Các biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu c ực của hoạt động khai thác đá

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu nghệ an những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC ĐÁ ĐẾN MÔI TƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

3.4. Các biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu c ực của hoạt động khai thác đá

Quá trình khai thác đá ở các mỏ đá đã gây ra những tác động tiêu cực làm suy thoái các thành phần môi trường khu vực, đặc biệt là môi trường không khí, đất, sinh thái cảnh quan và kinh tế xã hội. Trong quá trình khai thác, đã gây ra tiếng ồn, chấn động và thải ra nhiều chất độc hại. Tuy nhiên việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường chưa mang tính tích cực và triệt để nên hiệu quả rất thấp. Nhằm từng bước giảm thiểu tác động môi trường để phát triển sản xuất bền vững, trong thời gian tới các cơ sở khai thác đá cần thực hiện các biện pháp sau:

3.4.1 Biện pháp khống chế ô nhiễm ở các mỏ khai thác đá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

a. Ô nhiễm do bụi

Các cơ sở khai thác đá cần thường xuyên kiểm tra, nâng cấp các tuyến đường vận chuyển, tưới ẩm tại các vị trí gây bụi ở khu vực khai trường và dọc đường vận chuyển sản phẩm để hạn chế bụi phát tán vào không khí.

Tại các mỏ khai thác đá, phải có biển cấm, hàng rào bao quanh, khi nổ mìn phải thực hiện theo đúng quy định về thời gian. Nổ mìn có khối lượng thuốc nổ vừa đủ, sử dụng loại vật liệu nổ phù hợp để giảm bớt khói mìn và bụi phát sinh.

b. Ô nhiễm do chất đổ thải

Phải có kế hoạch thu gom các chất thải rắn và nước thải tại khu vực khai thác.

Trong quá trình khai thác các loại máy móc, thiết bị lâu ngày không được bảo trì, thường thải ra sân bãi các chất dầu nhờn, khi gặp nước mưa sẽ chảy lan ra các khu vực xung quanh và có thể ngấm xuống đất.

Áp dụng công nghệ mới trong khai thác, chế biến để tận thu triệt để các loại sản phẩm tại khu mỏ. Điều này góp phần đáng kể vào việc giảm chất thải ra môi trường.

c. Ô nhiễm do tiếng ồn

Sử dụng phương tiện vận chuyển tiên tiến để giảm thiểu tiếng ồn, tránh rơi vãi vật liệu. Đó là sử dụng các loại ô tô tải, nghiêm cấm triệt để các loại xe công nông, xe thô thơ, xe bò... để chở đá vì nó gây tiếng ồn lớn và lượng đất đá bị rơi vãi nhiều.

Đối với các máy móc, thiết bị tại mỏ đá như máy xay, máy nghiền đá, máy khoan... phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng để khai thác có hiệu quả, giảm tiếng ồn.

3.4.2. Biện pháp khống chế tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên a. Môi trường đất

Hoạt động khai thác đá thường sử dụng diện tích đất lớn để đặt hệ thống máy móc, thiết bị và quá trình vận chuyển ... nó phần nào đã tác động đến diện tích đất tự nhiên, làm xói mòn, ô nhiễm chất đất. Vì vậy các biện pháp đặt ra đó là:

Nghiêm cấm mọi hành vi xả chất độc hại xuống các vùng trũng, hoặc dùng đất đã bị ô nhiễm của khu mỏ để san lấp các mặt bằng của khu vực dân cư sinh sống.

Hạn chế dầu mỡ rò rĩ từ các thiết bị, máy móc tránh nước mưa cuốn trôi đến các khu vực xung quanh.

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và phát động các chiến dịch bảo vệ môi trường cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong cơ quan cũng như người dân sống quanh khu vực khai thác.

b. Môi trường nước

Các cơ sở khai thác tại khu mỏ đá cần xây hố lắng xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; xây bải thải, làm bờ ngăn chất thải rắn.

Vào mùa mưa lũ, nước chảy tràn qua mỏ cuốn theo chất thải rắn từ quá trình khai thác, chất thải rắn sinh hoạt không được thu xử lý, phát tán ra môi trường đất gây ô nhiễm, nước thải, dầu mỡ rò rỉ từ các loại máy móc hòa vào nước mặt gây ô nhiễm, khi chất thải rắn bị rữa lũa, hòa tan ngấm xuống làm ô nhiễm nước ngầm.

c. Môi trường không khí

Hoàn thổ, trồng cây xanh để cải tạo đất và hoàn phục môi trường. Việc trồng cây xanh xung quanh khu vực mỏ đá, dọc các đường vaanh chuyển sẽ làm giảm được tác hại của bụi vào không khí.

Các cấp có thẩm quyền thường xuyên thanh tra, kiểm tra và có biện pháp xử lý khi chủ đầu tư không thực hiện đúng bản cam kết bảo vệ môi trường.

3.4.3. Đối với người lao động làm việc tại mỏ

Để tránh được các sự cố tai nạn lao động xảy ra trong quá trình khai thác đá, các doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp như sau:

- Đối với cán bộ quản lí và điều hành

Phải nắm được các quy trình, công nghệ khai thác đá, nắm được các luật lệ của nhà nước về khai thác khoáng sản để áp dụng cho hoạt động sản xuất tại mỏ.

Thường xuyên học tập và trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác về cách thức tổ chức, làm việc đảm bảo an toàn, biết đúc rút kinh nghiệm thực tế để tập huấn cho công nhân tại mỏ và có biện pháp xử lí kịp thời khi có sự cố xảy ra.

- Đối với công nhân làm việc tại mỏ

Phải đào tạo và tập huấn kĩ thuật khoan, nổ mìn, bảo trì máy móc, quy trình khai thác an toàn thì mới cho làm việc tại mỏ

Khi nổ mìn phải thực hiện theo đúng giờ giấc đã quy định của mỏ, thông báo cho công nhân làm việc tránh mìn và ẩn nấp kín đáo để tránh văng đá, bắn đá và người.

Khi làm việc phải có bảo hộ lao động cho công nhân và có chế độ bảo hiểm và định kỳ khám sức khoẻ cho công nhân.

Quá trình khai thác cần sử dụng phương pháp khai thác lớp xiên gạt để đảm bảo an toàn lao động. Sử dụng phương pháp này sẽ tránh được sự sụt lún ở chân mỏ, hạn chế sập đá.

Quá trình khai thác cần sử dụng phương pháp khai thác lớp xiên gạt chuyền để đảm bảo an toàn lao động. Sử dụng phương pháp này tránh được sự sụt lún ở chân mỏ, hạn chế sập đá.

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu nghệ an những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)