Chương II. Tục xin lửa _Phong tục độc đáo làng biển Cảnh Dương - Quảng Bình
2.2 Quá trình diễn ra tục lấy lửa
2.2.4 Các hoạt động khác diễn ra trong phong tục lấy lửa
45
Cảnh Dương có nhiều lễ hội, được tổ chức vào dịp tháng giêng, hai.
Trong phần hội, , các tục, trò chơi dân gian đã trở thành một nội dung không thể thiếu được, tạo nên không gian riêng của lễ hội Cảnh Dương
Lễ rước thần
Lễ rước thần ở làng Cảnh Dương thì 10 năm mới tổ chức một lần và những lần rước thần đó được dân làng tổ chức rất linh đình.
Theo truyền tụng thì rước thần có mục đích chính là mời các vị thần, trong đó, vị thần chính là thần Thành Hoàng Bổn Thổ đi ngự xem giang sơn phong thổ và dân tình những năm qua có gì thay đổi. Rước thần còn gọi là nghinh thần.
Đi đầu đoàn rước thần là hai hàng người cầm cờ và người cầm loa truyền lệnh dọn đường. Tiếp theo, đội trống cà rừng và một số nhạc công như nhị, sáo, kèn, bạt, hợp tấu với trống cà rừng. Một đội trống cà rừng gồm từ ba đến sáu người, mỗi người mang một chiếc trống trước ngực, mặt trống ngửa lên, người nhạc công phải gõ trống cả hai tay theo chiều thẳng đứng trên mặt trống (khác với cách đánh trống điểm ở trống đại. Loại trống cà rừng chỉ sử dụng riêng trong các lễ rước thần. Nó không được dùng trong các đám rước khác. Cho nên, trong làng xã, nếu nghe tiếng trống cà rừng đâu đó thì người ta biết chắc đó có rước thần.
Rước thần là loại rước có bước diễu hành rất chậm, khoan thai, thư thả, dịu dàng và tôn nghiêm, kính cẩn khác với lối diễu binh, bước quân hành hùng dũng, mạnh mẽ, nhanh gấp, dứt khoát. Thần ngự khác với quân đi, mặc dầu trong rước thần cũng có quân lính (tượng trưng) theo hầu. Cho nên trống cà rừng tuy cũng là trống diễu hành, cũng thúc giục rộn ràng, cuốn hút nhưng thư thái, hình như khuyến khích người tham gia đám rước chỉ cần nhích lên từng bước, ung dung tuần tự mà đi, chớ vội vàng. . .
46
Khi đám rước dừng lại một điểm nào đó, (thường là dừng lại ở trước đền miếu thờ các vị thần ngoài vị Thành Hoàng Bổn Thổ) và khi đám rước về trở lại ngôi đình đã xuất phát, thì tiếng trống cà rừng lúc này rất dồn dập, giục giã, gấp gáp, cáp bách đến kỳ lạ, ngược hẳn lúc đang đi diễu hành.
Lúc này, những thanh âm “rưng… rừng… rừng rừng… và tiếng trống đại điểm thùng” đều ngắn, tròn trặn, dứt khoát, như một dấu chấm than (!) trong một câu văn.Có thể mô tả lại lối diễn tấu của trống cà rừng như sau:
- Khi đi đường dài: Rưng… rưng rưng… thùng… hoặc: rưng… rưng…
rưng rưng… rưng rưng… tùng (nhịp ba - bốn… khoan thai)
- Khi đứng lại hay dừng hẳn, chấm dứt: Rưng… thùng! Rưng… thùng!...
rưng rưng… rưng rưng… thùng! Rưng… thùng, rưng… thùng! Hoặc: rưng, rưng, rưng… thùng! Rưng, rưng.. thùng… thùng thùng… (càng về sau càng nhỏ dần).
Đi sau đội trống cà rừng là đội nhạc ngũ âm, gồm đủ trống kèn, sáo, nhị, bạt… Tiếp đến là trống đại, chuông lớn, cứ ba tiếng chuông là tiếp theo ba tiếng trống, nhịp chậm… Sau hàng trống và nhạc là hương án có đủ đèn lư bằng đồng, bình hoa, quả nải… Hương án thay cho bàn thờ trong đám rước, trên đặt các hộp sắc bằng vua phong cho các vị thần thánh từ các miếu, các đền rước về làng, xem như các vị thần đang ngồi trên hương án để đi về đình làng.
Đi sau hương án là đội binh bảo vệ ngai vàng. Độ binh được trang phục đúng như binh lính thật của nhà vua nhưng trang bị bằng binh khí gỗ mà hình dáng giống như thực… Sau đội binh là Ngai Thần, sơn son thếp vàng giống như ngai vua thật, chỉ khác là trên ngai không có vua và người ngồi. Ngai Thần cũng được một đội binh 4 người khiêng, có 4 lọng vàng che. Trước bệ
47
ngai còn có một chiếc lư trầm bằng đồng lớn, đốt trầm hương mà không có đèn nhang như ở hương án. Tiếp Ngai Thần là vị chánh tế chủ bái của làng đi theo hầu. Vi này cũng được che hai hay một lọng xanh, tùy theo chức tước của vị đó. Cuối đám rước là một đoàn người cầm cờ giống như đội cờ đi đầu.
Đoàn rước thần đi khắp các nẻo đường chính trong làng. Những nhà ở hai bên đường mà đám rước sẽ đi qua đều tự nguyện dọn bàn thờ, lương án, hương đèn nghi ngút chờ đón đám rước đi qua, chủ nhà mang áo rộng xanh, chít khăn đóng đen vái lạy chào mừng, giống như nghênh giá đức vua .
Sau lúc đám rước thần trờ về đình làng, làng làm lễ tế. Nhân dân, tùy khả năng, lòng thành, bưng lễ vật của mình đến tế thần, bên cạnh lễ vật của làng. Như mọi người đều biết, ngày xưa chế độ đình trung ở làng xã, không nơi nào chấp nhận cho phụ nữ đến cúng bái, kể cả việc nấu ăn, sửa soạn lễ vật dâng thần. Nếu có một trường hợp nào, có một cô gái nhà ai đó phải bưng mâm giỗ thần cho cha, anh đến đình làng thì khi đến gần cửa tam quan, cũng giao lại cho ai đó là nam giới bưng vào đình hộ, rồi quay trở về. Đã là phụ nữ thì không được tới đình làng, trừ trường hợp, người nữ đó bị tội mà làng cho áp giải tới để trừng phạt.
Trong mỗi một lễ hội đều có những phong tục khác đan xen nhau và cùng diễn ra để tạo thêm sự vui tươi,phong phú và đa dạng của những lễ hội diễn ra cùng phong tục chính. Khi diễn ra phong tục lấy lửa của làng ven biển Cảnh Dương có nhiều phong tục, nhiều lễ hội trò chơi được diễn ra như: nấu cơm thi cơm cần, mở nghề, chọi gà, chơi cờ người, bóng đá, bóng chuyền….chơi đến hết những ngày diễn ra phong tục lấy lửa sau đó (3 ngày tết ).
Nấu cơm thi cơm, cơm cần
Như mọi vùng khác của đât nước đón mừng xuân mới, các làng ở dọc Quốc lộ 1, vùng quanh đèo ngang, cũng tổ chức các trò chơi vui: nào chơi đu,
48
nào chọi gà, nào đập nồi niêu…Nhưng có lẽ vui nhất và thu hút người tới xem đông nhất cần kể đến là “ Hội nấu cơm thi và đánh cờ người”. Bà con vùng này có câu:
Thứ nhất nấu cơm thi…
Thứ nhì xem bơi trải…
“Nấu cơm thi, cơm cần” là trò vui được tổ chức vào ngày mồng 2 hoặc mồng 3 tết. Tương truyền hội vui này được tổ chức là để tưởng nhớ và tái hiện lại cảnh đoàn quân áo vải của vua Quang Trung hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra kinh thành Thăng Long để tiêu diệt giặc Mãn Thanh trong mùa Kỷ Dậu (1789) lịch sử.
Hội vui “nấu cơm thi, cơm cần” của làng biển Cảnh Dương được tổ chức và diễn ra như sau:
Trước ngày thi, mỗi xóm (chòm) cử ra một đội thi để chuẩn bị dụng cụ và tập dượt trước. Mỗi đội có hai người chính và vài người phụ việc. Dụng cụ để thổi nấu gồm có: một niêu nhỏ treo trên đầu một cần câu dài, đĩa đựng nước, đĩa ghế cơm, đồ đánh lửa, một bó đuốc làm bằng lá dừa khô, hoặc tre khô chẻ nhỏ, và một ít gạo ngon. Ngoài ra còn phải chuẩn bị một con ốc(
hoặc một con mèo, tùy làng quy định hàng năm). Cuộc thi được tổ chức giữa sân đình.
Cuộc thi bắt đầu. Sau hồi trống dài của người cầm chịch, một người trong mỗi đội thi, cầm hai cái đĩa cạn lòng, chạy nhanh ra một cái giếng cách sân thi 100m lấy nước về vo gạo. Cùng lúc ấy, hai thanh niên khỏe mạnh dùng hai ống tre cọ vào nhau để đánh lửa. Lửa bùng cháy, đuốc được thắp lên. Gạo vo kỹ cho vào niêu mắc trên đầu cần câu; một người vác cần câu đi trước, một người đi sau cầm đuốc đốt vào niêu để nấu. Hai người đi vòng quanh sân thi, vừa hò đối đáp với nhau, vừa lo nấu cơm cho mau chín. Chốc chốc họ lại liếc mắt xem chú cóc của mình có nhảy ra khỏi vòng hay không ?.
49
Mặc dù đã được tập luyện trước, nhưng vào cuộc thi, khiếp sự trước tiếng hò reo của đám đông, cóc ta muốn đứt dây, nhảy ra khỏi vòng. Và cứ mỗi lần cóc nhảy chồm chồm, thoát ra khỏi vạch vôi, người xem lại reo cười, lại hò la dậy đất, người cầm đốc trong đội thi lại phải bỏ dở công việc đun nấu, lật đật chạy về nơi buộc cóc của mình bắt cóc bỏ vào vòng.cuộc thi diễn ra sôi nổi, hào hứng trong tiếng trống, tiếng thanh la thúc dục, trong tiếng hò reo của mọi người, trong lửa đuốc rừng rực, khói bay mù mịch…Người dự thi mồ hôi chảy ròng ròng trên trán vẫn hò hát say sưa. Đội thi nào nấu cơm chín trước và nấu ngon nhất thì được lĩnh giải của làng.
Thi đánh cờ người.
Làng Cảnh Dương có một cái đình rất đặc biệt. Đình không có vách, cũng chẳng có mái che, chỉ có một số cột lim, cột táu (trong đó có cột to hai người ôm không xể) chôn sẵn trên bãi cát Đình ấy nằm giữa làng, người địa phương đặt tên là đình Đụn. Xưa kia, sau lễ rước thần, làng thường tổ chức đánh cờ người và hát nhà trò ở đây. Nơi diễn ra các hội vui kể trên đây bây giờ là một cái rạp lớn, được dựng lên từ trước Tết bằng những cây cột lớn có sẵn và những cây “ Quyết” đài. Mái rạp là những tấm vải lớn có thêu rồng, thêu phượng được kết lại.
Hội đánh cờ người được tổ chức suốt mấy ngày Tết. Bàn cờ được vẻ trên sân cát; một điểm nút trên sân cờ có một cái đòn ( ghế) bằng sứ để cho tướng cờ và quân cờ ngồi. Cũng như cờ tướng,cờ người mỗi bên có 16 quân:
1 tướng, 2 sỹ, 2 tượng, 2 xe, 2 pháo, 2 mã, 5 tốt. Tướng và quân là những nam thanh nữ tú tuổi 15, 18 do làng cắt cử hàng năm. Thưở xưa, nhà nào có con gái, con trai được “ ngồi” cờ là một vinh hạnh. Vì vậy người ngồi cờ được cả nhà, thậm chí cả họ lo sắm sửa cho từng cái áo, sợi dây lưng…Đặc biệt người cầm quân tướng, quân sỹ được làng chọn rất kỹ. Đó phải là những trai lành, gái đẹp, có bố mẹ song toàn, gia đình sống nhân hậu, phúc đức và
50
trong năm không có đại tang. Người “ ngồi” cờ con trai, con gái mặc toàn một sắc áo. Ai vào quân gì thì cầm cái biển quân ấy. Người ngồi cờ thường được tập trung trước hàng tuần lễ để tập luyện đường đi, nét đứng. Vào cuộc cờ, có người cầm cờ hiệu dẫn họ vào “bàn” để người chơi cờ vào đánh.
Người chơi cờ phải là người cao cờ. Khi chơi cờ, mỗi người cầm một lá cờ nhỏ, đi nước nào thì phất ngọn cờ mà chỉ bảo con cờ, con cờ theo sự chỉ dẫn ấy mà đi.Con cờ nào bị “ chết” thì rời khỏi vị trí ra ngồi ngoài bàn cờ.
Khi người chơi đấu trí với nhau thì có người đánh trống, đánh thanh la cổ vũ, và hễ ai chậm đi thì họ đánh trống, khua thanh la vào mang tai để thúc dục và làm cho rối trí thêm. Đồng thời, người cầm chịch theo dõi, giám sát từng nước đi trên bàn cờ nhỏ bày bên trong. Người xem nhiệt tình bình phẩm, tán dương cổ vũ từng nước đi hay của người chơi cờ, thậm chí nhiều người còn
“mách nước” cả cho người cầm quân.
Hội cờ người dù dài ngày vẫn thu hút đông đảo người xem. Người các vùng lân cận, mê cờ có khi xa hàng chục cây số cũng kéo tới để đua tài cao thấp. Người làng tới hội, cánh đàn ông thì đi học một ván cờ hay, 1 nước cờ giỏi, cánh đàn bà thì để xem trai thanh, gái lịch“ ngồi” cờ. Hôm cuối cùng, hôm phát giải, thực sự là một ngày vui lớn, ai giữ được giải đến hôm ấy, tức là sau khi đã chiến thắng được tất cả các đấu thủ dự thi, thì được lĩnh giải của làng.
Năm nào làng không mở được Hội cờ người, thì tổ chức chơi cờ bong bong( cờ bỏi). Mỗi quân cờ là một cái thẻ, có một miếng gỗ viết tên các quân tướng; quân sỹ…và cắm trên một cái chân dài. Khi chơi, người chơi cờ, đi nước nào thì rút thẻ mà cắm vào nước ấy. Chơi cò bong bong( cờ bỏi) cũng có giải thưởng của làng, song không hấp dẫn người xem bằng Hội cờ người.
51
Cướp cù
Không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng cướp cù thường diễn ra vào sáng mồng 3 tết hàng năm. Sân cù là một đám đất đã nhổ sạch mạ trước mặt đình làng. Chiều dài của sân khoảng 80 mét, chiều rộng khoảng 50 mét. Ở hai phía cuối sân trồng hai cây tre cao to còn để lại vài cành lá lơ thơ, trên ngọn cây tre có buộc một dải vải điều để làm rõ mục tiêu ném cù. Cù thường là quả bưởi. Mục tiêu ném cù là lỗ rọ thường đan bằng tre có đường kính gấp đôi đường kính quả cù.Trai chơi cù là những người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát. Thông thường mỗi phe chơi có số lượng từ 20 đến 30 mươi chàng trai dũng cảm.
Ngày xưa, cứ mỗi dịp đầu năm, các vị kỳ hào, hương lý tề tựu đông đủ để tế thần linh, cùng mong muốn quả cù góp vui cùng dân làng trong ngày tết, mong muốn dân làng có cuộc sống bình yên và thịnh đạt. Sau phần nghi lễ, hai người cầm lọng hai bên bê ra sân đặt lên mâm cù năm quả có phủ vải điều. Các đối thủ hai đội xếp hàng dọc đối mặt với nhau. Sau loạt đại cổ, tiểu cổ, vị trọng tài cầm một quả cù bước tới khai mạc trận đấu trước sự chuẩn bị sẵn sàng của hai đội. Tiếp đến, cùng với tiếng chiêng khua, tiếng dục rộn ràng, lệnh lung cù được khởi phát. Đấu thủ hai bên thi tài tranh nhau ném quả cù vào rọ. Cuộc chơi tiếp diễn và lặp lại từng đợt cho đến khi hết thời gian thi đấu (thường là một giờ cho hai hiệp chơi).
Người xem đứng chật ních cả bốn phía sân không ngớt reo hò cổ vũ, át cả tiếng chiêng, tiếng trống, mũ nón tung lên nhấp nhô như sóng lượn. Già trẻ gái trai như bị quả cù thu hút, chạy theo hướng quả cù lao đi vun vút như muốn tiếp sức cho đội nhà được thắng cuộc để cùng hưởng một năm tốt lành phát đạt.
52
Cuối cùng, ban tổ chức tính số lần quả cù lọt rọ của mỗi bên để phân định thắng thua. Bên thắng trận sẽ được một bữa liên hoan no say. Hồi ấy các làng thường tặng cho đội thắng của mình một con lợn béo trên 50 kg. Trò chơi nào chả là trò chơi nhưng điều đáng quý ở môn cướp cù là tinh thần hữu nghị, thân ái diễn ra trong suốt quá trình thi đấu.