Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ có thể hạn chế những tác động tiêu cực và tận dụng những tác động tích cực của nó mà không thể kiểm soát được hoàn toàn yếu tố này, cụ thể là:
a.Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm lãi suất ngân hàng, lạm phát, dân số, cán cân thanh toán, chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp,…Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp, nhưng vì nó mang tính chất vĩ mô nên doanh nghiệp cần nhận biết, phân tích tốt để giúp doanh nghiệp có thể hoạch định đúng, phòng tránh được các rủi ro, nắm bắt được các cơ hội nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
b. Môi trường pháp lý: Đây cũng là một nhân tố mang tính chất vĩ mô và có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp bởi nếu xem kinh doanh là một trò chơi thì thì pháp luật được ví như luật chơi, có hiểu rõ luật chơi mới có thể chơi được sau đó mới là lỗ lực, cố gắng để giành chiến thắng xem như hiệu quả kinh doanh. Môi trường pháp lý thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
- Hiến pháp, hệ thống các luật, pháp lệnh, nghị định,… có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ trao đổi, thương mại của doanh nghiệp.
- Các hình thức bảo vệ người tiêu dùng.
- Hệ thống các công cụ chính sách của Nhà nước định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ chế điều hành của Chính Phủ có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
c.Môi trường văn hóa xã hội: Các nhân tố văn hóa xã hội gồm dân số, tôn giáo, tập quán tiêu dùng, trình độ văn hóa, thị hiếu khách hàng, mức sống của dân cư,… Văn hóa xã hội là nhân tố rất được các doanh nghiệp rất quan tâm khi thực hiện kinh doanh tại một địa bàn nào đó, bởi kinh doanh là bán cái mà người khác cần chứ không phải bán cái mà mình có. Nếu cái mà doanh nghiệp có không phù
hợp với văn hóa xã hội tại địa bàn cần hướng tới (ví dụ như không phù hợp về tôn giáo, thị hiếu, thu nhập) thì cái mà doanh nghiệp có khó có thể được chấp nhận ở đây.
d. Môi trường công nghệ, kỹ thuật: Công nghệ, kỹ thuật đóng vai trò rất quan trong đối với doanh nghiệp. Nếu công nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ giúp tăng năng suất lao động của doanh nghiệp, chi phí giảm trong khi chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá bán sản phẩm có thể được cải thiện điều này ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp không chú trọng, cập nhật, thay đổi công nghệ, kỹ thuật cho phù hợp với thời đại thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lạc hậu, chi phí bỏ ra sẽ là quá lớn mà doanh thu lại sụt giảm đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
e. Các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ canh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và các đối thủ canh tranh gián tiếp, đối thủ cạnh tranh hiện có và đối thủ canh tranh tiềm tàng. Các đối thủ canh tranh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, làm thay đổi chính sách giá cả, marketing, tổ chức...của doanh nghiệp biểu hiện bề ngoài là số lượng sản phẩm được tiêu thụ, thị phần của doanh nghiệp thay đổi.
Bên cạnh các nhân tố khách quan nêu trên còn phải kể đến một số nhân tố khác như: Tính thời vụ kinh doanh trong, mức độ tin cậy của người tiêu dùng (nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp) từ đó đặt ra chiến lược, chiến thuật, các chính sách giá cả, marketing, tổ chức,... của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
1.1.4.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại, bên trong doanh nghiệp, đây là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể quản trị được chúng để đạt được mục tiêu đã đề ra như:
a.Tình hình tài chính của doanh nghiệp: đây là nhân tố không thể tách rời với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là cái gốc cần phải lắm chắc nếu muốn quản trị tốt doanh nghiệp. Hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp là đã cơ bản hiểu được cơ bản tình hình của doanh nghiệp mạnh hay yếu, phát triển bền
vững hay đứng trước bờ vực phá sản. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh nghĩa là đang đi đúng hướng và kinh doanh có hiệu quả, cần vận dụng tốt ưu điểm này để tạo nền tảng và đà cho những bước, giai đoạn phát triển tiếp theo như chiến lược, chiến thuật đã được doanh nghiệp đề ra.
b. Sản phẩm, hàng hóa: Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng, các tính năng của sản phẩm, hàng hoá do vậy các doanh nghiệp tìm cách phân khúc thi trường để giá cả hàng hoá, sản phẩm của mình phù hợp với chất lượng, và các tính năng của nó. Cần xem xét hàng hoá, sản phẩm ở hai mặt:
- Mặt vật chất: Mặt vật chất bao gồm những đặc tính lý hóa, kể cả những đặc tính của bao gói với chức năng giữ gìn và bảo quản hàng hóa đó của nó.
- Mặt phí vật chất: Mặt này bao gồm những đặc tính như tên gọi, nhãn hiệu, biểu tượng, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng,…
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng lên, có những nhu cầu là hữu hình nhưng lại có những nhu cầu là vô hình. Do vậy để có thể đáp ứng tốt cho người tiêu dùng doanh nghiệp doanh nghiệp luôn phải lắm bắt thị hiếu của họ để có phương án kinh doanh hợp lý trong nền kinh tế thi trường cạnh tranh khốc liệt.
c. Lực lượng lao động: Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò trọng tâm và then chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì, trình độ, năng lực, thái độ tích cực của người lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động góp phần vào kết quả sản xuất kinh doanh đề ra. Do đó để năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh doanh cao doanh nghiệp phải bố trí công việc phù hợp với độ tuổi, chuyên môn, năng lực, tâm sinh lý cũng như các yếu tố phù hợp về mặt địa lý, địa phương,… của người lao động.
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ quyết định quan hệ lao động. Nếu cơ sở vật chất tốt sẽ là yếu tố quan trọng tạo ra khả năng sinh lời của tài sản.
e. Chiến lược và sách lược kinh doanh: Chiến lược hay kế hoạch dài hạn hay tầm nhìn là cái mà doanh nghiệp phải xây dựng ngay từ đầu nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững. Bởi, một chiến lược tốt sẽ tạo ra sự khác biệt, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có như vậy mới tồn tại và phát triển trong nền
kinh tế thi trường hội nhập đầy thách thức và khó khăn. Chiến lược có thể chia làm chiến lược tổng thể và các chiến lược bộ phận. Với chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường và chính sách giá cả hợp lý,… sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, tăng doanh thu, đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
f. Chất lượng phục vụ: Chất lượng phục vụ góp phần vào thương hiệu, nâng cao lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Do đó mặc dù nâng cao chất lượng phục vụ sẽ tăng chi phí kinh doanh, song nếu chất lượng phục vụ tốt sẽ làm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng thi phần và góp phần vào tăng doanh thu hơn nữa đây là yếu tố có thể mang lại những doanh thu tốt mà ban đầu doanh nghiệp cũng không thể nhìn hết thấy được, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.