Môi trường sinh thái- địa hình

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu nghệ an những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC ĐÁ ĐẾN MÔI TƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên

3.1.4. Môi trường sinh thái- địa hình

Hoạt động khai thác đá diễn ra liên tục và kéo dài trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể địa hình và sinh thái cảnh quan của khu vực.

a. Địa hình

Trước khi khai thác đá, trong khu vực mỏ đá là các khối núi đá vôi đồ sộ, bề mặt chưa bị biến dạng, với cảnh quan núi đá vôi đồ sộ. Riêng ở khu vực xung quanh, địa hình là các quả đồi, bãi đất trống hoặc đồng bằng.

Tuy nhiên, từ khi mỏ đá đi vào khai thác đã làm thay đổi đáng kể địa hình.Các khối núi đá vôi bị phá huỷ với tốc độ nhanh, các đỉnh núi đá vôi bị san bằng. Hiện tại, ở các khối núi đá trên địa phương đều đã bị biến đổi hoàn toàn do khai thác đá mạnh và khu vực đồi núi, đồng ruộng xung quanh đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Đối với mỏ đá Hoàng Mai, nó nằm trên dãy núi thấp kéo dài ở phía bắc của huyện, mỏ đá có màu xanh, sạch dùng để sản xuất xi măng xây dựng, với nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, quá trình sản xuất diễn ra mạnh mẽ, khoảng 30 năm sau tại đây sẽ trở thành những bãi đất trống, và các ao hồ …Theo thống kê mỗi ngày có khoảng 1000 m3 đá bị nổ tung, khoét sâu cả một góc núi đá, trong vòng 30 nữa sẽ mất hơn 10 triệu m3 đá, có thể nó sẽ biến mất hoàn toàn.

Đối với mỏ đá Lèn Trụ Hải, đây là khu vực núi đá vôi rất rộng và trải dài nằm sát trên quả đồi nằm ở phía tây của xã Quỳnh Văn. Đây là mỏ đá có trữ lượng lớn và khá đồ sộ, tuy nhiên từ khi khai thác đá, bề mặt mỏ đá bị san bạt, một phần quả đồi bị đào xới và san bằng để làm đường cho xe chở đá ra vào mỏ, vì vậy địa hình khu vực này đang bị biến dạng. Dự kiến trong khoảng 30 năm sau mỏ đá bị mất hoàn toàn.

Tại Mỏ đá Lèn Chùa xã Quỳnh Xuân, đây là khu vực núi đá mọc lên giữa cánh đồng, từ khi hoạt động khai thác đá diễn ra mạnh mẽ thì núi đá hoàn toàn biến dạng, là mỏ đá vôi sạch, chất lượng tốt nên được ưa chuộng. Mỗi ngày xe tải ra vào chở đá rất nhiều và sản xuất liên tục, hiện tại núi đá đã bị san bạt hết phần đỉnh, chỉ còn phần chân và đang khai thác sâu xuống tầng dưới, dự kiến khoảng 5 năm nữa núi đá này sẽ biến mất hoàn toàn và trở thành các ô trũng hoặc bãi đất phẳng.

Khu vực xung quanh các mỏ đá, địa hình chủ yếu đồi thấp hoặc đồng bằng, từ khi hoạt động khai thác đá diễn ra nó đã tác động không nhỏ đến địa hình xung quanh

Hình 3.1 Đất đá thải ảnh hưởng đến đồng ruộng ở xung quanh mỏ đá Lèn Chùa -Quỳnh Xuân. (Ảnh chụp ngày 15/04/2013)

Như vậy, hoạt động khai thác đá đã làm biến đổi hoàn toàn địa hình, nhiều diện tích đất đồi núi và đồng bằng không còn nguyên vẹn như trước.

b. Đối với cảnh quan sinh thái - Ở khu vực mỏ đá

Trước khi khai thác, trên các dãy núi đá vôi có nhiều loài cây bụi phát triển, chúng bám trên lớp đất mỏng xen kẽ giữa các lớp đá, và có cả một số loài động vật hoang dã sinh sống. Tuy nhiên dưới các tác động của việc khai thác đá, các tầng đất mỏng bị cuốn trôi theo các tầng đá, các loài cây bụi bị biến mất dần dần, làm mất đi cảnh quan nguyên sinh của nó .

- Ở khu vực xung quanh mỏ đá

Ở xung quanh các mỏ đá, chủ yếu là các rừng thông, rừng cây và có cả đồng lúa. Khi hoạt động khai thác đá chưa diễn ra trên các vùng này, cây cối phát triển xanh tốt, tuy nhiên sau khi đã khai thác đá cây cối bị chặt phá nhiều để mở rộng mặt bằng mỏ và đường giao thông, cảnh quan bị thay đổi, các khe suối bị vùi lấp, đất đai trở nên bạc màu và khô cằn, đất canh tác của người dân bị thu hẹp, các cánh đồng lúa xung quanh bị ảnh hưởng.

Như vậy, ta thấy hoạt động khai thác đá ảnh hưởng tiêu cực đến địa hình và cảnh quan sinh thái của khu vực, phần lớn địa hình và cảnh quan đều bị biến đổi trở thành vùng đồi trọc, bãi đất trống. Điều này, sẽ làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường xung quanh, khi các diện tích rừng, cây cối mất đi, bụi và các khí thải sẽ phát tán ra bên ngoài và ảnh hưởng đến khu vực dân cư sinh sống.

Hình 3.2 Một số loài cây bụi nhỏ nằm trên các vách đá – mỏ đá Lèn Trụ Hải, xã Quỳnh Văn ( Ảnh chụp ngày 9/4/2013)

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu nghệ an những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)