Chương II. Tục xin lửa _Phong tục độc đáo làng biển Cảnh Dương - Quảng Bình
2.2 Quá trình diễn ra tục lấy lửa
2.2.3. Tiến trình diễn ra tục lấy lửa
Lễ Hội Xuân của làng được tổ chức hàng năm.Trước khi làm lễ đón giao thừa và tục lấy lửa thì đúng ngày 27 tháng 12 (âm lịch ) thì có lễ “Thượng Cờ”.
Khi tiến hành làm lễ “ Thượng Cờ” thì phải có mặt đại diện của các thôn, các cấp lãnh đạo và hội những người cao tuổi.
Lúc làm lễ thì có 3 người đứng đầu, còn lai 11 người đứng sau. Khi người đứng đâu là chủ trì độc bài khẩn thì 2 người còn lại vái (lạy).
Bài khẩn làm lễ “ Thượng Cờ” như sau:
38
LỄ THƯỢNG CỜ VẠN CỔ ANH LINH KÍNH TRÌNH THỦY TỔ
Hôm nay ngày 21 tháng 12 năm 2012 ( Tức ngày 09 tháng 11 năm Nhâm Thìn).
Đồng chí Trần Trung Thành – Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UBND xã và Đồng chí: Phạm Ngọc Liên – Chủ tịch hội người cao tuổi xã. Thay mặt cho toàn thể cán bộ và 8000 dân trong xã.
Trước giờ khai mạc Lễ Tổ. Xinh Thủy Tổ thượng cờ: Vạn cổ anh linh.
Kính mong Thủy Tổ phù hộ độ trì cho toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã. Con cháu đang công tác và học tập xa quê luôn luôn được bình an sức khỏe. Mọi công việc được gặp nhiều may mắn. Đời sống nhân dân ngày càng no ấm hạnh phúc.
Kính xin bái Tổ
Khi người đứng đầu làm lễ xong thì mới được rước cờ ra ngoài cột. Lá cờ được 6 em học sinh rước từ trong đình ra ngoài sân, người chủ trì đi trước, theo sau là 2 cụ có mang theo hương,khi ra tới sân đình thì có 2 người đại diện của các cấp lãnh đạo đứng đợi sẵn và làm các thủ tục để kéo cờ lên. Khi có lệnh kéo cờ thì bắt đầu kéo cờ lên.
Lễ Chính thức.
Vào đêm 30 âm lịch, mọi người trong làng cùng nhau lên đình. Mỗi người thường mang một bó nhang, một cây đuốc hay một chiếc bùi nhùi bằng rơm được tết rất đẹp mặt.Trong tối hôm ấy, tại cửa đình, người ta sẽ đặt một chiếc bàn, gọi là “bàn công đức năm mới”. Dưới ánh đèn vàng khi tỏ khi mờ,
39
cụ thủ quỹ của đình lần lượt ghi tên từng người đến công đức. Người có ít, người có nhiều, nhưng ai cũng muốn đóng góp phần nào vào việc tu sửa, giữ gìn ngôi đình đã hơn 200 năm tuổi.
Ban tế lễ do làng cử ra, gồm toàn những cụ già cao niên, có uy tính nhất làng cho chuẩn bị sẵn hương án trong đình. Đến đêm giao thừa, ngay từ chập tối, dân làng kéo đến đông đủ, nhà ít nhất thì có một người đại diện, đông thì có khi cả nhà. Tất cả mọi người cùng vây tròn quanh đống củi. Người chủ gia đình cầm trong tay một cây bùi nhùi quấn kỹ.
Khi thời khắc giao thời thiêng liêng tiễn năm cũ, đón năm mới đến, một hồi trống trang nghiêm cất lên, ban tế lễ vào làm lễ trước hương án trong đình, thắp hương lên lư trầm thành khẩn khấn cầu các bậc tiên tổ của làng anh linh phù hộ độ trì cho con cháu được một năm làm ăn khấm khá. Khi kim đồng hồ báo hiệu 12 giờ, cụ trưởng hội - người cao tuổi nhất làng - sẽ kết thúc buổi lễ cuối năm, cúi lạy ba lạy trước bàn thờ thành hoàng và đánh ba hồi chuông chào mừng năm mới. Đây chính là lúc mọi người mong chờ nhất.
Cụ trưởng hội, tay cầm cây nến to nhất lấy từ chính giữa bàn thờ, đi về phía chiếc trụ mà người trong làng hay dùng để hóa vàng. Rồi cụ từ từ tưới nước thơm lên rơm đã được bỏ sẵn ở đó, và dùng cây nến đang cầm châm lửa. Lửa bén rất nhanh, chẳng mấy chốc đã cháy tạo thành đống lớn, đỏ rực.
Trước khi đốt lửa thì có lễ : “ Văn Tế Tổ Khai Khấn”. bài “Văn Tế Tổ Khai Khấn” như sau:
40
VĂN TẾ TỔ KHAI KHẨN
TRONG LỄ GIAO THỪA NĂM TÂN MÃO CHUYỂN QUA NHÂM THÌN ( 2011 – 2012)
………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
……….
Quảng Bình tỉnh Quảng Trạch huyện Cảnh Dương xã.
Hôm nay vào giờ này là đúng 24 giờ, giây phút giao thừa giữa năm Tân Mão, tất niên năm Nhâm Thìn kế vị.
Chúng con đại diện Dân Chính Đảng toàn xã, đại diện các thôn, các nghành, các đoàn thể, cùng toàn thể nhân dân xin kính cẩn nghiêng mình cúc tụng trước minh đường thờ tổ làm lễ giao thừa, hương đăng phù tửu, bánh trái lễ nghi, lễ bạc lòng thành, xin linh thiêng chứng giám (vái).
Cung thỉnh mời
Thất hiền khai khẩn Nguyễn Qúy Công húy Văn Yên
Đỗ Qúy Công húy Phú Thành Phạm Qúy Công húy Khắc Hoành
Trương Qúy Công húy Văn Trác Võ Qúy Công húy Văn Nhiên Ngô Qúy Công húy Cảnh Xuân Nguyễn Qúy Công húy Văn Đức Thỉnh đáo giáng lai lâm bản tọa (vái).
41
Cung thỉnh mời
Thập nhị hiền đồng khẩn
Nguyễn Văn Yến Trương Văn Pháo
Phạm Văn Hữu Phạm Văn Hảo
Nguyễn Văn Lẫm Đỗ Văn La
Phạm Văn Sào Ngô Văn Hào
Phạm Văn Ánh Võ Văn Vượng
Võ Văn Lan Ngô Phúc Lai
Thỉnh đáo giáng lai lâm bản tọa (vái)
Cung thỉnh mời: Chư vị các Tổ khác vào sau, có dòng họ con cháu sinh sống ăn gánh trong làng, đều xin mời về đồng lai tọa hưởng. Thỉnh đáo giáng lai lâm bản tọa (vái).
Thay mặt 8000 dân trong xã, trước giờ phút uy nghiêm này mà cảm nghĩ rằng : Từ mãnh đất địa linh mà sản sinh ra bao nhiêu nhân kiệt, từ đời này qua đời khác, gìn giữ kỉ cương xã hội, trật tự dòng họ, lễ giáo gia phong, cũng do các Chư Vị mở đường, xây dựng nên làng xã. Công đức ấy đời đời con cháu ghi ơn thờ phụng (vái).
Cây lướn vạn cành, xanh lá xum xuê.
Hoa thơm quả ngọt, xuất phát từ gốc rễ.
Sông dài ngàn nhánh, vực sông lạch rộng.
Mát mái xuôi chèo, đều do nguồn cả.
42
Đó là chân lý muôn đời.
Lạch rộng sông sâu nguồn từ đó Hoa thơm quả ngọt cội từ đây
Nhớ Tổ Tiên ta, đức cả vun trồng, công lao gây dựng, nền đạo nghĩa vững bền. cữa nhân từ sáng tỏ, nghề văn chương nối gót, hương sắc dặm phần, hoa chao ngõ hạnh. Nào nghề ngư cho đến công thương, mỹ nghệ thủ công cũng đua sức đua tài không hề thua kém. Thật là :
Công đức Tổ nghìn trùng cao cả Nguồn gốc xưa bia đá còn truyền Chúng con xin ghi lòng tạc dạ không quên
Nguyện thờ phụng đời đời nối tiếp (vái) Cảm công ơn mà sùng bái nghìn thu Đem tâm huyết mà xum vầy làng xã
Ăn quả nhớ người trồng cây Uống nước biết ơn người đào giếng.
Có Tổ Tiên mới xin ra ông bà, cha mẹ mới có mình, nguyện đoàn kết thành một khối, ngày tiết nhật hương thơm đèn rạng, cùng nhau giữ lấy kỷ cương, lễ giáo gia phong, kỷ niệm kính thành, cùng nhau báo bổ (vái).
Năm Tân Mão đã qua, năm Nhâm Thìn đã đến, chúng con làm lễ giao thừa kính dâng lên Chư Vị, Đáo lai tọa hưởng, nhận lời cầu nguyện đầu xuân của toàn dân bản xã, xin phù hộ độ trì, ban hồng ân thiên phúc cho toàn dân
43
được bình an khỏe mạnh, hạnh phúc, an khang, làm ăn thịnh vượng, vạn sự như ý, muôn đời thành đạt (vái)
Nhân thần cách biệt, Tiên tục đôi đường, trần gian mắt thịt, không am hiểu trong cõi hư vô, có điều gì khiếm khuyết. Kính mong cá Chư Vị lượng xá.
Toàn dân cẩn bái
(Lạy 3 lạy)
Khi đọc xong bài “ Văn Tế Tổ Khai Khấn”.Thời khắc ấy, tất cả mọi người đều nghiêm trang thành kính hướng về tổ tiên, ông bà. Sau khi khấn xong, làng cử ra một cụ già đức cao vọng trọng, con cháu đề huề, đủ trai đủ gái… nghĩa là người đại diện cho làng, cầm bó nhang châm vào lư trầm trước bàn thờ tổ để lấy lửa, sau đó ngọn lửa được châm vào đóng củi. Tùy theo lượng củi để người ta đốt, nếu củi nhiều thì người ta đốt sớm hơn và nếu ít hơn thì người ta đốt muộn hơn.
Khi lửa được rước ra từ đình ra cũng là lúc tiếng trống cái nổi lên dòng dả trầm hùng, tiếng chiêng điểm nhịp, dàn trống con cùng lúc đổ dồn tấu lên giai điệu lễ rước lửa theo nhịp bước rộn ràng làm cho cả sân đình sôi động.
Trong thời khắc giao hoan giữa trời và đất, con người với thần linh, ánh lửa đình liệu thiêng liêng bừng soi những nét mặt rạng ngời, hân hoan mãn nguyện. Đến thời khắc bước qua năm mới thì người ta mở cổng cho dân vào lấy lửa và bỏ tiền công đức (tiền công đức không bắt buộc). Ngọn lửa bốc cao, soi tỏ mặt từng người quanh đống lửa. Lúc này, mọi người nhanh chân vây quanh đống lửa, rồi dùng nhang, bùi nhùi rơm…đã mang đi để lấy lửa mà người ta gọi là lửa của năm mới. Sau khi chứng kiến lễ đốt đình liệu ở đình, mọi người châm những bó đuốc mang theo lấy lửa rước điều may mắn
44
đem về. Khi đã lấy được rồi, mọi người bắt đầu nhanh chân ra về để đón giao thừa cùng gia đình. Lần lượt từng gia đình một, theo thứ tự trong làng tiến đến, châm cây bùi nhùi của gia đình vào đống lửa, có nhà thì dùng đuốc, nhà thì lấy những ngọn lửa hồng, nhà thì lấy những cây hương mang ngọn lửa về nhà.Tới nhà, họ long trọng thắp hương từ nguồn lửa ấy để cáo tế với thổ công, gia tiên và sau đó nhóm bếp làm đồ cúng đầu năm và giữ lửa trong suốt những ngày tết. Từ ngọn lửa ở sân đình tỏa về các gia đình trong thôn có hàng trăm ngọn lửa nhỏ lung linh cháy sáng. Đêm giao thừa như một hội hoa đăng, mỗi ngọn đuốc như một vì tinh tú từ mặt đất rọi lên không trung, từ trời cao chiếu tràn mặt đất, làm cho cả một vùng lấp lánh ánh sáng chụm lại rồi tỏa ra, thắp lên trong lòng người, trong mỗi nhà một ánh sáng mới rạng rỡ, thiêng liêng. Trong bóng tối, những ngọn đuốc nhấp nhô theo tay người cầm tỏa rạng như những dòng ánh sáng chảy theo từng đường làng ngõ xóm, Con đường làng mọi ngày vắng vẻ, thưa thớt người qua lại là thế, vậy mà đêm ấy đông vui, náo nhiệt vô cùng. Người ta cười nói, chúc nhau những điều tốt lành trong năm mới. Những người, dù chưa từng quen biết nhau, cũng cũng ôm vai, bá cổ, chúc tụng nhau như những người thân trong một gia đình.
Ngọn lửa được lấy từ đống lửa trước đình tổ sẽ được châm vào hương cắm trên bàn thờ mỗi gia đình, ngọn lửa cũng được đưa xuống bếp để người dân Cảnh Dương nấu đồ cúng tổ tiên trong đêm ba mươi và được duy trì trong bếp lửa đến tận ngày hôm sau.
Khi làm lễ xong thì ban lễ trực ba ngày ba đêm để hướng dẫn mọi ngời thắp hương. Đúng 24 giờ ngày mồng 3 tết mới đóng cữa và tổng kết người công đức (tiền công đức được giao lại cho hội người cao tuổi).