học hành thi cử của con em làng Cảnh Dương càng Ngày càng tấn tới. Hàng trăm người đã tốt nghiệp trung học, đại học, với nhiều loại nghành nghề: y tế, giáo dục, khao học công nghệ, nông nghiệp, quản trị kinh doanh, xây dựng giao thông vận tải, khai thác dầu khí…
Nổi tiếng với làng văn vật, làng khoa bảng của đất Quảng Bình, Cảnh Dương còn được nhân dân cả nước mến tiếng bởi những chiến công hiển hách trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cảnh Dương đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý do Nhà nước phong tặng: 1 huân chương Quân công, 4 huân chương Chiến công, 2 huân chương lao động và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang (1976)…
Trên con đường phát triển văn hóa Việt Nam, có thể xem Cảnh Dương là một trong những nơi trung chuyển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Nó vừa mang tính sàng lọc, vừa là nơi lưu giữ những tiềm năng văn hóa việt.
Nói như vậy, không có nghĩa văn hóa Cảnh Dương chỉ là kết quả của quá trình giao lưu hội nhập của các nền văn hóa mà cái gốc, cái cốt lõi là: trước khi tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa của các vùng miền trong nước, văn hóa nước ngoài, người dân nơi đây từ xa xưa đã tạo cho mình một nền văn hóa bản địa phong phú mạnh mẽ. Sự có mặt của một loạt di chỉ Phù Lưu (Quảng Trạch) với Trống Đồng loại nổi tiếng, chứng tỏ vùng này từ xa xưa đã xuất hiện một nền văn minh thời đại đồ đá, đồ đồng.
Từ khi được hình thành đến nay, trải qua hàng trăm năm lịch sử, các thế hệ cha ông của người dân Cảnh Dương đã truyền lại cho con cháu những nét tính cách riêng biệt. Đó là những giá trị tinh thần vô giá cho các thế hệ tiếp sau. Quảng Bình Không chỉ có tên tuổi những con người xuất chúng như:
27
Dương Văn An, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Hàm Ninh, Nguyễn Phạm Tuân, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Võ Nguyên Giáp… mà Quảng Bình là vùng đất hiếu ho ̣c, có
bề dày văn hóa. Từ nền học vấn ấy, Cảnh Dương tám làng văn vật đã xuất hiện và ghi nhận từ lâu đời: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ / Văn - Võ - Cổ - Kim ( Đó là các làng Lệ Sơn, La hà, Cảnh Dương, ThổNgọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Đây là tám làng quê sinh ra những văn nhân xuất thế. [20, tr.128- 135]
Trải gần bốn thế kỷ, từ một xóm nhỏ ở cạnh lạch Ròn. Cảnh Dương đã trở thành một làng biển sầm uất, một làng khoa bảng làng văn vật nổi tiếng, một làng kháng chiến kiểu mẫu. Dạo chơi trên con đường phẳng phiu, sạch sẽ, ngắm nhìn cảnh thuyền bè vào ra tấp nập trên dòng sông Loan Giang, cùng các ngôi nhà mái ngói tường xây ken dày lối xóm, cứ như lạc vào chốn phố phường. Cảnh dương đang đổi mới từng ngày theo hướng đô thị hóa với nhà máy nước mới được xây dựng, với dòng điện tỏa sáng thâu đêm, với kè sông đang được thi công…Nhưng những gì là tốt đẹp của văn hóa cổ truyền vẫn được dân làng tôn trọng, gìn giữ và phát huy.
Di sản Hán Nôm cũng cho thấy sự phong phú của đời sống tâm linh cũng như các thiết chế văn hoá của cư dân làng quê ngư nghiệp, cũng như các làng xã ở miền Trung, hành trạng và công lao của các vị khai canh khai khẩn luôn đươc hậu thế tôn trọng tôn thờ. Trong “ Bổn xã khai khẩn truyện kí”, 7 vị tiền bối buổi đầu của lịch sử làng Cảnh Dương, phàm có việc làng, đều phân làm 7 phần. Sau vì thế gọi là 7 họ và ngày nay gọi là 7 Thất hiền.
Vai trò của các bậc tiền hiền khai khẩn và các dòng họ ngày càng nổi bật về sau, chính là xuất phát từ nền tảng này. Kể từ tháng 6/ Bính Ngọ (1666) , làng thiết trí nơi thờ thần, Phật, đào ao, làm giếng. Đỗ Phú Thanh và Phạm
28
Khắc Hoành đi buôn, tìm được minh sư Nguyễn Quang Diệu mời về chọn đất lập miếu: Thái miếu ở giữa làng, Linh ứng từ bên phải làng. Chùa phật bên trái làng. Tân tăng khoán lệ còn bổ sung them Miếu Văn Thánh: là nơi lễ nhạc, kẻ võ phu và trẻ con không được xâm nhập hay cất riêng vật gì, làm trái đánh đòn 50 roi. Đó là các cơ sở tính ngưỡng của làng trực tiếp đảm trách trực tiếp đảm trách. Ngoài ra còn có nhiều miếu vũ làng giao cho giáp quản lý và phụng thờ, như miếu Quan Tiền Nhất, Nam phương hoả khí thần miếu Tả phủ quan miếu Lê Tam Lang, Cao Đại Lang, Phạm Đại Lang, miếu Tăng Nguyên Soái, miếu Đông phương sách hầu thần. Đặc biệt là ở đây, làng đã có sự khu biệt một số lễ nghi và cơ sở thờ tự cho dân chài thờ phụng: Hiển ngư và Hiển Lộ. Thường chọn ngày lành tháng 6 âm lịch để cúng tế.
Như vậy, nếu làng Cảnh Dương lầm đầu tiên tổ chức dâng lễ cáo hà bá để cầu ngư từ rất sớm thì mãi đến thời Minh Mạng, thờ miếu cá Ông mới thấy được đề cập đến trong văn bản của làng. Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt thì đối với dân chúng, các cơ sử thờ tự đó, bao gồm cả các khu vực thờ tự xung quanh, luôn đề là cấm địa, không được xâm phạm, thậm chí là chặt cây, bẻ cành, lấy đất… đối với làng Cảnh Dương, các điều khoản đó còn được củ thể hoá rất chi tiết. Như ở đình làng, là nơi cầu phước của làng, tứ phía trong ngoài ba mẫu, hậu long có mũi đất, chứng cao hoá ra quả sơn và đình không được phán tán. Tham nghĩ khoán lệ coi miếu mạo như là một đại cơ quan vậy và tất cả các cơ sở Thái Miếu, Linh ứng miếu cho đến những miếu do các giáp phụng thờ…đều không thay đổi, xâm phạm. Ai lập am miếu, dựng phần mồ qua gần, xâm phạm cấm địa thì đều phải bị triệt hạ, phạt đúng một lễ tạ thần (13 quan) trên dưới cùng dự uống rượu để tỏ sự nghiêm cấm…
Đặc biệt là trong đời sống lễ hội, làng Cảnh Dương có lễ cầu ngư, cầu phước tổ chức thương niên. Từ tháng 3/ Kỷ Hợi (1659), làng bắt đầu dâng lễ
29
cáo hà bá để cầu ngư, ở chổ cấm cầu ngư, kỳ phước ở trong làng, mặt trước, bên phải có 1 giếng nước, lại có ao, bên ngoài bốn năm trượng là minh đường rộng rãi, Thường năm cầu ngư, cúng đất, gọi cá cũng là linh mạch làm yên ổn dân cư, không thể che lấp. Hằng năm việc cầu phước, cúng thần, phàm chức sắc tham dự phải y phục chỉnh tề, khăn áo dâng lễ như nghi thức, không được nhờn khinh cầu thả, kẻ làm trái sẽ bị phạt 1 con heo.
Ngoài những nội quy về đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ cảnh quan môi trường, những điều kiêng cữ, cấm kỵ trên nhiều phương diện: hiếu nghĩa, thuận tôn, tiết nghĩa, giữ gìn phong hoá trên nhiều bản hương ước…, chúng tôi còn đặc biệt chú trọng đến truyền thống hiếu học và lệ khuyến học trong các văn bản cổ của làng Cảnh Dương với nhiều điều khoản chi tiết. Khoán lệ cựu định nêu rõ lệ khảo thí tại làng hàng năm vào đầu xuân: làm thông văn lý, từ trung bình trở lên thì thưởng giấy có sai biệt, ai dự trúng bản thì cho du học, tha giảm việc quan. Ai giả danh đến học mà đích thị mà chẳng thông văn lý, thì bắt về chịu việc quan. Người thi đỗ hương thủ khoa, làng thưởng tiền 5 quan, …, càng đổ cao thì có những mức thưởng cao hơn. Chính từ đó mà Cảnh Dương cũng rất nổi tiếng về truyền thống khoa bảng.
Do sự đa dạng về môi trường tự nhiên và sự đa dạng về nghề nghiệp nên văn hóa phong tục của người dân Cảnh Dương cũng có nhiều quan niệm riêng về phong tục tín ngưỡng để phục vụ cho nhu cầu tâm linh của mình
Là vùng đất đa dạng về môi trường sinh thái, lấy ngư nghiệp làm nghề nghiệp chính nên quan niệm phong tục nơi đây cũng gắn liền với biển, gắn liên với thiên nhiên trời đất. Chính những lúc khó khăn khi mỗi chuyến ra khơi đã đúc kết nhiều kinh nghiệm cho mỗi người dân đi biểnví như khi nhìn thấy sấm, chớp hay hiện tượng mây mưa thì người ta biết được thời tiết diễn ra như thế nào. Hay chính những phong tục như cầu ngư, tục lấy lửa trong đêm 30 tết…. tạo cho người dân nơi đây một niềm tin vững chắc.
30
Mỗi phong tục diễn ra là một sự cầu mong cho một ngày mai tươi sáng.
Chính vì vậy mà họ quan niệm phong tục được ăn sâu trong mỗi một người dân nơi đây, để tạo một niềm tin tín ngưỡng mà mỗi một người dân nơi đây luôn tôn sùng và làm theo. Chính vì lẽ đó mà Xuân thu nhị kỳ người dân Cảnh Dương luôn có những phong tục được diễn ra phục vụ nhu cầu tâm linh cho người dân. Khi mỗi một lễ hội diễn ra là những lần nhớ về tổ tiên, nhớ về những ngày đầu của sự thành lập làng, có cuộc sống hôm nay là nhờ vào ông cha ta từ xưa đã có công dựng nên. Quan niệm về phong tục đó luôn nhắc nhở con cháu luôn báo đáp công ơn của Tổ tiên đi trước và những thế hệ sau noi theo, và kéo theo đó là những phong tục này không bị mai mòn theo năm tháng.
Chính những quan niệm đó mà mỗi phong tục trong làng Cảnh Dương đều gắn với mỗi nghề nghiệp: phong tục cầu ngư là mong cho một năm đi biển đánh bắt được nhiều tôm cá, gặp nhiều may mắn: Thờ Thánh hoàng làng, giổ tổ, rước thần du xuân, rước cổ chay, cổ mặn, nấu cơm thi cơm cần, bơi chải, kỳ yên, cầu ngư …là những phong tục, những tín ngưỡng mà mỗi người dân tin theo.
Ngoài lễ hội, văn hoá tâm linh của người dân ven biển thể hiện khá rõ trong phong tục tập quán đánh bắt hải sản của họ. Có thể bắt đầu câu chuyện từ chiếc thuyền. Người dân làng biển nói chung và người dân Cảnh Dương- Quảng Bình nói riêng đều xem chiếc thuyền như là ngôi nhà. Vì vậy, trước khi đưa thuyền xuống bến họ thường làm lễ cúng bái rất cẩn thận, sau đó mới cho xuất bến. Hàng năm, hàng tháng con thuyền đều được lau chùi sạch sẽ và đều được người dân cúng cáo thần linh trước khi ra khơi.
Trong đức tin của ngư dân Cảnh Dương, cá voi là biểu tượng của thần linh hoá thân để che chở, bảo vệ cho con người. Vì vậy, trong quá trình đánh bắt, nếu nhặt được xương cá voi là mọi người lại tự giác mang vào đền chùa