Việc giữ gìn và phát huy phong tục trong việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay

Một phần của tài liệu Tục xin lửa đêm giao thừa ở làng biển cảnh dương quảng bình (Trang 55 - 62)

Chương III. Ý nghĩa và việc giữ gìn phát huy giá trị phong tục xin lửa

3.2. Việc giữ gìn và phát huy phong tục trong việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay

Lễ hội là một không gian văn hóa mang đậm tính vùng miền và cũng là truyền thống tốt đẹp của con người Cảnh Dương. Lễ hội ở nước ta chung và lễ hội ở Quảng Bình nói riêng thật đa dạng và phong phú với lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp trong bốn mùa trong năm. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, giàu lòng cứu nhân độ thế. Trong các ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế

56

hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Các năm gần đây, việc ra đời của một số lễ hội mới, phục dựng một số lễ hội đã mai một sau một thời gian dài, các lễ hội truyền thống được tạo điều kiện để tổ chức với quy mô lớn hơn, với sự bổ sung một số thành phần lễ hội mới, như: Trò chơi, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, các chương trình biểu diễn nghệ thuật... Các yếu tố này giúp cho lễ hội ngày càng thu hút công chúng, góp phần làm cho bức tranh mùa xuân của đất nước ngày càng thêm sinh động, phong phú, đa sắc màu.

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm đến việc giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc, từ đó tạo tiền đề cần thiết để làm sống dậy một tiềm năng văn hóa, coi đó như là nguồn lực bên trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) đã chỉ rõ: “ Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”. “Coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong phong tục lấy lửa là một khâu quan trọng trong việc xây dựng quê hương Cảnh Dương phát triển, giàu đẹp trong thời đại mới. Để cho văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội của quê hương, tiến bước vào công cuộc xây dụng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Trước hết cần phải tuyên truyền, đổi mới và nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí, ý nghĩa của các giá trị văn hoá truyền thống nằm trong phong tục. Mà nổi lên là vấn đề lưu giữ, bảo tồn những phong tục tốt đẹp qua các lễ hội nói riêng và các phong tục khác nói chung.

Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc giữ gìn và phát triển văn hoá dân gian Cảnh Dương. Phải coi việc giữ gìn phát huy giá trị văn hoá truyền

57

thống của phong tục lễ hội là tâm huyết, trách nhiệm của mọi người, mọi thế hệ nhân dân Cảnh Dương- Quảng Bình.

Giữ gìn và phát huy nét đẹp phong tục truyền thống lấy lửa của làng ven biển Cảnh Dương phải đi đôi với việc bài trừ mê tín, dị đoan, khắc phục hủ tục lạc hậu hoặc gây nên tốn kém, lãng phí ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong dịp tổ chức lễ hội. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong phong tục lễ hội truyền thống thông qua tục lấy lữa của người dân ven biển Cảnh Dương là một khâu quan trọng trong việc xây dựng quê hương Cảnh Dương nói riêng và Quảng Bình nói chung được phát triển, giàu đẹp trong thời đại mới. Để cho văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế, xã hội của quê hương, tiến bước vào công cuộc xây dụng đất nước văn minh, giàu mạnh.

Theo truyền thông ở làng Cảnh dương thì họ giữ gìn và bảo tồn trong các cách thức sau:

- Được chính quyền quan tâm và đứng ra tổ chức

- Thấm nhuần nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, người nối tiếp đó luôn am hiểu, thấm nhuần các phong tục đó

- Trong các giờ học của học sinh thì được lòng vào trong các tiết dạy để truyền bá rộng trong giới trẻ

- Khi họp các đoàn thể ( ngư dân, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên…) luôn được truyền tụng cho nhau

- Họ mời các thôn tới, mỗi tuần là họ giao ban lên ủy ban một lần để truyền đạt tin thần này rồi sau lại truyền đạt cho người dân.

Chúng ta phải có một chương trình kế hoạch cụ thể và toàn diện để sưu tầm và nghiên cứu về phong tục lấy lửa và giữ gìn nó làm sống dậy những

58

nét văn hóa và giá trị của nó còn ẩn chứa trong phong tục lấy lửa nói riêng và lễ hội Cảnh Dương nói chung, luôn bảo tồn phát huy những giá trị hiện có, tăng cường tìm kiếm những giá trị còn tiềm ẩn.

Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh phong tục lấy lửa cũng như văn hóa lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng và đây mạnh hợp tác các vùng trong nước cũng như quốc tế để giao lưu gọc hỏi thêm kinh nghiệm trong việc quản lý cũng như bảo tồn những giá trị văn hóa, đặc trưng của văn hóa Quảng Bình cũng như văn hóa của dân tộc.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Do đó vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa là việc làm có ý nghĩa và tầm quan trọng hàng đầu mà bất cứ vùng miền nào, dân tộc nào cũng đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội, trong đó có tục lấy lửa trong đêm 30 tết của người dân Cảnh Dương, đó chính là bảo tồn một phần của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam, và trách nhiệm nay không phải của riêng ai. Ðối với mỗi người dân Việt Nam, lễ hội đã trở thành loại hình văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của nhân dân. Để bảo đảm cho các lễ hội mùa xuân vui tươi và lành mạnh, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc mở lễ hội. Ngăn chặn tích cực và triệt để các hoạt động mê tín, dị đoan, chống mọi biểu hiện thương mại hóa lễ hội.

Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế - văn hóa du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, chúng ta cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

59

Thứ nhất: Tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức phong tục lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thứ hai: Tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể.

Đây là vấn đề cần được và nghiên cứu kỹ lưỡng và có các bước thể nghiệm để định hình các nghi lễ và các hoạt động hội. Chính quyền địa phương các cấp quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các dịch vụ, các hoạt động vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hóa trong các hoạt động này, không để nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, đánh mất bản sắc văn hóa và mục đích tốt đẹp của lễ hội. Khai thác nguồn lực từ các tổ chức cá nhân, đóng góp cho việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ hội; khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân trong các hoạt động văn hóa lễ hội. Khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư, tôn tạo các di tích và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội lớn để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ hội.

Thứ ba: Tiến hành rà soát, tăng cường công tác quản lý, nghiên cứu để việc tổ chức lễ hội ngày càng khoa học, có ý nghĩa. Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống gắn với việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, bảo vệ công trình di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường. Quan tâm lồng ghép việc đón nhận danh hiệu làng văn

60

hóa, làng nghề, biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu... với việc tổ chức lễ hội vừa tiết kiệm, vừa có ý nghĩa sâu sắc.

Thứ tư: Đặc biệt coi trọng tính đặc thù, tính độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội, tránh làm đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền khu vực. Cụ thể: Không trần tục hóa, làm cho lễ hội mất đi bản chất và giá trị vốn có của nó. Không áp đặt lễ hội theo kịch bản, theo ý chí chủ quan; kịch bản hóa lễ hội là đi ngược lại với bản chất của lễ hội truyền thống.

Thứ năm: Chú trọng bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và làm phong phú hơn các giá trị mới trong lễ hội là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài. Khuyến khích những sáng tạo mới trên nền truyền thống để luôn luôn có cái mới gắn với nhịp sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm vững bền hơn truyền thống, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhưng, tựu trung là, thứ nhất phải Tinh: Nội dung phải phù hợp với đặc điểm của địa phương, vùng, miền, dân tộc, tôn giáo...;

thứ hai phải Giản: Tổ chức gọn, nhẹ, an toàn và chu đáo; thứ ba phải Kiệm:

Tiết kiệm thời gian, sức người, sức của và tiền bạc, tránh phô trương hình thức lãng phí; và thứ tư phải Lạc: Vui tươi, lành mạnh, thiết thực và bổ ích.

Có như vậy lễ hội mới thực sự phát huy giá trị, góp phần vun đắp và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiểu kết

Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, không ít làng quê bị phai nhạt những nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.Suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng, văn

61

hóa bản địa, văn hóa làng xã là tài sản vô giá của dân tộc cần phải được giữ gìn, phát huy trên cơ sở sàng lọc, loại bỏ những gì phi văn hóa, duy trì và làm phong phú thêm những nét đep văn hóa vốn có. Bên cạnh lũy tre, cây đa, bến nước thì những làn điệu dân ca, điệu múa, câu hò, bài vè, ca dao, tục ngữ ...

luôn tồn tại, phát triển cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Một trong những truyền thống tốt đẹp khác của nhân dân ta đó là lòng thành kính, tôn thờ tổ tiên, ông bà, hiếu thảo đối với cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn những người đã sinh thành dưỡng dục mình. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, kính trọng, lễ phép với người lớn tuổi, đề cao vai trò người phụ nữ...

cũng là những nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Thực chất những nét văn hóa, truyền thống đó mang trong bản thân nó, ý nghĩa nhân văn hết sức sâu sắc, có sức nêu gương trong mỗi gia đình, trong cộng đồng làng xã. Tất cả những đức tính trên vô cùng cao quý và luôn được người Việt Nam giáo dục dạy dỗ cho con cháu từ tuổi nhỏ đến khi trưởng thành. Từng người Việt đã và phải “ngấm” thật sâu, thật bền dòng chảy truyền thống văn hóa dân tộc này.

62

Một phần của tài liệu Tục xin lửa đêm giao thừa ở làng biển cảnh dương quảng bình (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)