Hoạt động khai thác đá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu nghệ an những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương (Trang 20 - 30)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHAI THÁC ĐÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU – TỈNH NGHỆ AN

2.3. Hoạt động khai thác đá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

Hoạt động khai thác đá ngày càng lớn và mang tính chất công nghiệp. Trước đây, khi các mỏ đá chưa được cấp giấy phép khai thác, chính quyền xã giao quyền khai thác cho các hộ gia đình, mỏ đá được phân ra thành nhiều bến bãi nhỏ, các hộ dân khai thác đá chủ yếu theo phương pháp thủ công là chính, đó là dùng mìn và kíp để nổ đá, sau đó xà beng, búa để lấy đá và phân loại đá như đá hộc, đá 4x6.. các loại đá cỡ nhỏ từ 1 đến 6 thì dùng máy xay. Để làm ra được sản phẩm phải tốn rất nhiều công sức và thời gian, khi bán sản phẩm khách hàng phải thuê cửu vạn, công nhân dùng sức để

bốc đá lên xe. Công sức nhiều nhưng số tiền thu về rất ít, trong khi đó tai nạn rất dễ xãy ra mà hậu quả thì người dân tự gánh chịu. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, các mỏ đá đã được thu hồi, giao quyền khai thác và cấp giấy phép khai thác cho các doanh nghiệp, các công ty ở địa phương vì vậy hoạt động khai thác diễn ra với quy mô lớn, có sự đầu tư về các hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Trên địa bàn toàn huyện các mỏ đá được các doanh nghiệp đầu tư khai thác trong luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và lấy số liệu ở 3 khu mỏ đá chính gồm: Mỏ đá vôi xi măng phía Nam Hoàng Mai A và mỏ đá vôi xi măng Hoàng Mai B, mỏ đá xây dựng Hoàng Mai A (Quỳnh Thiện), Mỏ đá xây dựng Lèn Chùa (Quỳnh Xuân), Mỏ đá xây dựng Lèn Trụ Hải (Quỳnh Văn) thuộc các chủ đầu tư: công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Nghi Sơn, Xí nghiệp đá Hoàng Mai ( Thị trấn Hoàng Mai), công ty TNHH Xuân Hùng, Xuân Quỳnh, Thanh Xuân (Quỳnh Xuân) và công ty TNHH Trường Thịnh, Văn Sơn, Hồ Hoàn Cầu (Quỳnh Văn).

2.3.1. Phân bố các mỏ

a. Mỏ đá xây dựng Hoàng Mai A: Nằm ở phía đông mỏ đá vôi xi măng Hoàng Mai B thuộc xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Mỏ có trữ lượng đá vôi khá lớn, chất lượng tốt, phần lớn đá tại mỏ cung cấp nhu cầu xây dựng trong huyện và các vùng lân cận. Diện tích của mỏ được bộ xây dựng cấp giấy phép khai thác theo số 1091/QĐ –QLTN ngày 03/10/1995 (7,5 ha) Tọa độ UTM của diện tích thăm dò do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An thẩm định ở mỏ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2. Tọa độ khu vực cấp giấy phép

b. Mỏ đá xi măng phía Nam Hoàng Mai A và Hoàng Mai B: Nằm ở xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, thuộc thị trấn Hoàng Mai cách thành phố Vinh 20 Km về phía Nam. Đây là các mỏ có trữ lượng đá vôi xi măng lớn, là một trong những nơi cung cấp đá vôi làm vật liệu xây dựng cho nhà máy xi măng Hoàng Mai và nhà máy xi măng Nghi Sơn phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình. Mỏ nằm giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) với trữ lượng lớn, chất lượng đạt tiêu chuẩn sản xuất xi măng (51- 53%; MgO = 1,56%). Diện tích của hai mỏ này được Bộ công nghiệp cấp giấy phép khai thác theo số 1099 và 2547 QĐ/QLTN tháng 10/1995 (401,24 ha). Tọa độ UTM của diện tích thăm dò ở các mỏ xác định do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An thẩm định được trình bày trong bảng sau:

Tọa độ UTM

X (m) X (m)

2134421 575731

Bảng 2.3. Tọa độ khu vực cấp giấy phép

Tên mỏ Tọa độ UTM

X (m) Y (m)

Phía Nam Hoàng Mai A 2129491 576077

Hoàng Mai B 2134696 575473

c. Mỏ đá xây dựng Lèn Chùa: Nằm ở xã Quỳnh Xuân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thị trấn Hoàng Mai 4 km về phía Bắc và cách thị trấn Cầu Giát 7 km và cách thành phố Vinh 17 km về phía Nam. Đây là mỏ có trữ lượng khá lớn và chất lượng đá vôi tốt, ít bị lẫn tạp chất và màu sắc đẹp, hàng năm tạo ra sản lượng lớn cung cấp nhu cầu xây dựng cho người dân địa phương ở khắp các xã, thị trấn trên toàn tỉnh.

Diện tích của mỏ được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy phép khai thác theo các số 4316/QĐ-UBND.ĐC (16/9/2010); 4980/ QĐ-UBND.TN (07/11/2008) và 4985/QĐ- UBND.TN(05/11/2008) với tổng diện tích 10 ha. Tọa độ UTM của diện tích thăm dò do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An thẩm định ở mỏ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4. Tọa độ khu vực cấp giấy phép

Tên mỏ Tọa độ UTM

X (m) Y (m)

Mỏ 1 (Công ty TNHH Xuân Hùng) 2123704 572790

Mỏ 2 (Công ty TNHH Thanh Xuân) 2124047 572017

Mỏ 3 (Công ty TNHH Xuân Quỳnh) 2124033 572871

d. Mỏ đá xây dựng Lèn Trụ Hải : Nằm ở xã Quỳnh văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Mỏ cách thị trấn Hoàng Mai 5 km về phía Bắc, cách thị trấn Cầu Giát 5 km và cách thành phố Vinh 16 km về phía Nam. Đây là mỏ có trữ lượng đá vôi rất lớn, sản phẩm đá tạo ra phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên toàn tỉnh. Diện tích của mỏ được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy phép khai thác theo số 5207; 2516 và 655/QĐ- UBND.TN tháng 11/2008. Tọa độ UTM của diện tích thăm dò ở mỏ được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.5. Tọa độ khu vực cấp giấy phép

Tên Mỏ Tọa độ UTM

X (m) Y (m)

Mỏ 1 (Công ty CP Trường Thịnh) 2124506 568560

Mỏ 2 (Công ty CP Văn Sơn) 2124680 569184

Mỏ 3 (Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu) 2124334 568487

2.3.2 Phương pháp khai thác

Hầu hết các mỏ ở đây nằm trên bề mặt đất, đặc biệt trên các sườn núi, quả đồi vì vậy thuận lợi để tiến hành khai thác lộ thiên. Phương pháp này tốn ít công sức và chi phí và mang lại hiệu quả cao.

Mỏ đá xi măng Phía Nam Hoàng Mai A: Dùng máy móc, thiết bị để tiến hành cắt tầng từ trên bề mặt địa hình xuống. Đá ở đây thường nằm theo dãy và theo khối, đỉnh nhọn vì vậy áp dụng phương pháp này nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Mỏ đá xi măng Hoàng Mai B: Áp dụng khai thác lộ thiên có độ chênh cao 60m, góc dốc bờ moong 70 - 80°; quá trình khai thác được tiến hành cắt lớp theo lớp xiên từ trên xuống.

Hình 2.1. Bờ moong khai thác mỏ đá Hoàng Mai B (Quỳnh Thiện)

Mỏ đá xây dựng Hoàng Mai A: Áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên có độ chênh cao 60m, góc dốc bờ moong 70 - 80°.

Mỏ đá xây dựng Lèn Chùa: Áp dụng khai thác lộ thiên có độ chênh cao 20 – 70m, góc dốc bờ mong lớn.

Hình 2.2. Bờ moong khai thác mỏ đá Lèn Chùa (Quỳnh Xuân)

- Mỏ đá xây dựng Lèn Trụ Hải: Áp dụng khai thác lộ thiên có độ chênh có độ cao từ 20 -25 m, góc dốc bờ mong 60 – 700 .

Hình 2.3.Bờ moong khai thác mỏ đá Lèn Trụ Hải (Quỳnh Văn) Ảnh chụp ngày 09/04/2013

2.3.3. Thiết bị khai thác

Quá trình khai thác đá để tạo ra được sản phẩm, công ty đã sử dụng các hệ thống thiết bị sau:

Bảng 2.6 . Hệ thống thiết bị trong khai thác đá ở các mỏ

Loại thiết bị Xuất xứ

Số lượng thiết bị các mỏ

Hoàng Mai A

Phía Nam Hoàng Mai A

Hoàng Mai B

Lèn Trụ Hải

Lèn Chùa

Giàn khoan Trung Quốc 2 - 3 5

Giàn xay Trung Quốc 2 - 3 5

Dây chuyền nghiền sàng

đá

Hàn Quốc 1 - 1 1

Băng tải cao su

Trung Quốc - 1 1 - -

Cầu xúc đá BKA 30.10 – 600 của Nga

4 3 5 4 5

Máy đào Trung Quốc 1 2 2 1 1

Máy gạt Trung Quốc 3 4 2 3 3

Máy đập ( Hàn Quốc) - 3 2 - -

Máy nổ mìn Trung Quốc - 3 2 - -

Máy phát điện

Nhật bản 3 4 3 2 3

Máy bơm nước

Việt Nam 3 5 3 4 5

Ô tô các loại Hàn Quốc 10 15 10 8 12

(Nguồn : Theo thống kê của các công ty khai thác đá ở huyện Quỳnh Lưu năm 2012) 2.3.4. Công nghệ khai thác

a. Công nghệ cơ giới

Công nghệ để khai thác đá tại mỏ đá xi măng Phía Nam Hoàng Mai A và mỏ đá xi măng Hoàng Mai B được áp dụng công nghệ cắt lớp bằng và công nghệ khấu tầng lớn. Mỏ có quy mô lớn và mang tính chất công nghiệp vì vậy trong quá trình khai thác sử dụng các loại máy móc, thiết bị như máy khoan, máy, máy đào, máy xúc, ô tô…và dùng vật liệu nổ công nghiệp như: Mìn, dây kíp để lấy đá, phá đá. Các lớp được cắt lớp từ trên cao xuống, hết trên ngọn rồi xuống thấp, việc áp dụng công nghệ này rất an toàn trong khai thác.

Đối với mỏ Hoàng Mai B, sau khi khoan và nổ mìn, đá ở các bến bãi được bốc xúc lên ô tô có trọng tải lớn để vận chuyển tới máy đập. Máy đập đá vôi là loại máy đập thanh cung cấp có năng suất 600T/h có thể đập được vật liệu có kích thước ≤ 1000mm và cho ra sản phẩm với kích thước ≤70mm. Sau khi đập nhỏ, đá vôi được vận chuyển bằng hệ thống băng tải cao su đưa về kho đồng nhất sơ bộ và rải thành 2 đống, mỗi đống 17.500 tấn theo phương pháp rải dọc kho thành các lớp hình mái với năng suất rải là 780T/h, mức độ đồng nhất sơ bộ là 8:1. Cầu xúc đá vôi năng suất 300 tấn/h và quá trình sản xuất và chế biến đá có độ thu hồi sản phẩm cao từ 65% đến 70%. Sản phẩm sau khi khai thác là đá vôi xi măng.

b. Công nghệ bán cơ giới

Đối với mỏ đá xây dựng Hoàng Mai A, mỏ đá Lèn Chùa và Lèn Trụ Hải áp dụng công nghệ bán cơ giới để khai thác đá. Các công đoạn từ khoan nổ mìn đến bốc xúc đá lên ô tô đều có sự tham gia của máy móc và kết hợp sức người. Sau khi chọn vị trí khoan, dùng máy khoan đá để khoan và dùng sức người để giữ máy khoan, quá trình nổ mìn cũng dựa trên sức người lao động, họ đặt mìn vào các vị trí khoan và hẹn giờ nổ, và phá đá. Các tảng đá lớn được khoan nổ theo các lớp từ thấp đến cao, ở các tầng cao được khai thác theo lớp xiên để thu được lượng đá lớn sau khi nổ mìn. Đá sau khi được nổ nằm thành đống lộn xộn, rồi dùng máy xúc, máy cẩu để lấy đá cho vào giàn xay tạo ra các loại loại đá cỡ khác nhau. Các loại đá hộc được phân loại và dùng sức người hoặc máy móc bốc xếp lên xe.

Hình 2.4. Công nghệ khai thác bán cơ giới

Mỏ đá

Khoan mìn

Nổ mìn

Máy xúc đá

Máy

xay Sản phẩm

các loại

Máy cẩu Bốc thủ công

Vận Tải ô tô Thị trường tiêu thụ

Đập thủ công

2.3.5. Công suất khai thác

Việc áp dụng công nghệ và thiết bị vào khai thác đá đã mang lại hiệu quả sản xuất, công suất khai thác trung bình hằng năm của các mỏ được thống kê ở bảng sau.

Bảng 2.7 Công suất khai thác đá của các mỏ

Các mỏ Công suất khai thác (m3 /năm)

Hoàng Mai A 366.666

Phía Nam Hoàng Mai A 3.000.000

Hoàng Mai B 4.100.000

Lèn Chùa ( công ty TNHH Xuân Hùng) 47.400

Lèn Chùa (công ty TNHH Thanh Xuân) 90.000

Lèn Chùa (công ty TNHH Xuân Quỳnh) 97.000

Lèn Trụ Hải (Công ty CP Trường Thịnh) 315.000

Lèn Trụ Hải (Công ty CP Văn Sơn) 49.350

Lèn Trụ Hải (Công ty TNHH Hồ Hoàn Cầu) 48.000

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Quỳnh Lưu năm 201 2) 2.3.6. Sản lượng khai thác đá

Sản lượng khai thác đá hàng năm của các mỏ được thống kê như sau:

Bảng 2.8. Sản lượng khai thác đá của các mỏ

Đơn vị: m3/năm

Các mỏ

Hoàng Mai A

Phía Nam Hoàng Mai A

Hoàng Mai B

Lèn Chùa Lèn Trụ Hải

Mỏ 1 Mỏ 2 Mỏ 3 Mỏ 1 Mỏ 2 Mỏ 3

TB/

năm

300.000 2.000.000 1.700.000 40.400 85.000 80.000 250.000 105.000 45.000

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Quỳnh Lưu năm 2012) Sản lượng khai thác mỗi năm đạt được rất lớn, mỗi công ty, xí nghiệp trong quá trình khai thác đều sử dụng công nghệ, thiết bị phù hợp để sản xuất và đảm bảo được sản lượng đá tạo ra tiêu thụ được, cạnh tranh được với các doanh nghiệp ở các địa phương khác.

2.3.7. Sản phẩm và doanh thu

- Sản phẩm tạo ra sau khi khai thác là đá vôi xi măng và các loại đá làm vật liệu xây dựng . Độ thu hồi sản phẩm sau khi khai thác được : 65% đến 95%.

Đối với mỏ đá xi măng phía Nam Hoàng Mai A và mỏ đá xi măng Hoàng Mai B sản phẩm thu được là đá vôi Xi măng

Đối với mỏ đá xây dựng Hoàng Mai A, Lèn Trụ Hải và Lèn Chùa sản phẩm thu được là đá hộc và đá các cỡ từ 1 đến 6 như đá 4x6, 3x4, 1x2, đá bột…

Hình 2.5. Dây chuyền nghiền sàng đá

Hình 2.6. Dây chuyền nghiền sàng đá tại Lèn Trụ Hải (Quỳnh Văn) (Ảnh chụp ngày 09/04/2013)

Đá thô Máng trượt Đập hàm Sàng rung Đập rô to

Đá bột Đá 1x2

Đá 3x4 Đá 2x4

Sản phẩm Sản phẩm

Hình 2.7. Dây chuyền nghiền sàng đá tại Lèn Chùa (Quỳnh Xuân) (Ảnh chụp ngày 15/4/2013)

- Doanh thu : Khi nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng nhiều, các công ty, xí nghiệp tại địa phương đã không ngừng đẩy nhanh khai thác, mở rộng quy mô và khai thác với công suất và cường độ cao tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên toàn tỉnh và có doanh thu lớn.

Bảng 3. Doanh thu của các mỏ đá

Đơn vị: Tỷ đồng Tên

mỏ

Hoàng Mai A

Phía Nam Hoàng

Mai A

Hoàng Mai B

Lèn Chùa Lèn Trụ Hải

Mỏ 1 Mỏ 2 Mỏ 3 Mỏ 1 Mỏ 2 Mỏ 3 TB/

Năm

8.250 58. 050 80.600 5.944 8.540 6.680 9.949 7.500 1.020

(Nguồn : Phòng tài nguyên môi trường huyện Quỳnh Lưu năm 2012)

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu nghệ an những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương (Trang 20 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)